eGFR Khoảng trống GG GG trung bình p (mL/phút/1,73m2) < +1 ≥ +1 ≥ 60 89,5% (17) 10,5% (2) -1,81 ± 1,71 30–59 70,3% (26) 29,7% (11) 0,22 ± 1,68 < 0,001 < 30 70,8 % (34) 29,1% (14) 0,60 ± 1,46 Tổng 77 27 -0,01 ± 1,76
Thực hiện Crosstab & ANOVA
Nhận xét:
Kết quả cho thấy khi bệnh thận mạn do ĐTĐ tiến triển đến giai đoạn càng muộn theo phân loại của KDIGO 2021 (sử dụng cơng thức ước đốn phối hợp CKD-EPI-ScysC-Scr) thì tỉ lệ bệnh nhân có GG ≥ +1 càng tăng cao so với tỉ lệ bệnh nhân có GG < +1 (p < 0,001).
Giá trị trung bình của khoảng trống GG cũng tăng dần theo các giai đoạn của bệnh thận mạn (theo phân loại CKD của KDIGO 2021), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU4.1.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Trong 104 đối tượng tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi, tỉ số nam/nữ là 52/52. Trong nghiên cứu “Mức lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đư ờng và đái tháo đư ờng típ 2” (2019), tác giả Đặng Anh Đào ghi nhận tỉ lệ nam nữ lần lượt ở 3 nhóm như sau: nhóm chứng (51/64); nhóm tiền ĐTĐ (48/38) và nhóm ĐTĐ típ 2 (72/65) [2]. Trong nghiên cứu của Đỗ Trung Quân và cộng sự (2017) về nồng đ ộ cystatin C huyết thanh và microalbumin niệu trên 132 bệnh nhân ĐTĐ típ 2, tỉ lệ nam là 42,4% và tỉ lệ nữ là 57,6% [9]. So sánh với các nghiên cứu ngoài nước, như nghiên cứu của tác giả Cosson và cộng sự (2013) về mối liên quan giữa khoảng trống GG và mức protein niệu đại thể ở 925 bệnh nhân ĐTĐ típ 2, tỉ lệ nam/nữ là 493/432 [28]. Theo nghiên cứu của tác giả Nayak và cộng sự (2013) trên 3182 bệnh nhân ĐTĐ cả típ 1 và 2, tỉ lệ nam giới là 54,6% [56]. Nghiên cứu của tác giả Rodriguez-Segade và cộng sự (2011) trên 2314 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ghi nhận tỉ lệ nam giới là 48,3% [64]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các tác giả trong và ngoài nước. Điều này cho thấy nghiên cứu của chúng tơi có thiết kế hợp lý và số lượng mẫu đủ lớn, phù hợp với diễn tiến khá tương đồng của bệnh thận mạn ở 2 giới.
Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 66,3 ± 13,6 tuổi. Trong đó, tuổi nhỏ nhất là 36 tuổi và tuổi lớn nhất 93 tuổi. Đa số các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều ở độ tuổi ≥ 40 (97,1%). Theo sự phân chia nhóm tuổi thì nhóm 60-79 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 43,3%, sau đó là nhóm 40 -59 tuổi (43,3%) và nhóm ≥ 80 tuổi (19,2%). Số lượng thấp nhất trong nghiên cứu thuộc
về nhóm < 40 tuổi (2,9%). Trong nghiên cứu “Mức lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đư ờng và đái tháo đư ờng típ 2” năm 2019, tác giả Đặng Anh Đào ghi nhận tuổi trung bình lần lượt ở 3 nhóm như sau: nhóm chứng là 54,72 ± 10,95 tuổi; nhóm tiền ĐTĐ là 55,13 ± 6,65 và nhóm ĐTĐ típ 2 là 57,17 ± 8,84 [2]. So sánh với các nghiên cứu ngoài nước, như trong báo cáo khoảng trống GG là một chỉ số dự báo quan trọng sau khi hiệu chỉnh glycohemoglobin vào năm 2011, tác giả Rodriguez-Segade và cộng sự ghi nhận tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 59,9 ± 10,7 tuổi [64]. Trong nghiên cứu của tác giả Nayak (2013) về sự liên quan giữa khoảng trống GG với tử vong và các biến chứng mạch máu ở ở bệnh nhân ĐTĐ, tuổi trung bình của nhóm có GG âm là 61 ± 18 tuổi; nhóm GG trung tính là 66 ± 14 và nhóm có
GG dương là 64 ± 13, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa 3 nhóm nghiên cứu [56]. Trong nghiên cứu về mối liên quan giữa khoảng trống GG với mức protein niệu đại thể, tác giả Cosson và cộng sự (2013) ghi nhận tuổi trung bình ở các nhóm G-Gap tertile 1 là 57,7 ± 9,6; nhóm G-Gap tertile 2 là 58,7 ± 9,3 và nhóm G-Gap tertile 3 là 57,1 ± 8,9 [28]. Như vậy, nhìn chung nhóm đối tượng tham gia trong nghiên cứu của chúng tơi có đ ộ tuổi trung bình tương
đương với các nghiên cứu khác ở trong nước và quốc tế, trong khoảng 55-65 tuổi. Điều này phản ánh xu hướng tăng khả năng mắc ĐTĐ và b ệnh thận do ĐTĐ khi độ tuổi tăng lên, đồng thời cũng cho thấy nghiên cứu của chúng tơi có thiết kế hợp lý và số lượng mẫu đủ lớn.
Kết quả chỉ số BMI trung bình ở những bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi là 24,0 ± 4,1 kg/m2, trong đó giá trị nhỏ nhất là 15,6 kg/m2 và giá trị lớn nhất là 44,2 kg/m2. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa th ống kê về giá trị trung bình của chỉ số BMI giữa hai giới nam và nữ (p > 0,05). Ở Việt Nam, tác giả Đặng Anh Đào (2019) nghiên cứu về độ lọc cầu thận ước đoán bằng cystatin C huyết thanh trên 338 đối tượng bệnh nhân tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2. Các bệnh
nhân được chia thành 3 nhóm và có giá trị trung bình của chỉ số BMI lần lượt như sau: nhóm chứng là 22,3 ± 1,2 kg/m2, nhóm tiền ĐTĐ là 22,5 ± 1,8 kg/m2, nhóm ĐTĐ típ 2 là 23,4 ± 3,5 kg/m2. Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Anh Đào, chỉ số BMI của nhóm ĐTĐ típ 2 cao hơn nhóm chứng và nhóm tiền ĐTĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [2]. Tác giả Nguyễn Hồng Hà (2020) đánh giá độ lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh trên các đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp. Các bệnh nhân cũng được chia thành 3 nhóm và có giá trị trung bình của chỉ số BMI lần lượt như sau: nhóm khơng có rối loạn đường huyết là 22,7 ± 2,2 kg/m2, nhóm tiền ĐTĐ là 24,4 ± 1,4 kg/m2 và nhóm ĐTĐ típ 2 là 21,3 ± 1,6 kg/m2. Trong đó, các bệnh nhân nam có chỉ số BMI trung bình cao hơn so với các bệnh nhân nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) [4]. Nghiên cứu của tác giả Cosson và cộng sự (2013) trên 