Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 541 81.8 81.8 81.8
Khơng 120 18.2 18.2 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Theo kết quả khảo sát về tình trạng biết đến bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ thì trong 661 người tham gia khảo sát có đến 81,8% người biết đến bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tương đương với 541 người, cịn lại 120 người khơng biết về bảo hiểm sức
khoẻ phi nhân thọ chiếm 18,2%. Như vậy, có thể nói rằng ở các tỉnh thành phố lớn thì số lượng người biết đến bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ là chiếm ưu thế.
Bảng 4.6. Kênh thơng tin tìm hiểu về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ
Responses
Percent of Cases N Percent
Đại lý bảo hiểm 197 12.9% 36.4%
Ngân hàng 218 14.3% 40.3%
Nhân viên của công ty bảo hiểm 361 23.7% 66.7% Website của các công ty bảo hiểm 305 20.0% 56.4%
Tivi, báo, đài 97 6.4% 17.9%
Biển quảng cáo 82 5.4% 15.2%
Tờ rơi 63 4.1% 11.6%
Do người khác giới thiệu 164 10.8% 30.3%
Khác 38 2.5% 7.0%
Total 1525 100.0% 281.9%
a. Dichotomy group tabulated at value 1.
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Trong bảng 4.6 thống kê kênh thơng tin tìm hiểu về bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ của người tham gia khảo sát thì các kênh thơng tin chủ lực bao gồm: Nhân viên của công ty bảo hiểm với 361 lựa chọn chiếm 23,7% và đạt mức 66,7% so với số người biết đến bảo hiểm sức khoẻ, Website của các công ty bảo hiểm chiếm 20,0%
tương ứng 56,4% so với số người trả lời, 218 người tìm hiểu thơng tin qua kênh ngân hàng 14,3% tương đương tỷ lệ người trả lời biết thông tin qua kênh này là 40,3%,
khảo (do người khác giới thiệu) chiếm tỷ lệ tương đối có 164 lựa chọn tương ứng tỷ lệ 10,8%, đạt mức 30,3%. Cịn lại các kênh thơng tin qua tivi, báo, đài, biển quảng cáo,
4.2.2. Kênh mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ
Bảng 4.7. Thống kê mô tả mẫu theo tình trạng tham gia bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có, đã từng tham gia và hiện tại
khơng tham gia 42 6.4 6.4 6.4
Có, đang tham gia 226 34.2 34.2 40.5
Không, chưa từng tham gia 393 59.5 59.5 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Như vậy, thống kê kết quả trả lời của người tham gia khảo sát thì đa số là chưa tham gia bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ chiếm 59,5% với 393 người, số người hiện
đang tham gia bảo hiểm sức khoẻ là 226 người chiếm 34,2%, còn lại là những người đã từng tham gia nhưng hiện tại không tham gia nữa chiếm 6,4% tương ứng với 42
người.
Bảng 4.8. Thống kê kênh mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ
Responses
Percent of Cases
N Percent
Đại lý bảo hiểm 27 9.5% 10.1%
Môi giới bảo hiểm 37 13.0% 13.8%
Nhân viên của công ty bảo hiểm 168 58.9% 62.7%
Ngân hàng 33 11.6% 12.3%
Trực tuyến 17 6.0% 6.3%
Khác 3 1.1% 1.1%
Total 285 100.0% 106.3%
a. Dichotomy group tabulated at value 1.
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Kết quả thống kê kênh mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ thì người tham gia mua qua kênh nhân viên của công ty bảo hiểm là chủ yếu chiếm đến 58,9% tương ứng với 168 lượt lựa chọn, kênh môi giới bảo hiểm cũng là một kênh được ưa thích với 37
lượt lựa chọn chiếm 13,0%, kênh ngân hàng có 33 lượt lựa chọn với tỷ lệ 11,6%, kênh
đại lý bảo hiểm đứng thứ tư với tỷ lệ 9,5% tương ứng với 27 lượt lựa chọn, còn lại 17
Bảng 4.9. Thống kê số lần tái tục bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Tham gia lần đầu 51 22.6 22.6 22.6
Tái tục 1 lần 48 21.2 21.2 43.8
Tái tục 2 lần 42 18.6 18.6 62.4
Tái tục từ 3 lần trở lên 85 37.6 37.6 100.0
Total 226 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Kết quả khảo sát của nghiên cứu cho thấy trong tổng số 226 người hiện đang
tham gia bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ thì số người tái tục từ 3 lần trở lên có 85 người tương ứng 37,6%, số người tham gia lần đầu là 51 người chiếm tỷ lệ 22,6%, số người tái tục 1 lần là 48 người tương đương 21,2%, còn lại 42 người tái tục 2 lần chiếm tỷ lệ
18,6%.
