Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nâng cao hiệu quả dạy học sinh học 11 bằng thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (Trang 27 - 30)

I. Giống nhau:

3. Kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở các phiếu học tập đã xây dựng tôi áp dụng vào dạy đối với 2 lớp thực nghiệm (TN): lớp 11A2 và 11A3 năm học 2013-2014. Kết quả được so sánh với 2 lớp đối chứng (ĐC): 11A1 và 11A4.

Tùy từng bài mà tôi sử dụng phiếu học tập trong tất các khâu dạy học từ dạy kiến thức mới đến khâu củng cố bài học. Hoặc có những bài tơi chỉ sử dụng phiếu học tập vào một khâu nào đó, hoặc dạy kiến thức mới hoặc củng cố bài. Có nhiều bài tôi sử dụng giáo án điện tử, trong đó có sử dụng PHT và hoạt động nhóm. Trong bài kiểm tra cuối HK1, nhóm chun mơn chúng tôi đã thống nhất ma trận đề như sau:

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Bài 15,16 8 câu 4 2 2 Bài 17 6câu 3 2 1 Bài 18,19 6 câu 2 2 2 Bài 23,24 5 câu 2 2 1

Bài 26,27

5 câu

2 2 1

Tổng: 30câu 13 10 7

Sau khi kiểm tra HK 1, tôi thu được kết quả theo bảng số liệu sau:

Bảng 1: Kết quả Bài kiểm tra HK1:

Lớp Sĩ số Điểm giỏi(%) Khá(%) TB(%) Yếu(%) TN (11A2 và 11A3) 89 31,5 31,5 33,6 3,4 ĐC(11A1 và 11A4) 92 19,5 22,8 56,6 1,1

Bảng số liệu cho thấy 2 lớp thực nghiệm có tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn, tỉ lệ HS đạt trung bình trở xuống thì thấp hơn hẳn so với 2 lớp đối chứng.

Ngồi đánh giá dựa trên điểm kiểm tra, tơi cịn phỏng vấn HS sau khi được học tập bằng PHT, hầu hết HS đều rất hứng thú, vì vậy các em hạn chế nói chuyện riêng, tích cực hơn, dễ hiểu bài hơn và không phải ghi chép nhiều.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Từ quá trình nghiên cứu và kết quả nêu trên, tơi rút ra được những kết luận sau: 1. PHT được xem là một dạng bài tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện được kĩ năng tự học, tự nghiên cứu SGK.

2. Sử dụng PHT trong dạy học, kết hợp với phương pháp hoạt động nhóm nhỏ có tác dụng tốt trong việc xây dựng ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng và xây dựng niềm tin về bản thân cho mỗi HS.

3. PHT với hai mục đích: giúp HS tự lực, chủ động nghiên cứu SGK để lĩnh hội kiến thức mới và củng cố kiến thức đã học.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài cịn một số hạn chế như một số học sinh còn miễn cưỡng, chưa thật sự tìm tịi vấn đề đưa ra trong PHT một cách sâu sắc, một số chưa chủ động, còn ỷ lại vào các bạn trong khi hoàn thành PHT…

2. Đề nghị

1. Để việc sử dụng PHT và dạy học hợp tác nhóm có hiệu quả hơn, tổ chun mơn cần trang bị thêm một số bảng phụ cho hoạt động của các nhóm. Phương pháp sẽ có hiệu quả cao hơn nếu các phòng học đều được trang bị máy chiếu.

2. Đề tài cần tiếp tục được triển khai rộng hơn trong giảng dạy sinh học ở cả 3 khối 10, 11, 12, đồng thời đánh giá đầy đủ ưu điểm và hạn chế của sử dụng PHT.

Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi về vấn đề thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học Sinh học 11. Đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ và các bạn đồng nghiệp để có hiệu quả dạy học cao hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Mỹ Hào, ngày 2 tháng 4 năm 2014

Ngƣời thực hiện Đỗ Thị Minh Hòa

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nâng cao hiệu quả dạy học sinh học 11 bằng thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)