L 2 lượng vượt quá, mm i số lần cắt
c) Sự triệt tiêu của góc sau pháp tuyến αM:
Theo (10.58), ta thấy rằng tại các điểm của biên dạng dao mà tiếp tuyến tại các điểm này thẳng góc với đường tâm dao phay thì góc ϕ=0, do đó α M
cũng bằng 0. Như vậy tại các điểm
N
này điều kiện cắt rất xấu. Ví dụ như trên dao phay hớt lưng hình bán nguyệt (hình 10.20), các điểm B và C có góc sau pháp tuyến bằng 0. Để đảm bảo góc sau pháp tuyến một giá trị tối thiểu khoảng 2÷30, người ta có thể thay đổi biên dạng lưỡi cắt một ít bằng cách thay các cung BD và CE bởi các đoạn thẳng DF và EG mà các đoạn này là tiếp tuyến với cung DAE lần lượt tại D và E như hình 10.20. Ngồi ra người ta cũng có thể thực hiện hớt lưng nghiêng với phương chuyển động của dao tiện hớt lưng tạo một góc τ với phương thẳng góc với trục dao phay (hình 10.21). Như vậy khi mài sắc lại biên dạng của dao sẽ hẹp dần nên cách này chỉ thường sử dụng cho các dao phay định hình hớt lưng dùng gia cơng thơ.
10.6.3.7 Kết cấu dao phay hớt lưng
Các yếu tố kết cấu của dao phay hớt lưng được thể hiện trên hình 10.22, ta có thể tóm tắt như sau:
Hình 10.20: Cải thiện góc sau pháp tuyến Hình 10.21: Hớt lưng nghiêng dao phay
a)Đường kính dao phay D:
D= 2(H+m)+ d (10.59)
d - đường kính lỗ, được chọn trên cơ sở đảm bảo độ bền và độ cứng vững của trục gá. m - chiều dày thân dao phay, có thể lấy m= (0,5÷0,3)d, như vậy: D1= (1,6÷2)d.
H - chiều cao răng, H= h+ K+ r; trong đó h là chiều cao phần được hớt lưng được tính
như sau: h=hct+(1÷1,5)mm với hct là chiều cao biên dạng chi tiết, K là lượng hớt lưng, r là bán kính đáy rãnh thường lấy từ 1 đến 5 mm phụ thuộc vào đường kính dao phay. rãnh thường lấy từ 1 đến 5 mm phụ thuộc vào đường kính dao phay.
b)Số răng dao phay Z:
Để đảm bảo chỗ thoát cho dao tiện hớt lưng (hoặc cho đá mài hớt lưng nếu có mài hớt lưng), đảm bảo chiều rộng chân răng C (hình 10.22) cho răng dao đủ bền và có thể mài sắc dao lại được nhiều lần và cuối cùng là do hạn chế của đường kính dao phay, ta phải chọn số răng dao phay hớt lưng ít hơn so với dao phay răng nhọn. Có thể chọn số răng dao phay Z theo đường kính dao phay D như bảng sau:
Bảng 10.2: Lựa chọn số răng dao phay theo đường kính dao phay
D(mm) đến 40 40÷45 50÷55 60÷75 80÷105 110÷125 130÷140 150÷230
Z 18 16 14 12 11 10 9 8
c) Hình dạng răng và rãnh:
Cạnh sau của răng phải nghiêng so với đường O-III (hình 10.22) một góc ϕ6=15÷200 để làm dày chân răng nhằm đảm bảo chân răng có thể đủ bền dưới tác dụng của lực vòng cho đến lần mài sắc cuối cùng. Như vậy góc rãnh θ được tính như sau: nhằm đảm bảo chân răng có thể đủ bền dưới tác dụng của lực vòng cho đến lần mài sắc cuối cùng. Như vậy góc rãnh θ được tính như sau:
θ = ϕ6 + ϕ3 + ϕ4 + ϕ1
(10.60)
Trong đó ϕ1 là góc dao tiện hớt lưng vào sớm để tránh đỉnh răng dao phay bị chèn dập do dao vào muộn, ϕ3 là góc dao tiện ra muộn để tránh tạo thành gờ trên lưng răng khi dao rút sớm, thường thì ϕ1+ϕ3=1÷20, do đó (10.60) sẽ trở thành:
θ = ϕ4 + (16 ÷ 22 )
(10.61)
0
Góc ϕ4 có thể được xác định từ điều kiện hớt lưng: ứng với hành trình làm việc của cam (cam quay một góc ϕp như hình 10.17),
dao phay sẽ quay góc ϕ5 (từ O-I đến O-IV ở hình 10.22);
ứng với hành trình chạy khơng của cam (cam quay một góc ϕx như hình 10.17), dao phay sẽ quay góc ϕ4 (từ O-IV đến O-V ở hình 10.22). Tỉ số ϕ4/ϕ5 phụ thuộc vào loại cam. Trong thực tế người ta dùng cam 900