Đối với đa số các mơn học, “bài tập là tiêu chuẩn đánh giá tình hình nắm bắt nội dung bài học
của HS, vì vậy mỗi HS đều phải nghiêm túc thực hiện, khơng thể làm theo kiểu đối phĩ qua loa” [51, tr.115]. Đối với làm văn, việc làm bài tập của HS càng quan trọng hơn, nĩ khơng chỉ là tiêu chuẩn để
đánh giá tình hình nắm bắt bài học của HS mà là phần quan trọng nhất của bài học, việc nắm vững lí
thuyết bài học chỉ là một phần, HS phải làm bài tập, phải rèn luyện mới cĩ thể thành thạo các kỹ năng
để đáp ứng yêu cầu của một bài văn. “Đối với mơn Văn cũng như mơn Tốn học đi đơi với hành là
việc trực tiếp, cấp bách, tức khắc, kết quả của làm chứng minh cho kết quả của học. Học Tốn và làm Tốn sai là học Tốn kém. Học Văn mà làm văn kém tức là học Văn dở.” [46, tr.85]. Và vì vậy hệ thống bài tập là phần khơng thể thiếu để luyện tập và thực hành làm văn.
Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống bài tập làm văn cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đĩ chịu sự tác động trực tiếp của ba yếu tố là: SGK, GV và HS.Trách nhiệm đầu tiên thuộc về SGK, đĩ là việc thiết kế, biên soạn một hệ thống bài tập phù hợp, nhưng sử dụng nĩ như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào GV và HS, ngược lại tình hình và hiệu quả sử dụng của HS lại chịu sự tác động từ SGK. Đĩ là mối quan hệ nhiều chiều, cĩ sự liên hệ chặt chẽ và cĩ sự tác động qua lại lẫn nhau. Theo nhà văn Nguyễn Khắc Phục (Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ, ngày 3 – 9 – 2007) “Tất cả phải bắt đầu từ SGK. Khơng phải ngẫu nhiên mà nước Nhật quan tâm sửa chữa từng chữ trong SGK (tơi chưa bàn đến chỗ đúng sai
ở chỗ sửa của họ), khơng phải vơ tình mà tổng thống Nga Vladimir Putin thành lập lại bộ Tu thư SGK
nước Nga để đánh giá lại tất cả SGK lịch sử từ thời Stalin đến nay. Tất cả các nước hiện nay đều cực kỳ nhạy cảm với mỗi thay đổi nhỏ nhất của SGK. Đơn giản vì đĩ là nơi khẳng định giản dị, chắc chắn và hiệu quả nhất về những giá trị của dân tộc mình.”
Như vậy cĩ thể thấy, cĩ một hệ thống bài tập làm văn tốt từ SGK là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả sử dụng chúng. Với một số lượng bài tập quá nhiều và nặng về lí thuyết như hệ thống bài tập làm văn của chương trình CCGD hiệu quả sử dụng là rất hạn chế, thậm chí nhiều bài tập trong đĩ
khơng hề được sử dụng, HS khơng cĩ khái niệm về bài tập làm văn, các em chỉ biết đến bài kiểm tra làm văn, ngay cả GV cũng chưa cĩ quan niệm đúng đắn về việc thực hiện bài tập làm văn của HS như bài tập của các mơn học khác . Đặc biệt là ở lớp 12, phải chịu áp lực về những kì thi quan trọng, GV và HS chỉ tập trung vào những bài giảng văn, đọc – hiểu tác phẩm văn học, cung cấp những kiến thức về văn học mà hầu như bỏ hẳn những tri thức và kĩ năng làm văn. Trong khi đĩ theo đánh giá của chúng tơi, hệ thống bài tập làm văn lớp 12 CCGD được biên soạn tốt hơn, cụ thể, thiết thực và mang tính thực hành rõ hơn so với lớp 10, 11. Đây là một nghịch lí mà chúng ta cịn tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ trong nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên sâu khác.
Theo khảo sát của chúng tơi, trong giờ học làm văn, GV cĩ giao bài tập cho HS, hoặc là làm tại lớp hoặc là về nhà, cĩ cả hướng dẫn cho HS làm bài nhưng việc kiểm tra bài tập được giao lại bị bỏ sĩt. HS cũng từ đĩ dần dần lơ là rồi bỏ qua hẳn việc làm bài tập làm văn, bởi vì các em khơng thể thấy
được tác dụng và vai trị của nĩ khi mà cả thầy cơ cũng khơng quan tâm.
