Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội, dân cư

Một phần của tài liệu Thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 44)

hội, dân cư huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiêm Hóa cịn được gọi là châu Khánh Thiện bao gồm một số vùng của huyện Hàm Yên, Yên Sơn. Đến đầu năm 1946, huyện được quy về theo địa giới hành chính cũ với tên gọi Chiêm Hóa. Năm 2011, huyện Chiêm Hóa có 3 xã Hồng Quang, Bình An, Thổ Bình được tách ra thuộc huyện mới Lâm Bình. Huyện Chiêm Hóa cịn lại 26 đơn vị hành chính trực thuộc. Chiêm Hố là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam; phía Bắc giáp huyện Na Hang và huyện Lâm Bình; phía Nam giáp huyện n Sơn; phía Đơng giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); phía Tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 65km về phía Bắc. Tính từ các điểm tận cùng theo Bắc - Nam, Đông - Tây, chiều rộng của huyện là 75km, chiều dài là 120km. Tổng diện tích tồn huyện là 1.278,82km2.

Địa hình của Chiêm Hố bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sơng ngịi và nhiều dãy núi lớn, có sự xen kẽ khơng đồng đều giữa các núi đá vơi và núi đất, được hình thành từ vùng núi thấp tiếp giáp với vùng núi cao, tạo nên một hệ thống đồi núi bao quanh huyện, giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích khơng lớn, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư. Chiêm Hố có nhiều dãy núi cao điển hình là dãy núi phía Nam có đỉnh cao nhất là núi Quạt (1.229m), dãy núi phía Bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Ging

(1.229m), dãy núi phía Đơng có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (957m), dãy núi phía Tây có đỉnh cao là núi Chặm Chu (1.587m). Chiêm Hố có sơng suối lớn, độ dốc cao, hướng xảy khá tập trung, các con suối, ngịi đều đổ đồn về sơng ngâm,bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi chảy từ Cao Bằng, Na Hang, sơng Gâm chảy qua Chiêm Hố trên mật độ dài 40 km mà là con đường thuỷ duy nhất nối từ huyện đến tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Các suối lớn như ngòi Quẵng, ngòi Đài, ngòi Nhụng …. cùng nhiều khe nhỏ khác với tổng chiều dài 317 km, tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và những con đường giao thơng,vận tải khá quan trọng.

Chiêm Hố thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa nhiều và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lượng mưa cao nhất là 300,3mm/tháng, mùa này thường xảy ra lũ lụt; mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đơng bắc, sương mù và sương muối, nhiệt độ trung bình năm là 22,6%, cao nhất là 39,70c và thấp nhất là 4,20c; độ ẩm trung bình là 65% thấp nhất là 42,25%. Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi như: cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên lượng mưa trong huyện phân bố khơng đồng đều. Mùa mưa thường có tình trạng đất đai bị sói mịn, sạt lở gây ách tắc trì trệ giao thơng, mùa khơ thường hạn hán thỉnh thoảng nhiệt độ xuống thấp thường gây băng giá, sương mù, sương muối ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và sức khoẻ con người.

Chính những điều kiện về vị trí địa lý và tự nhiên đã tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở đây, tuy nhiên do là một huyện vùng núi với nhiều vùng bị chia cắt thì vị trí tự nhiên cũng là một trong những khó khăn để triển khai các chủ trương chính sách cũng như phát huy dân chủ của nhân dân.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Là một vùng đất anh hùng, Chiêm Hóa đã đóng góp rất nhiều trong thời kỳ đấu tranh bảo về đất nước. Xuất phát điểm mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơng nghiệp hiện đại khơng có chủ yếu là một số ngành tiểu thủ công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay với những cải cách cũng như chính sách kinh tế mới đã khiến kinh tế của Chiêm Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân cũng được ổn định hơn. Cơ cấu kinh tế của huyện đã từng bước chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành cơng nghiệp tăng cao so với thời kỳ trước đó. Sản xuất nơng nghiệp được hiện đại hóa nhờ áp dụng những thành tựu cũng như máy móc hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng các nông sản, các loại cây ăn quả cũng được trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở hạ tầng cũng được xây dựng và hoàn thiện dần. Thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng có những bước phát triển mạnh trong những năm qua, chất lượng dịch vụ được nâng lên, thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng. Hoạt động du lịch từng bước phát triển, mở ra một hướng đi mới trong việc thu hút đầu tư cũng như các du khách đến thăm quan du lịch. Những điều này đã đem lại bộ mặt mới cho Chiêm Hóa ngày nay.

