Thông tin về bất động sản đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam (Trang 75 - 79)

Khoản mục Quyến sử

dụng đất Nhà …. Tổng cộng

Nguyên giá bất động sản đầu

Số dư đầu năm - Xây dựng mới - Tăng do sáp nhập

dở dang - Tăng khác

- Phân loại lại (chi tiết cho từng trường hợp)

- Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác

Số dư cuối năm

Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm

- Khấu hao trong năm - Tăng do sáp nhập - Tăng khác

- Phân loại lại (chi tiết cho từng trường hợp)

- Thanh lý, nhượng bán - Giảm khác

Số dư cuối năm

Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư

Số dư đầu năm Số dư cuối năm

Trong đó: nội dung về tăng khác, giảm khác có thể chi tiết ra thêm trong bảng này nếu thơng tin đó ảnh hưởng trọng yếu trong BCTC

Một vấn đề khác đặt ra là hiện Việt Nam chưa có chuẩn mực hướng dẫn đối với TSCĐ, bất động sản đầu tư bị hư hỏng hay bị lạc hậu về kỹ thuật, hay vì vấn đề thị trường không sử dụng được nữa hay bị giảm giá trị. Chỉ khi TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại mới được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Trừ khi tài sản được đánh giá lại, giá trị lỗ này chỉ phát hiện khi tài sản được bán đi. BCTC lúc này liệu

có trung thực? IASB đã ban hành hẳn một chuẩn mực về tổn thất tài sản (IAS 36) theo đó doanh nghiệp được xác định phần tổn thất tài sản, một khoản lỗ do giảm giá trị tài sản phát sinh khi giá trị có khả năng thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ của nó. Lỗ do giảm giá trị tài sản được ghi nhận ngay trong hoạt động kinh doanh. Hiện khơng ít tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, chất lượng kém đã khiến Chính phủ phải lên tiếng và chấn chỉnh việc này. Các tài sản đó sẽ trình bày như thế nào trên BCTC khi rơi vào trường hợp này? Chúng sẽ gây méo mó như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khi sự chênh lệch là rất lớn. Do đó cần thiết phải ban hành chuẩn mực này nhằm giúp BCTC trung thực hơn và giúp nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Khi chưa có chuẩn mực hướng dẫn như hiện nay, chúng tơi kiến nghị các doanh nghiệp phải thuyết minh bổ sung nội dung này trong TMBCTC nêu rõ tài sản, trị giá ghi sổ và sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị có khả năng thu hồi.

Ý kiến đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Kết quả của q trình đầu tư

xây dựng cơ bản có thể là TSCĐ, có thể là bất động sản đầu tư,… nên nội dung này cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm của người sử dụng báo cáo. Không cần phải thuyết minh quá chi tiết thành bảng biểu như TSCĐ, bên cạnh việc thuyết minh như yêu cầu của quyết định 15, chúng tôi kiến nghị doanh nghiệp thuyết minh thêm chi tiết về tình hình biến động tổng giá trị của chi phí này, và về chi phí lãi vay được vốn hóa trong chi phí xây dựng cơ bản dở dang bởi thơng tin này thực sự đã khiến thông tin hữu ích hơn rất nhiều và hiện cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuyết minh trong thực tế.

Ý kiến đối với chi phí đi vay: Thực tế hiện nay cho thấy lãi suất của các khoản vay USD thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay VND (ví dụ: lãi suất lãi vay USD ngắn hạn cuối năm 2012 của công ty REE chỉ giao động từ 2,4%-5% trong khi đó vay VND lại giao động từ 10%-12,9%). Nhưng khi doanh nghiệp vay USD để đầu tư xây dựng tài sản dở dang phải chấp nhận rủi ro rất lớn về tỷ giá khi VND bị mất giá. IAS 23 quy định chi phí đi vay bao gồm cả chênh lệch tỷ giá phát sinh từ

các khoản vay bằng ngoại tệ, xác định những chênh lệch này là một khoản điều chỉnh vào chi phí lãi vay theo đó nó sẽ được vốn hóa khi thỏa mãn yêu cầu vốn hóa của chi phí đi vay. Lúc này chi phí được tính vào tài sản sẽ phù hợp với doanh thu của các kỳ tương lai. Do đó VAS 16 cần bổ sung thêm nội dung này vào chi phí đi vay và điều chỉnh lại nội dung ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đối trong VAS 10 và từ đó cũng hịa hợp hơn với chuẩn mực quốc tế.

Ý kiến đối với vay và nợ ngắn hạn, vay và nợ dài hạn: Người sử dụng báo cáo luôn dành một sự quan tâm nhất định đến các khoản vay của doanh nghiệp. Bởi vậy mà trong thực tế thuyết minh, các doanh nghiệp thường chi tiết thêm thông tin liên quan đến các khoản vay này bên cạnh thơng tin trình bày theo yêu cầu của quyết định 15. Để thuận tiện hơn trong việc theo dõi chúng tôi kiến nghị nên thêm yêu cầu nhóm các khoản vay đến hạn thành từng nhóm (trong vịng 1 năm, 1 -> 2 năm, 2 -> 5 năm, trên 5 năm) từ đó giúp người sử dụng báo cáo có cái nhìn khái qt hơn về các khoản vay này; và yêu cầu doanh nghiệp trình bày thêm thơng tin chi tiết những khoản vay về mặt: trị giá, hạn mức vay, loại tiền tệ, lãi suất, thời gian đáo hạn, kỳ hạn thanh toán, tài sản thế chấp… khi xét thấy điều này có ảnh hưởng trọng yếu trong BCTC. Ví dụ như trường hợp của trái phiếu chuyển đổi phải được thuyết minh thật chi tiết các thông tin về số lượng trái phiếu, mệnh giá, lãi suất danh nghĩa, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ chuyển đổi thành cổ phiếu,…

Ý kiến đối với dự phòng phải trả, nợ tiềm tàng: Dù dự phịng phải trả khơng

được yêu cầu phải thuyết minh trong phần thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán như trong quyết định số 15. Nhưng khi thơng tin này có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì cần thiết phải được thuyết minh. Việc thuyết minh sẽ theo như yêu cầu trong VAS 18 về các khoản dự phòng, tài sản và tiềm năng từ đoạn 79 đến đoạn 87. Trong thực tế, vẫn có doanh nghiệp nhập nhằng giữa nội dung về nợ tiềm tàng và dự phòng. Để tránh sự phân định chưa rõ ràng giữa hai nội dung này, chúng tôi xin khái quát cách phân loại chúng trong sơ đồ sau:

Khởi đầu

Nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy raKHƠNG Có khả năng phát sinh nghĩa vụKHƠNG

CĨ CĨ

Có khả năng xảy ra sự mất đi của nguồn lực?KHÔNG Khả năng xảy ra là rất ít? CĨ

CĨ KHƠNG

KHƠNG (hiếm khi)

Ước tính có đáng tin cậy khơng?

Dự phịng

Nợ tiềm tàng Khơng làm gì

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w