Tình trạng này được khắc phục, cải thiện rõ rệt trong chương trình mới. Bài tập làm văn trong SGK mới với những ưu điểm về tính thực hành, rèn luyện các kĩ năng làm văn một cách sinh động, cụ thể với hệ thống ngữ liệu phong phú, số lượng bài tập vừa đủ, vừa sức nên đã được sử dụng tốt hơn, cĩ hiệu quả hơn, đã phát huy được chức năng thực hành vốn cĩ của nĩ.Vì với một số lượng bài tập vừa phải như vậy, giờ học hình thành lí thuyết lại chủ yếu là thực hành nên GV cĩ thể hướng dẫn HS làm một số bài tập tại lớp, bài tập về nhà vì vậy cũng khơng quá nhiều, vì vậy việc kiểm tra của GV cũng dễ dàng và ít mất thời gian hơn. Hơn nữa, cùng với việc thay SGK là tổ chức các lớp học bồi dưỡng GV, bổ sung những phương pháp dạy học mới, phổ biến những quan niệm mới trong dạy học Văn, giúp GV cĩ điều kiện tiếp cận SGK một cách tốt nhất và cĩ phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Thế hệ HS sử dụng SGK mới vốn đã được tiếp xúc, làm quen với chương trình và phương pháp dạy học mới từ bậc THCS nên các em cũng khơng gặp nhiều khĩ khăn khi sử dụng SGK.
Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện bài tập làm
văn trong SGK. Vì vậy hiệu quả sử dụng bài tập đã được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như chúng ta mong đợi, HS vẫn chưa đạt đến mức độ thành thục hết các thao tác, kĩ năng làm văn, bằng chứng là HS vẫn lúng túng khi gặp một đề văn lạ hoặc những bài làm văn nghị luận văn học về những tác phẩm khơng cĩ trong chương trình. Điều này cịn thể hiện trên bài viết làm văn của các em, dù đã được thực hành, thực hiện những bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn và cĩ thể làm rất tốt nhưng khi vận dụng những kĩ năng này vào bài viết các em lại gặp nhiều khĩ khăn. Trong khi đĩ mong muốn của chúng ta là HS cĩ thể làm được những đề văn lạ, hay, sáng tạo và khơng cĩ trong chương trình. Chỉ khi nào làm được điều đĩ thì dạy học làm văn mới thực sự cĩ hiệu quả, phát huy được tác dụng và đạt được mục đích của mình.
Cùng với sự phát triển nhanh chĩng của khoa học – kỹ thuật, tri thức tăng, tốc độ đổi mới của kiến thức khoa học cũng nhanh đến mức chĩng mặt. Nghiên cứu khoa học cho thấy, thời gian “lão
hĩa” của vật lý là 4 – 6 năm, hĩa học là 2 – 3 năm, thời gian thay đổi của phần cứng điện tử là 1 – 2 năm, phần mềm là nửa năm đến 1 năm. Từ đĩ cĩ thể thấy kiến thức của con người bị lạc hậu tương đối nhanh và thế giới tri thức là vơ cùng, vơ tận.Vì vậy điều quan trọng khơng phải là HS học gì, những tác phẩm văn học cĩ giá trị trong khoảng thời gian ngắn ngủi của những năm cắp sách đến trường HS khơng thể nào cĩ thể học hết, những bài văn nghị luận cũng khơng chỉ để sử dụng trong trường học, cho nên vấn đề quan trọng là HS học như thế nào, học để suốt cả cuộc đời các em cĩ thể tự học, tự bổ sung, hồn thiện tri thức của mình. Nĩi như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “lúc ra đời, lúc phải nĩi, phải viết, thì đĩ là trước cảnh ngộ và sự cần thiết diễn tả những điều xa lạ vơ cùng với sách vở nhà
trường, và vì vậy chủ yếu là diễn tả cái gì mình suy nghĩ,mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nĩi” [45, tr.68].
Cũng trên quan điểm đĩ, đối với dạy học làm văn, điều quan trọng nhất là học các kĩ năng làm văn để cĩ thể làm được bất cứ đề văn nào mà khơng bị phụ thuộc vào những kiến thức văn học đã học hoặc chưa học. Qua đĩ cịn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, động viên, khích lệ các em tự bộc lộ suy nghĩ, tình cảm chân thực của bản thân, tránh hơ hào, tán dương sáo rỗng, sao chép văn mẫu. Do đĩ hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn cũng cĩ thể nĩi là một trong những phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học văn, nĩ cần phải được quan tâm hơn nữa, cần cĩ những điều kiện
tốt nhất để phát huy tối đa tác dụng của mình. Việc sử dụng bài tập làm văn trong SGK cần được đơn
đốc, kiểm tra thường xuyên để bảo đảm việc thực hiện bài tập theo đúng yêu cầu luyện tập.