925 bệnh nhân mắc ĐTĐ cũng ghi nhận giá trị trung bình của chỉ số BMI là 30,9 ± 6,2 kg/m2 [28]. Tác giả Nayak và cộng sự (2013) ghi nhận BMI trên 3182 bệnh nhân mắc ĐTĐ ở 3 nhóm lần lượt như sau: nhóm có khoảng trống GG âm là 28,8 ± 5,6 kg/m2, nhóm có khoảng trống GG trung tính là 31,8 ± 6,0 kg/m2 và nhóm có khoảng trống GG dương là 34,4 ± 7,4 kg/m2 [56]. Như vậy, các nghiên cứu trên bệnh nhân có bệnh thận do ĐTĐ ở nước ta đều cho kết quả khá tương đồng về giá trị trung bình của chỉ số BMI. Các đối tượng bệnh thận do ĐTĐ đều có xu hướng ở mức thừa cân (BMI ≥ 23 kg/m2 đối với châu Á và ≥ 25 kg/m2 đối với châu Âu). Điều này phản ánh xu hướng béo phì ở các đối tượng mắc ĐTĐ, đồng thời cũng cho thấy nghiên cứu của chúng tơi có thiết kế hợp lý và số lượng mẫu đủ lớn. Trong các nghiên cứu ngồi nước, nhìn chung, giá trị trung bình của chỉ số BMI ở các bệnh nhân ĐTĐ lớn hơn so với các nghiên cứu trong nước. Vấn đề này có thể do ở các nước phát triển, chế độ ăn uống và sinh hoạt có sự khác biệt lớn, tỉ lệ lưu hành các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, ĐTĐ, thừa cân, béo phì cao hơn nên có giá trị BMI lớn hơn các bệnh nhân Việt Nam.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận giá trị trung bình của huyết áp tâm thu là 131,3 ± 18,3 mmHg và huyết áp tâm trương là 74,8 ± 10,7 mmHg. Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Anh Đào (2019) trên trên 338 đ ối tượng, giá trị trung bình của chỉ số huyết áp tâm thu trong 3 nhóm lần lượt như sau: nhóm chứng là 119,64 ± 13,72 mmHg, nhóm tiền ĐTĐ là 122,42 ± 10,29 mmHg và nhóm ĐTĐ típ 2 là 129,91 ± 18,84 mmHg. Giá trị trung bình của chỉ số huyết áp tâm trương trong 3 nhóm lần lượt như sau: nhóm chứng là 74,00 ± 7,47 mmHg, nhóm tiền ĐTĐ là 76,51 ± 7,48 mmHg và nhóm ĐTĐ típ 2 là 78,47 ± 8,82 mmHg. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của nhóm ĐTĐ típ 2 cao hơn nhóm chứng và nhóm tiền ĐTĐ, s ự khác biệt có ý nghĩa th ống kê (p < 0,05). Đồng thời, tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm ĐTĐ típ 2 là 25/137 (36,50%), khơng có khác biệt về tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2 (p > 0,05) [2]. Trong nghiên cứu của tác giả Cosson trên 925 bệnh nhân mắc ĐTĐ, tỉ lệ tăng huyết áp là 69,1% [28]. Tác giả Nayak cũng ghi nhận giá trị trung bình của chỉ số HA tâm thu trên 3182 bệnh nhân mắc ĐTĐ ở 3 nhóm lần lượt như sau: nhóm có khoảng trống GG âm 136 ± 21 mmHg, nhóm có khoảng trống GG trung tính là 138 ± 21 mmHg và nhóm có khoảng trống GG dương là 137 ± 12 mmHg, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [56]. Nhìn chung, huyết áp ở những bệnh nhân ĐTĐ có xu hướng cao hơn so với những người khỏe mạnh (nhóm chứng trong các nghiên cứu). Sự khác biệt về trị số huyết áp có thể do có sự chênh lệch về đặc điểm độ tuổi, thời gian phát hiện ĐTĐ và đối tượng ở các nghiên cứu cũng khác nhau. Theo sinh lý bệnh, tăng huyết áp chính là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận mạn tiến triển nhanh hơn và liên quan đến các biến chứng nặng ở các cơ quan đích, đe dọa tính mạng và làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân có bệnh thận mạn.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được thời gian mắc ĐTĐ trung bình của các bệnh nhân là 9,3 ± 7,3 năm, trong đó bệnh nhân có thời gian mắc bệnh
