Trải dài việc ôn bài cho mỗi môn học: Thay vì “nhồi nhét” một môn cụ thể

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học địa lí lớp 10 THPT (Trang 53 - 58)

như “Địa lí” trong vài ngày liên tiếp, tốt hơn là các em nên chỉ ôn vài bài hoặc 1 chương mỗi ngày trong một thời gian dài như 10 ngày. Trải dài việc ôn tập cho một môn học giúp tâm trí có thời gian ghi nhớ chắc chắn hơn, cũng như sắp xếp lại những thông tin đã ôn, trước khi tiếp tục ôn những thông tin khác của cùng mơn học đó. HS nên tổng hợp nhiều môn học trong một ngày ôn. Sau một tuần, nên tổng ơn lại những gì đã ơn trong tuần trước.

2. Lên kế hoạch cho các lần học mỗi ngày: để đạt được nhiều đỉnh điểm gợi

Sau mỗi lần học, thư giãn ít nhất 15 – 20 phút trước khi bắt đầu lần học tiếp theo. Trong lúc nghỉ ngơi, tâm trí nên thư giãn càng nhiều càng tốt.

- Cách học trong mỗi lần ôn.

1. Ơn lại bài ngày hơm trước: Lý tưởng nhất là nên tự kiểm tra lại trong tâm trí tồn bộ SĐTD, dàn ý …của chương sách, đề cương đã ôn lần trước mà không cần nhìn lại, cũng cần ơn lại các câu hỏi ứng dụng và bài tập.

2. Ghi nhớ thông tin: về chương hay dàn ý đề cương mà HS chuẩn bị ơn, các em nên xem lại tồn bộ SĐTD hay dàn ý mà HS đã lập một cách chi tiết. Lặp đi lặp lại cho đến khi có thể nhẩm được SĐTD, dàn ý trong tâm trí và thuộc, hiểu từng chi tiết.

3. Thực hành các câu hỏi ứng dụng: Bên cạnh việc ghi nhớ tất cả các thông tin, HS phải thực tập các câu hỏi ứng dụng khác nhau liên quan đến chương, đề cương đó.

4. Tổng ôn lại kiến thức trong ngày: Các em nên dành chút thời gian ơn lại xem mình đã học được gì trong ngày hôm nay. Việc làm này không làm mất nhiều thời gian nhưng rất tốt cho ôn tập và khắc sâu, nhớ lâu kiến thức.

- Tâm lý tốt trước khi thi.

Trạng thái tinh thần sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của các em. Cảm xúc đó lại ảnh hưởng đến hành động và kết quả. Khi ở trong trạng thái tự tin tuyệt đối, phấn khởi và quyết tâm, các em sẽ làm bài với tất cả khả năng của mình. Sau đây là một số việc mà HS có thể làm để duy trì trạng thái đó.

1. Đến nơi thi sớm để thư giãn: Đến nơi thi sớm hơn giờ thi bao giờ cũng tốt. Trước hết, việc này bảo đảm HS sẽ không bị trễ giờ. Bên cạnh đó, việc đến sớm giúp tâm trí thư giãn rất nhiều trước khi thi. Bộ não chỉ làm việc có hiệu quả nhất khi ở trong trạng thái thư giãn.

2. Dứt bỏ kì thi ra khỏi tâm trí: có thể nói chuyện với bạn bè về bất cứ chuyện

gì hay tài liệu học tập giúp tách rời tâm trí khỏi việc thi cử. Điều quan trọng là không nên học bài vào ngày thi (phải làm vào trước đó). Nó làm HS ln ở trong trạng thái căng thẳng. Hơn nữa, những thơng tin mới có thể làm rối, lơn xộn những thơng tin trước đó đã được sắp xếp ngăn nắp trong não.

3. Sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ: những từ ngữ hay tự nói với bản thân có thể động viên hoặc làm thui chột chúng ta. Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Liên tục nói với bản thân “mình sẽ làm được”; “mình tin mình có thể hoàn thành tốt buổi thi”…

- Đọc lướt qua đề thi.

Việc đầu tiên nên làm khi bắt đầu làm bài thi là đọc lướt qua tất cả các hướng dẫn và toàn bộ đề thi từ đầu đến cuối, trước khi bắt đầu trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Việc

đọc lướt này giúp các em lên kế hoạch thứ tự trả lời câu hỏi cũng như lượng thời gian cần thiết cho từng câu hỏi.

- Thời gian: để tránh thiếu thời gian làm bài - một yếu tố thất bại của nhiều HS,

các em nên:

+ Phân chia thời gian hợp lý: luôn luôn lên kế hoạch cho lượng thời gian cần trong từng câu hỏi trước khi làm bài.

