GIẢI PHÁP TRONG NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát và xuất nhập khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 57)

CHƢƠNG 1 : LÝ THUYẾT TỔNG QUAN

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH

3.2.1 GIẢI PHÁP TRONG NGẮN HẠN

Phần kiểm định ở chƣơng 2, cho ta kết quả việc điều chỉnh tỷ giá sẽ gây ảnh hƣởng đến lạm phát với độ trễ là khoảng 1.5 năm, nhƣng ảnh hƣởng đến xuất nhập khẩu trong ngắn hạn thì khơng cho kết quả rõ ràng.

Tình hình kinh tế hiện tại đang trong giai đoạn trì trệ, các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm đầu ra, 6 tháng đầu năm lạm phát 6.69% trong khi GDP tăng 4.9% so với cùng kỳ.

Nhiều ý kiến cho rằng nên thực hiện phá giá tiền tệ, tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá nên hết sức cân nhắc do những lý do sau:

+ Những tháng cuối năm 2013, đƣợc kỳ vọng nhu cầu hàng hóa dịch vụ tăng, CPI sẽ tăng theo chu kỳ cận tết, và do đó, tự bản thân thị trƣờng ngoại hối cũng đã có kỳ vọng tăng tỷ giá.

+ Lạm phát hiện nay tuy vẫn nằm trong kiểm soát, nhƣng chủ yếu là do nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ lạm phát cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP. Hơn nữa, tỷ giá đƣợc kiểm định ảnh hƣởng đến lạm phát với độ trễ hơn 1 năm, do đó, việc phá giá hiện tại có thể sẽ gây khó khăn cho một tƣơng lai khó dự đốn trƣớc.

+ Tình hình xuất nhập khẩu hiện nay vẫn rất cần sự đổi mới từ năng lực cạnh tranh, cơ cấu xuất nhập khẩu, hơn là việc hỗ trợ từ tăng tỷ giá.

+ Để cải thiện tình hình thị trƣờng trì trệ, từ đầu năm đến nay NHNN đã chỉ đạo thực hiện tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bằng việc đƣa ra gói hỗ trợ

30.000 tỷ đồng, lãi suất thị trƣờng cũng đƣợc giảm theo các lãi suất chính sách (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, …), đây là những nhân tố sẽ góp phần tăng lạm phát cũng nhƣ tạo tiền đề cho một sự lên giá của đồng USD trong tƣơng lai.

+ Thị trƣờng Việt Nam rất nhạy cảm, dễ mất lịng tin vào giá trị VND, do đó, nếu khơng kiểm sốt tốt, chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến những biến động khó lƣờng trong thời điểm cuối năm.

Từ những phân tích trên, ta thấy rằng đây không phải là giai đoạn tốt để thực hiện phá giá nội tệ, kích thích lạm phát, mà thay vào đó, điều cần làm hiện nay vẫn phải là kích thích nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo tăng trƣởng bền vững, đó là: (1) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trƣờng mở phù hợp với tình hình vốn khả

dụng của các TCTD, lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng;

(2) Hỗ trợ việc giải quyết nợ xấu, hỗ trợ phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ƣu tiên của Chính phủ;

(3) Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nhằm ổn định tình hình thị trƣờng tiền tệ, tránh tình trạng các ngân hàng yếu kém do thiếu hụt thanh khoản, đẩy lãi suất thị trƣờng lên cao, mặc dù nguồn vốn tín dụng chƣa đƣợc khai thơng. (4) Đảm bảo điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều

kiện của thị trƣờng tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát;

(5) Các TCTD phải tiết kiệm chi phí hoạt động, chi phí hành chính để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản cho vay cũ; tiếp tục thực hiện miễn, giảm lãi vay phù hợp với điều kiện tài chính của từng TCTD;

(6) Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá và lãi suất theo hƣớng khuyến khích nắm giữ VND, hạn chế sự dịch chuyển sang USD.

(7) Xác định chiến lƣợc, và tuyên bố quan điểm của NHNN rõ ràng nhằm tạo dựng lòng tin, nhằm giảm thiểu tối đa tác động tâm lý đến thị trƣờng ngoại hối – tiền tệ. (8) Rà soát chi tiêu cơng hiệu quả, hợp lý, đảm bảo vừa kích cầu nền kinh tế, nhƣng

cũng hạn chế tối đa tác động xấu đến lạm phát.

(9) Quy định các điều kiện rõ ràng nhắm kích thích mở rộng và sử dụng hợp lý gói hỗ trợ 30.000 tỷ để kích cầu ngành bất động sản, tạo nền tảng kích thích nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát và xuất nhập khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w