2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ
2.2.1. Các nhân tố trong môi trường vĩ mô
Bảo hiểm y tế Nhà nước
Chính sách về bảo hiểm y tế của Nhà nước là một trong những chính sách nhằm
đảm bảo an sinh xã hội, góp phần bảo vệ tài chính cho các cá nhân và gia đình khi gặp
phải những rủi ro về sức khoẻ. Xét về bản chất, bảo hiểm y tế Nhà nước là một trong những dịch vụ có tính chất thay thế cho dịch vụ BHSK phi nhân thọ trong việc tiêu dùng. Bảo hiểm y tế Nhà nước có nhiều đặc điểm lợi thế hơn so với BHSK phi nhân
thọ do các quy định về tính bắt buộc với nhiều đối tượng và quy mô chia sẻ rủi ro cũng như phí bảo hiểm và sự dễ dàng trong việc mua và sử dụng. Tuy nhiên, BHSK phi
nhân thọ cũng có những ưu điểm vượt trội khi chất lượng dịch vụ tốt hơn, người mua
được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh và dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn. Điều này cho thấy rằng khi nhu cầu về bảo hiểm y tế Nhà nước gia tăng thì cầu về
BHSK phi nhân thọ cũng giảm dần, do tính chất thay thế trong tiêu dùng (Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công, 2013). Tại các nước phát triển như Bắc Âu, mặc dù hệ thống bảo hiểm y tế Nhà nước có hàng trăm năm phát triển, tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây bảo hiểm sức khỏe thương mại ghi nhận sự mở rộng đáng kể và vai trò khi bảo hiểm thương mại ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia tại các nước thuộc khu vực này như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch. Sự mở rộng của khu vực tư tác động bởi phạm vi bảo hiểm hạn chế của bảo hiểm y tế cơng, sự can thiệp của chính phủ và yếu tố cải cách chưa cân xứng liên quan đến thể chế và các quyết định chính trị (Colombo & Tapay, 2004).
Như vậy có thể thấy, khi nhu cầu về bảo hiểm y tế Nhà nước gia tăng thì cầu về BHSK phi nhân thọ cũng giảm dần, do tính chất thay thế trong tiêu dùng.
Chính sách vĩ mô, điều kiện kinh tế, môi trường xã hội
Sự can thiệp của chính phủ mỗi nước vào thị trường bảo hiểm nói chung, bảo hiểm sức khỏe nói riêng sẽ quyết định sự phát triển ổn định, lành mạnh của mỗi thị
trường. Đương nhiên, mỗi nước khác nhau, tùy thuộc vào thể chế chính trị, tiềm lực
kinh tế, sự can thiệp của các chính phủ sẽ khác nhau.
Colombo & Tapay (2004) nghiên cứu về chính sách của các quốc gia OECD trong việc định hướng phát triển thị trường bảo hiểm sức khỏe tư nhân. Nghiên cứu
này chỉ ra rằng các quốc gia để tăng tầng bảo vệ của bảo hiểm sức khỏe cũng như đáp
ứng nhu cầu bảo vệ trang trải chi phí y tế của các tầng lớp dân cư khác nhau thì cần có
chính sách khuyến khích khu vực bảo hiểm y tế tư nhân thơng qua chính sách thuế, chính sách mở cửa thị trường cho khu vực tư nhân khi cho phép họ cung cấp dịch vụ mà trước đó khu vực cơng đảm nhận. Chính sách thuế cũng là một yếu tố tác động tích cực đến thị trường bảo hiểm sức khỏe, tác động khơng nhiều đến nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhưng tác động tích cực đến nhu cầu bảo hiểm của nhóm đối tượng có nguy cơ rủi ro thấp (Patricia, 2004).