Hệ thống giao thông được củng cố và phát triển, hoạt động thực thi dự án thành phần giao thông chủ yếu là hoạt động xây dựng cơ bản và duy tu bảo dưỡng đường. Xây dựng đường chủ yếu là cải tạo, nâng câp đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 90,03 km (chưa tình đoạn đường Xuân Vân - Kim Bình, đoạn đi qua Kim Bình đang xây dựng). Các xã đều có đường ơ tơ đến trung tâm và 343/378 thôn bản. Hồn thành 2 cầu lớn: Cầu Chiêm Hố, Cầu Quẵng và 1 cầu bản; 80 cầu tạm 358 cống thoát nước; 14 đoạn kè, đá tràn; Đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy vậy cịn 35 thơn bản chưa có đường ơ tơ đến trung tâm thôn và các tuyến đường dân sinh từ trung tâm xã đi đến các bản chủ yếu

là do nhân dân tự làm mặt đường rộng từ 1-2m, nhằm phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các bản các xã với nhau. Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện, đặc biệt là các tuyến đường liên xã, liên thôn là đường đất, lắm dốc, nhiều đèo, ln bị mưa bão, lũ lụt làm sạt lở, sói mịn, gây khơng ít khó khăn cho giao thơng, vận tải, đặc biệt là mùa mưa lũ, gây ách tắc giao thông, hạn chế rất lớn đến việc đi đến những nơi vùng sâu vùng xa của cán bộ tuyên truyền cũng như đi lại của người dân trong đời sống cũng như tiếp nhận và thực hiện dân chủ của mình.

2.1.3. Đặc điểm dân cư, văn hóa, dân tộc, tơn giáo

Hiện nay tồn huyện có tổng dân số là 127.8555 người với 31.421 hộ gia đình, bao gồm 26 xã và 1 thị trấn với 378 thơn bản, tổ dân phố, trong đó có 15 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, có số lao động nơng nghiệp là 61.123 lao động. Theo số liệu điều tra ngày 1/4/2014 tình hình dân số và lao động cho thấy, lao động của huyện là lao động trẻ khoẻ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Nếu được đào tạo tốt thì đây là hạt nhân cơ bản của huyện để thốt cảnh đói nghèo.

Ở đây có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 78% dân số toàn huyện), đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở 378 thôn, tổ dân phố thuộc 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện ( trong đó có 14 xã khu vực III, 7 xã khu vực II có thơn 135, 5 xã thuộc vùng ATK). Dân tộc Tày và Dao chiếm tỷ lệ lớn trong huyện, dân tộc Tày chiếm 46,89%; Dao chiếm 24,16%, sinh sống chủ yếu ở vùng xa và nhiều nhất là ở xã Hồng Quang, Bình An. Dân tộc Hmơng sống chủ yếu ở vùng núi cao, dân tộc Kinh sống chủ yếu ở các xã gần trung tâm huyện, và ở thị trấn Vĩnh Lộc. Tỷ lệ dân tộc Kinh cịn nhỏ chiếm 17,4% điều này có ảnh hưởng rất lớn đến q trình phát triển kinh tế của huyện vì người dân tộc Kinh có khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh, vì vậy họ là những hạt nhân kích thích đồng bào các dân tộc khác tiến hành sản xuất hàng hố, xố đói giảm nghèo. Xã hội truyền thống của các

dân tộc ở đây là xã hội của các cư dân nông nghiệp với các nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản,... trong đó chủ yếu là nghề trồng lúa, trồng ngô. Dân tộc Tày, Nùng chuyên trồng lúa nước sống tập trung ở những vùng tương đối bằng phẳng, thuận tiện đi lại, dân tộc Dao, H’mông vừa canh tác trên các nương dốc đá, vừa làm nương rẫy, cư trú tập trung ở vùng sâu, vùng xa.

Sản xuất độc canh cây lương thực, du canh, du cư, phá rừng làm nương. Quảng canh và chăn nuôi thả rông là đặc trưng lâu đời (đặc biệt là dân tộc H’mơng). Ý thức tự cấp, tự túc phân phối bình qn và tinh thần đồn kết tương trợ lẫn nhau vừa là tâm lý, vừa là tập quán của nhiều dân tộc trong huyện. Tính cộng đồng ở đây rất cao, những người trưởng họ, trưởng tộc, trưởng bản có nhiều uy tín trong dân.