+ Thời gian dự phòng: nên dự phòng thời gian để kiểm tra lại bài từ 5 – 10 phút

+ Không nên mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi: HS thường cảm thấy phấn khởi khi trả lời một câu quen thuộc, liên tục viết đến khi nhận ra là đã lãng phí nhiều thời gian cho câu hỏi này. Tránh việc viết nhiều thông tin dư thừa không cần thiết.

- Tiếp cận câu hỏi.

+ Dễ trước, khó sau: việc trả lời câu hỏi theo thứ tự cho sẵn không phải lúc nào cũng tốt. Lý do là vì đơi khi những câu hỏi khó được đưa lên đầu trong khi những câu hỏi dễ hơn lại nằm ở phía dưới. Khi đối mặt với tình huống như thế, HS có thể cứ tiếp tục cố gắng trả lời câu hỏi khó cho đến khi phát hiện ra là đã mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Kết quả là HS hối hả làm tiếp bài thi và nhận ra là khơng đủ thời gian làm bài, thậm chí khơng kịp thời gian cho những câu hỏi dễ: để tránh điều này các em nên làm theo một trong những cách sau đây:

1. Khi cảm thấy “mắc kẹt” vào một câu hỏi khó, hãy để lại câu hỏi đó và chuyển sang trả lời câu hỏi kế tiếp. Có thể quay lại câu hỏi khó đó sau khi đã trả lời hết các câu hỏi dễ.

2. Trả lời hết các câu hỏi dễ trước khi tiến hành làm lại các câu hỏi khó. Để dành những câu hỏi địi suy nghĩ, phân tích và viết nhiều sau cùng khi đã hoàn tất hầu hết bài thi. Lý do là HS có thể trả lời câu hỏi khó đó tốt nhất khi tâm trí ở trạng thái thư giãn hơn (vì đã hồn tất các câu hỏi dễ).

+ Khơng bỏ cuộc: những câu hỏi khó, đặc biệt là nếu nằm ở đầu đề thi, thường có tác động làm mất tinh thần, thậm chí làm HS khơng thể trả lời những câu hỏi dễ phía dưới. Nguyên nhân là vì HS đã hình thành một niềm tin đề thi này rất khó, vượt quá khả năng của mình.

Nếu việc này xảy ra, hãy hít thở sâu, thư giãn và không bỏ cuộc. Bỏ qua những câu hỏi phức tạp và trả lời các câu hỏi dễ để giúp các em tự tin hơn. Cuối cùng khi quay lại câu hỏi khó và thấy rằng các em vẫn không biết cách trả lời, cũng không nên để giấy trắng vì điều này sẽ chắc chắn các em sẽ bị điểm 0 cho câu hỏi đó. Thay vào đó, viết ra những gì mình biết chỉ cần hợp lý.

- Trả lời câu hỏi: Các em nên làm theo nguyên tắc sau đây trong việc trả lời bất cứ

1. Luôn đọc kĩ câu hỏi: Chỉ cần một từ khác cũng có thể thay đổi tồn bộ ý nghĩa câu hỏi. Nếu không đọc kĩ, các em có thể bỏ lỡ từ quan trọng đó và hiểu sai tồn bộ câu hỏi. Do đó, ln ln để ý những từ khóa quan trọng xuất hiện trong câu hỏi.

2. Trả lời câu hỏi vừa đủ: không nên đi quá kỹ vào câu hỏi trước khi biết được thật sự câu hỏi cần thơng tin gì. Nếu làm thế, HS có thể đưa ra q ít, q nhiều thông tin hoặc lạc đề. Bước đầu tiên cần phải biết được cần viết bao nhiêu thơng tin. Có thể lấy điểm số phân chia trong từng câu hỏi làm tiêu chuẩn.

+ Cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

 Thứ nhất: Đọc thật kỹ câu hỏi. Đừng tự nghĩ rằng câu hỏi này có vẻ giống với câu hỏi từng làm trước đây. Một từ thay đổi có thể làm thay đổi toàn bộ ý nghĩa câu hỏi

 Thứ hai: đưa ra câu trả lời của mình trước. Trước khi đọc các đáp án mà câu trả lời cho trước, các em hãy nghĩ, hoặc viết ra đáp án câu của câu hỏi đó. Sau đó, so sánh câu trả lời của mình với từng lựa chọn.

 Thứ ba: đọc hết tất cả các lựa chọn. Nhiều HS vội vàng đánh dấu vào câu trả lời nghĩ là đúng mà không đọc hết tất cả các lựa chọn trả lời khác. Các em tự nhủ rằng “các lựa chọn khác chắc chắn là sai”. Luôn luôn đọc kỹ từng câu trả lời trước khi lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Lý do là vì có thể có câu trả lời đúng hơn câu trả lời mình chọn. Tất nhiên chỉ có duy nhất câu trả lời đúng nhất mới được xem là đạt.