Hay một yếu tố khác cũng được phân tích liên quan đến nhu cầu bảo hiểm là
chi tiêu cho y tế. Gần đây nhất là nghiên cứu của hai tác giả Alaitz & Waleska (2019), dựa trên cơ sở số liệu từ cuộc khảo sát ngân sách các hộ gia đình tại Tây Ban Nha, các giả nghiên cứu mối quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế và nhu cầu bảo hiểm theo ba mơ hình riêng biệt: mơ hình kinh tế trước khủng hoảng kinh tế tại Tây Ban Nha năm 2006,
mơ hình nghiên cứu mối quan hệ kinh tế khi khủng hoảng năm 2012 và mơ hình cuối cùng mối quan hệ kinh tế và cầu bảo hiểm cho giai đoạn (2006-2012), cả ba mơ hình
đều cho thấy nhu cầu bảo hiểm sức khỏe tư nhân không thay đổi dù có khủng hoảng
hay khơng, nó chỉ tác động đến mức chi tiêu cho y tế mà thơi. Trước đó, trong bản
báo cáo năm 2015 thực hiện bởi Kurt (2015) về “Duy trì sức khỏe trong điều kiện thị trường mới nổi: sự trợ giúp của ngành bảo hiểm”, tác giả đã đưa ra nhận định “nhu cầu và kỳ vọng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn đang tăng lên tại các thị trường mới nổi” do mức thu nhập tại các thị trường này đang tăng lên nên người dân chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Cũng theo Kurt (2015), tại các thị trường mới nổi như Việt Nam thì chi phí y tế thường
được người dân chi trả phần lớn từ khoản tiền tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, việc
trang trải chi phí y tế sẽ khá nan giải nếu chỉ dựa vào nguồn tiền tiết kiệm và sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế nhà nước, trong khi đó ngân sách chính phủ đang trở nên eo hẹp
hơn, mà công nghệ và thuốc men điều trị ngày càng đắt đỏ khiến giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng cao”, bảo hiểm sức khoẻ tư nhân cung cấp cho khách hàng sự bảo đảm
đối với các chi phí y tế liên quan ở mức giá phải chăng, làm giảm nhẹ gánh nặng tài
chính lên các khoản tiết kiệm của hộ gia đình, vì vậy, dù thu nhập thấp nhưng xét trên khía cạnh kinh tế, nhu cầu bảo hiểm tại các nước mới nổi có xu hướng tăng. Điều này cũng được minh chứng bởi nghiên cứu tại các nước OECD trong giai đoạn 1995-2015, khi khu vực bảo hiểm tư phát triển, sẽ giảm được chi từ tiền túi của người dân và làm giảm gánh nặng cho chính sách tài khóa của chính phủ các nước (Younsi và cộng sự, 2020).
Tại Trung Quốc, cải cách hệ thống tài chính tài trợ chăm sóc sức khỏe bởi sự can thiệp của chính phủ bằng các quy định pháp lý và các quy định trực tiếp đã thúc đẩy khu vực bảo hiểm tư tham gia cung cấp dịch vụ cũng như thúc đẩy chất lượng bảo
hiểm (Blomqvist, 2009). Sự can thiệp của chính phủ liên quan đến việc mở cửa cho
khu vực tư nhân để thúc đẩy sự cải thiện của bảo hiểm y tế nói riêng và chính sách tài chính y tế nói chung cũng được minh chứng thơng qua trường hợp của Hà Lan. Thông qua các văn bản pháp lý, Chính phủ Hà Lan cho phép khu vực tư nhân cung cấp bảo hiểm y tế cho một nhóm đối tượng dân cư là lao động làm cơng ăn lương đã tạo ra địn bẩy cho việc giảm chi tiêu từ tiền túi của người dân cho chi phí y tế và tăng tính tự chấp hành của người dân, tuy nhiên sự khác biệt của Hà Lan so với các thị trường mới nổi là đây là quốc gia có thu nhập trên đầu người cao, người dân có thói quen bảo
hiểm mang tính tập quán (Greb và cộng sự, 2007). Nhưng nếu xét theo yếu tố thời gian, rõ ràng chính sách của Hà Lan đã có sự thận trọng nhất định và việc cải cách hệ
thống bảo hiểm y tế với việc thúc đẩy huy động khu vực tư là tất yếu.
Như vậy, chính sách vĩ mơ, điều kiện kinh tế, môi trường xã hội của mỗi quốc gia khác nhau sẽ tác động vào thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm sức khỏe nói riêng theo các cách khác nhau, tùy thuộc vào thể chế chính trị, tiềm lực kinh tế, sự can thiệp của mỗi chính phủ.