Là vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng, chính điều này đã tạo nên một bức tranh văn hóa đặc sắc ở nơi đây. Hàng năm các lễ hội văn hóa được tổ chức, nó khơng chỉ thể hiện những nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc mà nó cịn giúp phát huy truyền thống, giữ gìn những bản sắc dân tộc ở đây. Năm 2012, Lễ hội Lồng Tông và nghi lễ Then của dân tộc Tày được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngồi ra các hoạt động văn hóa, giao lưu cũng được thường xuyên tổ chức và duy trì.

Về tơn giáo, tín ngưỡng: Chiêm Hóa có hai tơn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo; ngồi ra cịn có một hệ thống tín ngưỡng dân gian rất phong phú của các đồng bào các dân tộc nơi đây.

Tuy nhiên, việc nơi đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có lối sống văn hóa khác nhau chính điều này cũng là một trong những khó khăn khi triển khai, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cấp xã đối với Chính quyền địa phương và tiếp nhận dân chủ của nhân dân.

2.2. Thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã ở Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.2.1. Quá trình thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã của huyện Chiêm Hóa

Thực hiện chỉ thị 30 CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị; Nghị định 29 NĐ/CP ngày 11/2/1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Chỉ thị số 22/1998 CT/TTg ngày 18/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt là Thông tư 03/1998 ngày 6/7/1998 của Ban Tổ chức cán bộ chính phủ hướng dẫn áp dụng quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn và pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn … đã tạo cơ sở vững chắc để huyện triển khai thực hiện về dân chủ.

Sau khi có những văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước cấp ủy và UBND huyện đã nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng việc quán triệt, học tập và tổ chức thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân các dân tộc. Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch quán triệt, học tập tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ban thường vụ Huyện ủy đã có Quyết định số 136-QĐ/HU về việc thành lập Ban chỉ đạo, gồm 13 thành viên, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo đã tổ chức triển khai, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở trên phạm vi toàn huyện. Với phương châm là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân dân nắm được những quyền và nghĩa vụ của người công dân.

2.2.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã của huyện Chiêm Hóa

Sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo đã tổ chức triển khai những nội dung trong pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở. Về công tác tuyên truyền,

phổ biến Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã được thực hiện dưới nhiều hình thức, để giúp người dân dễ hiểu và dễ thực hiện nhất. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng Chương trình hành động số 32-CTr/HU ngày 07/11/2013 thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác dân vận trong tình hình mới; đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt

toàn huyện, để phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 10/9/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh; đồng thời xây dựng lịch quán triệt, học tập và phân cơng trực tiếp đồng chí Bí thư cấp ủy cơ sở truyền đạt nội dung Nghị quyết Trung ương, Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Huyện ủy tại các chi, đảng bộ trực thuộc; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 29/10/2013 về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 10/9/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XV) thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong tình hình mới. Chỉ

đạo các cơ quan, đơn vị UBND xã, thị trấn tổ chức quán triệt, học tập và triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Việc phổ biến, tuyên truyền pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH11 ngày ngày 20/4/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện ở xã, phường, thị trấn và các Nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của huyện được kế hoạch cũng như triển khai bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị như: tổ chức Hội nghị tập huấn của các Ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; phổ biến trên các phương tiện thông tin, in tài liệu phát đến các hộ gia đình, niêm yết các quy định của quy chế tại trụ sở xã, nhà văn hố thơn….

Nội dung tuyên truyền, học tập về Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã đã được các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể thơng qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và biên soạn thành bài giảng đưa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường kỳ hàng năm, nhằm bảo đảm việc học tập trở thành một nội dung sinh hoạt chính trị rộng lớn trong nhân dân. Khi có những văn bản mới bổ sung, chỉnh sửa về dân chủ ở cơ sở, các ban ngành ở huyện đều cập nhật, xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến kịp thời.

Tun truyền cịn được thơng qua sinh hoạt của chi bộ, chi hội và câu lạc bộ; Các chi, đảng bộ cơ sở đã tổ chức hội nghị phổ biến và quán triệt Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 10/9/2013

Một phần của tài liệu Thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w