lâu nhất là 30 năm. Đa số các bệnh nhân đều có thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm, nhóm này chiếm tỉ lệ cao nhất là 39,4%. Sau đó là nhóm có thời gian phát hiện bệnh >10 năm (chiếm tỉ lệ 36,6%) và nhóm có thời gian phát hiện bệnh 5- 10 năm thấp nhất (chiếm tỉ lệ 24%). Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của các tác giả Đặng Anh Đào (2019) và Đỗ Trung Quân (2017). Trong nghiên cứu của các tác giả Đặng Anh Đào (2019), thời gian mắc ĐTĐ trung bình của các bệnh nhân là 5,07 năm, dao động từ 4,58 - 5,76 năm [2]. Trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Trung Quân (2017), thời gian mắc ĐTĐ trung bình của các bệnh nhân là 4,09 ± 2,74 năm [9]. Trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Xuân Trung, số
bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ < 5 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất (lên đến 71,2%), trong khi đó thời gian phát hiện bệnh trong khoảng 5-10 năm chỉ chiếm tỉ lệ 22,7%. Báo cáo từ các nghiên cứu quốc tế của tác giả Dyck (1997) ghi nhận thời gian mắc ĐTĐ trung bình là 8,1 ± 5,7 năm [37], của tác giả Huang (2005) là 9,85 ± 7,19 năm [47] và của tác giả Cosson (2013) là 11,7 ± 8,0 năm
[28]. Sự khác biệt này có thể là do trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả quốc tế (như tác giả Dyck 1997, tác giả Huang 2005, tác giả Cosson 2013) thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nhóm bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thận, thường là những người đã biểu hiện rõ rệt, ĐTĐ đã xuất hiện và diễn tiến nhiều năm trước. Trong khi đó, nghiên cứu trong nước của các tác giả Đặng Anh Đào và Đỗ Trung Quân lại lựa chọn lấy mẫu trên nhóm nhóm bệnh nhân ĐTĐ chưa có biến chứng thận, do đó thời gian diễn tiến của ĐTĐ chưa kéo dài. Bên cạnh
đó, các bệnh nhân có thời gian phát hiện ĐTĐ dưới 5 năm có thể phản ánh thực trạng có thêm nhiều ca ĐTĐ mới được phát hiện trong những năm gần đây.
4.1.2. Đặc điểm biến chứng thận do ĐTĐ của đối tượng nghiên cứu
Tính theo mức độ đạm niệu, tổn thương cấu trúc tại các cầu thận do ĐTĐ thường trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn A1 với chỉ số ACR niệu < 3 mg/mmol),
giai đoạn A2 với chỉ số ACR niệu từ 3-30 mg/mmol và giai đoạn A3 với chỉ số ACR niệu A3 >30 mg/mmol. Trong nghiên cứu của chúng tơi, các đối tượng có mức tiểu đạm bình thường – nhẹ A1 chiếm tỉ lệ 22,1%, các đối tượng có mức tiểu đạm vi thể A2 chiếm 24,0% và các đối tượng có mức tiểu đạm đại thể A3 chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 53,9%. Điều này có thể do bệnh thận mạn do đái tháo đường đã trải qua thời gian diễn tiến khá dài, phù hợp với thời gian ĐTĐ trung bình trong nghiên cứu là 9,3 ± 7,3 năm.
Khi khảo sát các thông số đánh giá chức năng thận, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ creatinine huyết thanh cũng như nồng độ cystatin C huyết thanh theo các mức độ tiểu đạm thể hiện qua bảng 3.5, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Nồng độ của hai chất creatinine và cystatin C trong huyết thanh đ ều đã được chứng minh là những dấu hiệu đáng tin cậy để đánh giá tình trạng suy giảm chức năng thận [29], [34], [75]. Cystatin C là một chất được sinh ra bởi các tế bào có nhân trong cơ thể với tốc độ hằng định, do đó nồng độ cystatin C huyết thanh ít chịu ảnh hưởng bởi giới tính và các yếu tố liên quan đến sự thay đổi khối lượng mô cơ trong cơ thể [7]. Trong khi đó, ở cùng một độ tuổi và cân nặng thì khối lượng cơ trong cơ thể sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa hai giới nam nữ, dẫn đến nồng độ creatinine huyết thanh sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố giới tính [1], [2], [6], [8], [43].
