TIẾT 1:*Hoạt động Mở đầu: (5’) Khởi động – kết nối. *Hoạt động Mở đầu: (5’) Khởi động – kết nối.
- GV tổ chức HS viết bảng con: đ, ơ, đỡ.
- HS, GV nhận xét bài HS.
- Gv tổ chức HS nghe và hát theo bài hát: bé học bảng chữ cái.
- Gv nêu cầu hỏi, giới thiệu vào tên bài học.
*Hoạt động Hình thành kiến thức mới : (30’) 1. Quan sát, nhận xét:
- GV treo bảng phụ viết chữ: u, ư, ch, kh; câu Bé có chú khỉ. - GV cho HS nhận xét về độ cao của các con chữ trên.
- Khi viết các con chữ này ta phải viết như thế nào? (phải viết đúng độ rộng, độ cao, các nét và khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa chữ với chữ, giữa từ với từ.
- HS trả lời. Cả lớp nhận xét.
+ Các chữ có độ cao, độ rộng như thế nào ? (Các chữ có độ cao 2 li, 5 li, rộng 1 li rưỡi).
+ Hãy nêu độ cao, rộng các con chữ? (HS nêu lại độ cao rộng từng con chữ).) - HS trả lời. Cả lớp nhận xét.
2. H ướng dẫn viết vào bảng con:
- GV viết mẫu vừa viết vừa HD qui trình viết các chữ: u, ư, ch, kh; câu Bé có chú khỉ.
* Lưu ý :
+ Nét nối giữa các con chữ. Vị trí đặt dấu thanh. - HS quan sát. GV cho HS viết vào bảng con. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa.
TIẾT 2:*Hoạt động Khởi động: (3’) *Hoạt động Khởi động: (3’)
- GV tổ chức HS nghe và hát theo 1 bài hát. - GV dẫn dắt vào tên bài học.
*Hoạt động Luyện tập, thực hành: (30’): Hướng dẫn viết vào vở ô li.
- GVHD học sinh viết vào vở ô li các chữ u, ư, ch, kh; câu Bé có chú khỉ. - GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- HS viết bài vào vở ô li. GV nhận xét, đánh giá một số bài.
*Hoạt động Củng cố: (2’)
- GV lưu ý HS về đọc, viết lại các số và câu vùa viết. - GV nhận xét chung giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………………………….…………………………….… …………………………………………………………………………………… TOÁN BÀI 4: SO SÁNH SỐ (Tiết 3) Số tiết: 4 tiết I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được dấu =; Sử dụng được các dấu >, <, = khi so sánh hai số; Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 ( ở các nhóm có khơng q 4 số)
- Biết tìm ra nhóm sự vật có số lượng nhiều nhất, ít nhất hoặc bằng nhau. - Hình thành và phát triển phẩm, chất năng lực.
+ Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn và tạo sự hứng thú trong học toán. + Phát triển năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài giảng điện tử; Bộ đồ dùng học toán 1.