Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Sự tái tạo mô lách sau chấn thƣơng
Tái tạo lách hay tự ghép khác chỗ của tổ chức lách xảy ra khi các tế bào lách bị vỡ do chấn thƣơng rơi vào ổ phúc mạc và phát triển thành các nụ tổ chức lách nhìn thấy đƣợc. Tổ chức lách này có một số chức năng của lách kể cả chức năng thực bào và tạo kháng thể. Tái tạo lách thƣờng phát hiện tình cờ khi mổ tử thi hay khi mổ bụng những ngƣời bệnh có tiền sử mổ cắt lách có kế hoạch đƣợc chuẩn bị trƣớc (bao lách còn nguyên vẹn). Mặc dù tái tạo lách thƣờng đƣợc xem là một yếu tố không thƣờng gặp, khi quan sát trên các tế bào máu của trẻ em đã cắt lách do chấn thƣơng dƣới kính hiển vi đối pha thấy tỷ lệ tái tạo chức năng lách trong khoảng một nửa số trƣờng hợp.
Có thể tổ chức lách mọc lại cung cấp một mức độ bảo vệ nhất định cho cơ thể (dù không phải là bảo vệ tuyệt đối) chống lại nhiễm khuẩn và nó có vai trị nào đó trong việc hạ thấp tỷ lệ nhiễm khuẩn sau cắt lách do chấn thƣơng.
Tuy nhiên ở những cơ thể đã đƣợc chứng minh là có tái tạo lách cũng vẫn xảy ra nhiễm trùng. Nhƣ vậy ngƣời ta chƣa xác định đƣợc cần có một tỷ lệ nhất định nào đó của tổ chức lách mới có tác dụng cho việc bảo vệ của cơ thể hay không. Các nghiên cứu thực nghiệm ở động vật cho thấy những kết quả trái ngƣợc về hoạt động bảo vệ của tổ chức lách trong sức đề kháng chống lại nhiễm trùng của cơ thể dù là do đƣợc cấy lại chủ động hay tổ chức lách tự tái tạo. Các mơ hình nghiên cứu sử dụng cách gây nhiễm trùng qua niêm mạc đƣợc cho là giống hơn với các nhiễm trùng mắc tự nhiên đã chỉ ra rằng tổ chức lách ghép vào giảm tỷ lệ tử vong cho cơ thể [10].