Trong nghiên cứu của chúng tơi, giá trị trung bình của nồng độ creatinine huyết thanh được ghi nhận tăng dần từ ACR niệu ở mức bình thường nhẹ A1 (1,1 ± 0,3 mg/dL), đến mức tiểu đạm vi thể A2 (1,6 ± 0,5 mg/dL) và mức tiểu đạm đại thể A3 (2,4 ± 1,9 mg/dL). Tuy nhiên, sự thay đổi của nồng độ cystatin C huyết thanh được ghi nhận rõ nét hơn, tăng nhanh từ ACR niệu ở mức bình thường nhẹ A1 (1,4 ± 0,5 mg/L) đến mức tiểu đạm vi thể A2 (2,4 ± 0,7 mg/L)
và mức tiểu đạm đại thể A3 (2,9 ± 1,3 mg/L). Theo diễn biến bệnh thận mạn, chính sự xuất hiện của albumin và protein nước tiểu đã phản ánh gián tiếp tình trạng tổn thương cấu trúc của màng lọc cầu thận. Khi có tình trạng tiểu đạm vi thể, nồng độ cystatin C thay đổi sớm hơn so với nồng độ creatinine huyết thanh. Do đó, định lượng cystatin C huyết thanh có thể bước đầu ước đốn mức độ tổn thương cấu trúc thận tốt hơn creatinine, từ đó tiến hành những khảo sát sâu hơn để có thể dự phịng và điều trị tổn thương thận vào các giai đoạn sớm, góp phần hạn chế sự tiến triển đến các giai đoạn muộn hơn.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lý và cộng sự (2012) cũng ghi nhận nồng độ cystatin C huyết thanh tăng dần theo mức albumin niệu ở các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 (p < 0,05) [12]. Trong nghiên cứu này, tác giả cho thấy nồng độ cystatin C huyết thanh có sự tương quan thuận ở mức độ rất chặt chẽ với mức albumin niệu (r = 0,925; p < 0,01). Các nghiên cứu ngoài nước của tác giả Salgado (2013) và Shastri (2011) cũng cho rằng mức tiểu đạm có sự tương quan chặt chẽ với nồng độ cystatin C hơn là creatinine huyết thanh [66], [69].
Tương tự như nồng độ creatinine và cystatin C huyết thanh, chúng tôi ghi nhận giá trị trung bình của chỉ số độ lọc cầu thận (eGFR) tính theo các cơng thức MDRD, CKI-EPI-Scr và CKD-EPI-Scr-ScysC cũng giảm dần theo các mức độ tiểu đạm ACR thể hiện qua bảng 3.6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Giá trị trung bình của eGFR tính bằng cơng thức MDRD trong nhóm đối tượng nghiên cứu giảm dần từ ACR niệu ở mức bình thường nhẹ A1 (63,3
± 17,4 mL/phút/1,73m2, đến mức tiểu đ ạm vi thể A2 (41,5 ± 16,7 mL/phút/1,73m2) và mức tiểu đạm đại thể A3 (39,7 ± 28,2 mL/phút/1,73m2). Giá trị trung bình của eGFR tính bằng cơng thức CKI-EPI-Scr trong nhóm đối tượng nghiên cứu cũng giảm dần từ ACR niệu ở mức bình thường nhẹ A1 (67,1
mL/phút/1,73m2) và mức tiểu đạm đại thể A3 (40,3 ± 27,6 mL/phút/1,73m2).