4.2.3. Nhu cầu mua bảo hiểm sức khoẻ trong thời gian tới
Bảng 4.10. Thống kê nhu cầu mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ trong thời gian tới trong thời gian tới
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 254 38.4 38.4 38.4
Đang cân nhắc 117 17.7 17.7 56.1
Không 290 43.9 43.9 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Theo kết quả nghiên cứu về nhu cầu mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ trong thời gian tới của người tham gia khảo sát thì có 290 người khơng có nhu cầu chiếm 43,9%, số lượng người có nhu cầu là 254 người chiếm 38,4%, còn lại 117 người đang cân nhắc chiếm 17,7%. Đây là một dấu hiệu khả quan khi tổng số người có nhu cầu và
đang cân nhắc chiếm đến 56,1%, đây là một nguồn khách hàng tiềm năng cho các
DNBH để khai thác. Số người quyết định có tham gia trong thời gian tới (254 người)
cũng tăng so với số người hiện đang tham gia (226 người) nên đây cũng là một dấu
hiệu tăng trưởng số người tham gia bảo hiểm sức khoẻ.
4.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến thị trường bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ tại Việt Nam phi nhân thọ tại Việt Nam
BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam được chia làm 3 nhóm: Các nhân tố trong môi
trường vĩ mô, các nhân tố vế cung và các nhân tố vế cầu theo bảng 4.11 dưới đây:
Bảng 4.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam
Mã hoá Nhóm
Các nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8
Vimo1 BHYT Nhà nước x x x x x Vimo2 Điều kiện kinh tế - xã hội x x x x x x x x Vimo3 Chính sách của Nhà nước x x x x x x Cung1 Năng lực bảo hiểm x x x x x x x x Cung2 Sản phẩm BHSK x x x x x x x x Cung3 Chất lượng dịch vụ x x x x x x x x Cung4 Cạnh tranh trên thị trường x x x x x x x x Cau1 Yếu tố nhân khẩu học x x x x x x x Cau2 Thái độ đối với rủi ro và BHSK x x x x x x x x Cau3 Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ x x x x x x x x
Nguồn: Tổng hợp từ thảo luậnnhóm
Mặc dù mỗi nhóm thảo luận và các đáp viên đều có những quan điểm khác
nhau về các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đều có tác động đến
thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam: BHYT Nhà nước với 62,5% nhóm đồng ý, Chính sách của Nhà nước 75,0%, Yếu tố nhân khẩu học 87,5%, các yếu tố còn lại như Điều kiện kinh tế - xã hội, Năng lực bảo hiểm của các DNBH phi nhân thọ, Sản phẩm BHSK phi nhân thọ, Chất lượng dịch vụ của DNBH phi nhân thọ, Cạnh tranh trên thị trường BHSK phi nhân thọ, Thái độ đối với rủi ro và BHSK phi nhân thọ và
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ được 100% sự đồng ý của các nhóm thảo luận.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiều hướng cũng như mức độ tác động của
các nhân tố đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam thơng qua sự phân tích cũng như lập luận của các chuyên gia trong các nhóm phỏng vấn.
Bảng 4.12. Chiều hướng tác động của các nhân tố đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Nhân tố trong môi
trường vĩ mô
- Sự phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng số lượng người trong tầng lớp trung lưu
- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong bảo
hiểm
- Chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- BHYT Nhà nước đã đạt được bao phủ toàn dân
Nhân tố vế cung
- Năng lực bảo hiểm
- Sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ với quyền lợi đa dạng đáp ứng nhu cầu BHSK ở
các phân khúc khác nhau
- Chất lượng dịch vụ được cải thiện - Cạnh tranh trên thị trường BHSK
- Thủ tục yêu cầu bồi thường phức tạp
- Chất lượng đội ngũ nhân
viên, đại lý BHSK
- Số lượng bệnh viện bảo lãnh viện phí cịn hạn chế Nhân tố
vế cầu
- Nhận thức và thái độ đối với rủi ro và
bảo hiểm sức khoẻ được cải thiện - Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ gia tăng
- Phí bảo hiểm cao so với thu nhập bình qn
4.3.1. Nhân tố trong mơi trường vĩ mơ
Các nhân tố trong môi trường vĩ mô bao gồm: BHYT Nhà nước, Điều kiện kinh tế - xã hội và Chính sách của Nhà nước. Trong đó nhân tố BHYT Nhà nước được 5/8 nhóm đồng ý là có ảnh hưởng đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam, các
nhóm khơng đồng ý bao gồm nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 7. Ơng D2 cho rằng BHYT Nhà nước mặc dù đã có sự phát triển vượt bậc trong vài năm trở lại đây khi đạt mức
bao phủ toàn dân, tuy nhiên BHYT Nhà nước cũng bộc lộ những nhược điểm khi chưa
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bộ phận người dân có thu nhập khá, trong khi đó
BHSK phi nhân thọ lại hướng đến tầng lớp dân cư có thu nhập khá trở lên do đó
BHYT Nhà nước khơng phải là nhân tố có sự ảnh hưởng đến thị trường BHSK phi
nhân thọ tại Việt Nam. Ông A4 cũng bổ sung thêm ý kiến: rất nhiều DNBH trên thị trường đã cho khách hàng thanh toán cả BHYT Nhà nước và BHSK phi nhân thọ khi đi khám chữa bệnh, khách hàng được chi trả nhiều hơn từ cả BHYT Nhà nước và
mua thêm BHSK phi nhân thọ bên cạnh BHYT Nhà nước. Trong khi đó, đại diện
nhiều ý kiến đồng ý về sự tác động của BHYT Nhà nước đối với thị trường BHSK
phi nhân thọ tại Việt Nam, ông B6 lập luận rằng BHYT Nhà nước có độ bao phủ
tồn dân và chi phí (phí bảo hiểm) lại rẻ hơn nhiều so với BHSK phi nhân thọ nên không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của sự phát triển BHYT Nhà nước đến thị trường BHSK phi nhân thọ. Như vậy, có thể nói BHYT Nhà nước có ảnh hưởng chưa rõ ràng đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam.