+ Câu hỏi tự luận.

Để thành thạo dạng câu hỏi viết luận, HS phải chứng tỏ được rằng có thể nhớ lại tất cả các thơng tin liên quan, biết áp dụng chúng vào câu hỏi và có thể sắp xếp các thơng tin theo một cách tốt nhất có thể.

Trước khi đặt bút vào viết câu trả lời, luôn luôn giành vài phút vạch dàn ý-ghi ra những ý chính cần trình bày trong bài, cách sắp xếp thông tin tốt nhất. Công việc này khơng làm mất nhiều thời gian nhưng nó sẽ giúp HS thấy được cấu trúc tổng quát của bài viết trước khi bắt tay vào viết. Một lý do quan trọng khác của việc phác thảo bài viết là nó giúp các em tránh viết thiếu ý, và là cơ sở để định hướng, phân phối thời gian cho từng ý sao cho phù hợp nhất, đồng thời nó sẽ giúp phần nào lỗi nhiều HS gặp phải là viết lạc đề.

Khi vạch dàn ý, HS có thể sử dụng SĐTD như một công cụ giúp các em nhớ lại và sắp xếp thơng tin. HS cũng có thể sử dụng cách viết như sau…

1…………………………….. a…………………… a……………………

Những phút cuối, nên dành 10 phút hoặc hơn để đọc lại bài như dự tính. Đây là những phút rất quan trọng để phát hiện một số lỗi nhỏ và một vài thông tin bỏ lỡ.

Điểm mới của SKKN.

Sáng kiến kinh nghiệm đã làm nổi bật được những điểm mới sau:

- Tác giả đưa ra khái niệm “tự học”, “kĩ năng tự học” trên cơ sở kế thừa các quan điểm trước đó. Theo quan điểm của tác giả bản chất của “tự học” là tính “tự giác, tích

cực, độc lập, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách người học”. Như vậy trong dạy học,

tự học có thể diễn ra trong mọi hồn cảnh: học trên lớp, ở nhà, ngoài lớp, học từ bạn, từ thầy, từ trải nghiệm của bản thân…khác với nhiều quan điểm cho rằng “tự học” chỉ diễn ra khi khơng có thầy.

- SKKN đã đưa ra được cách thức để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh ở trên lớp, ngồi lớp và ở nhà thơng qua dạy học Địa lí lớp 10 – THPT (dạy học bao gồm cả quá trình dạy và quá trình học). Tác giả đã cụ thể hóa các biện pháp để GV có thể áp dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo từ đó khơi dậy “nội lực – tự học” của người học.

- Tác giả đã đưa ra được quy trình rèn luyện kĩ năng tự học và cụ thể quy trình đó khi rèn luyện các kĩ năng Địa lí cho HS. Muốn có kĩ năng thì phải rèn luyện nhưng việc rèn luyện chỉ có thể thực hiện và phát triển thành kĩ xảo được khi việc rèn luyện được tiến hành theo một quy trình, theo các bước cụ thể.

- SKKN đi sâu vào phương pháp dạy học nhưng khơng sa vào phân tích lý luận mà chủ yếu nhấn mạnh vào những điểm cốt yếu cần chú ý nhất khi sử dụng các phương pháp dạy học để phát huy khả năng tự học của HS.

- SKKN đã chú trọng rèn luyện cho HS các kĩ năng quan trọng mà từ trước tới nay các em cịn rất ít được biết đến trong q trình dạy học đó là hệ thống các kĩ năng: kĩ năng đọc sách, kĩ năng ghi chép, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng ôn tập – kiểm tra kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…

Khả năng ứng dụng của SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT” có tính thực tiễn cao, khả năng ứng dụng rộng, khơng chỉ trong dạy học Địa lí lớp 10 – THPT mà các phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, cùng nhiều kĩ năng quan trọng khác như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy, kĩ năng ôn tập-dự thi, kĩ năng ghi chép, kĩ năng sử dụng CNTT…có thể ứng dụng trong các môn học, khối lớp khác nhau và cả trong cuộc sống. Điều quan trọng là kĩ năng tự học luôn cần thiết trong mọi thời gian

và không gian. Trong bất kì hồn cảnh nào, đều có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp được đưa ra trong sáng kiến để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Địa lí lớp 10 – THPT nói riêng.

Như vậy, tính ứng dụng của SKKN xét về tổng thể thì khơng giới hạn về địa điểm, phạm vi, thời gian áp dụng nhưng xét về thành phần (chi tiết) thì mỗi một phương pháp, một số kĩ năng lại có những yêu cầu riêng nên khả năng ứng dụng của từng phương pháp, một số kĩ năng sẽ không đồng nhất ở các không gian và thời gian khác nhau.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học địa lí lớp 10 THPT (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)