Đối với nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội, các nhóm thảo luậncũng như các đáp
viên đều nhất quán cho rằng sự phát triển kinh tế - xã hội là một nhân tố quan trọng
hàng đầu tác động đến sự phát triển của thị trường BHSK phi nhân thọ. Bà B7 phân
tích rằng theo lý thuyết động lực trong tâm lý học của Maslow, nhu cầu mua BHSK
phi nhân thọ nằm trong nhóm các nhu cầu về sự an toàn của con người (Maslow & Lewis, 1987). Nhu cầu này chỉ phát sinh khi con người đã thoả mãn các nhu cầu sinh
học ở bậc thứ nhất, và để đạt được điều này thì nền kinh tế phải phát triển đến trình độ nhất định, khi đó người dân có mức thu nhập vượt qua các nhu cầu sống tối thiểu.
Ngoài ra, Bà A3 cũng đưa ra quan điểm về mối liên hệ giữa thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam và cơ sở vật chất của ngành y tế ở Việt Nam cũng như thị trường
chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam. Bà cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tác
động đến nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân, dẫn đến sự tăng trưởng của khu
vực y tế tư nhân tạo ra sự khác biệt giữa BHYT Nhà nước và BHSK phi nhân thọ, góp phần ảnh hưởng tích cực đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam. Ông D1,
Ơng D3 và Bà C6 có chung nhận định về tầm quan trọng cả điều kiện kinh tế - xã hội
đối với thị trường BHSK phi nhân thọ: Kinh tế xã hội ở Việt Nam phát triển, sự hội
nhập đã kéo theo dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi có thói quen mua BHSK phi nhân thọ như một quyền lợi cơ bản của người lao động. Đây là một trong cú hích đối với sự phát triển của thị trường
BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam đối với phân khúc bảo hiểm nhóm.
Kinh tế - xã hội ở Việt Nam phát triển đã đẩy mạnh sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ 4.0 đã và đang thay đổi
mọi ngành nghề trong đó có ngành kinh doanh bảo hiểm. Ông B2, Ông B3, Ông C1,
Ơng C5 và Bà A5 đều cho rằng cơng nghệ 4.0 đang giúp cho ngành bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm sức khoẻ nói riêng phát triển một cách bền vững. Ông C1 cho biết rất nhiều DNBH hiện tại đang có các ứng dụng trên điện thoại thông minh
khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn và nâng cao hơn sự hài lòng, giúp giữ chân khách hàng cũ và gia tăng thêm các khách hàng mới. Đã có một vài DNBH cung cấp
các dịch vụ chi trả, bồi thường nhanh BHSK với thủ tục đơn giản, thuận tiện trên các
ứng dụng này. Ngồi ra cịn phải kể đến các mạng xã hội, trang thương mại điện tử
như Tiki, Shopee, Lazada, hay trang website thông tin của DNBH đã đưa DNBH tiếp
cận khách hàng nhanh và tiện lợi hơn bao giờ hết. Chính vì vậy mà cơng nghệ 4.0 đã,
đang và sẽ ảnh hưởng tích cực đến thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam.
Các chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cũng như về phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đều có sự ảnh hưởng đáng kể đến sự phát
triển của thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam. Ông A1 cho biết Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã thể
hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong cơng tác chăm sóc sức khoẻ và đời
sống nhân dân. Nghị quyết đã đề ra các mục tiêu và giải pháp là một trong định hướng quan trọng để thúc đẩy cơng tác chăm sóc sức khoẻ cũng như phát triển thị trường
BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam nhằm tăng cường an sinh xã hội. Bên cạnh đó, lĩnh vực bảo hiểm thương mại cũng được chú trọng quan tâm khi Quyết định số 193/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được ban hành vào ngày 15 tháng 02 năm 2012. Định hướng
này đã có ảnh hưởng tích cực đến thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị
trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam nói riêng, tạo khung khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm, môi trường pháp lý đồng bồ, đơn giản hoá, hạn chế thủ tục hành
chính, từ đó duy trì tốc độ tăng trưởng cao cho thị trường BHSK phi nhân thọ tại Việt Nam trong thời gian qua. Mặc dù vẫn còn một số quy định chưa rõ ràng và vướng mắc nhưng nhờ vào Quyết định này, công tác quản lý, giám sát Nhà nước về bảo hiểm
thương mại được thúc đẩy, vướng mắc của DNBH được kịp thời tháo gỡ, thị trường
hoạt động lành mạnh, minh bạch, ổn định hơn. Bổ sung cho ý kiến của ơng A1, Ơng