Thành phần hóa học của cây Thóc lép (Desmodium gangeticum (L.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ở cây thóc lép (desmodium gangeticum (l ) dc ) (Trang 32 - 34)

PHẦN 1 : TỔNG QUAN

1.4 Giới thiệu về cây Thóc lép (Desmodium gangeticum (L.) DC.)

1.4.2 Thành phần hóa học của cây Thóc lép (Desmodium gangeticum (L.)

DC.).

Qua nhiều cơng trình nghiên cứu và phân tắch của nhiều nhà khoa học có thể khái quát thành phần hóa học của cây Thóc lép như sau:

- Các nghiên cứu hóa học về thành phần của Desmodium gangeticum (L.) DC. được thực hiện bởi Avasthi và Tewari (1955a,b,c) [41] [42] [43].

- Theo những nghiên cứu khoa học thấy rằng cây này có chứa các alkaloid như tryptamines, phenethylamines và N-oxids của chúng, pterocarpanoids như gangetin, gangetinin, desmodin và desmocarpin , phospholipids, sterols và các flavone glycosides, 4’,5,7-trihydroxy-8-prenylflavone-4’-O-α-L-rhamnopyranosyl- (1-6)-β-D-glucopyranoside, 8-C-prenyl-5,7,5’ -trimethoxy-3’,4’ -methylenedioxy flavone (Ghosal và Banerjee, 1969; Purushothaman et al., 1971, 1975; Rastogi et al., 1971; Ingham và Dewick, 1984; Mukat và Varshney, 1986; Yadava và Tripathi, 1998; Yadava và Reddy, 1998) , các sterol, N,N-dimethyltryptamine, 5- methoxy-N,Ndimethyltryptamine, các oxide và các dẫn xuất khác của chúng được phân lập từ các bộ phận trên không (Behari and Varshney, 1986) [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52].

15

- Theo các nghiên cứu hóa học trên thế giới , thì đã khám phá ra rằng trong lồi cây này có chứa các alkaloid như tryptamine, phenethylamine và các N-oxide của chúng (Ghosal và Banerjee, 1969) [44]; pterocarpanoids như gangetin, gangetinin, desmodin, và desmocarpin (Purushotaman et al., 1971, 1975; Ingham và Dewick, 1984) [45] [46] [48]; phospholipids (Rastogi et al., 1971) [47], sterols như 24-ethylcholesta-5, 22-diene-3-ol; 24-ethylcholest-5-en-3β-ol và 24- methylcholest-5-en-3β-ol (Mukat và Varshney, 1986) [49], flavone glycosides như 4’,5,7-trihydroxy-8-prenylflavone-4’-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-6)-β-D-

glucopyranoside và 8-C-prenyl-5,7,5’-trimethoxy-3’,4’- methylenedioxy flavone (Yadava và Reddy, 1998; Yadava và Tripathi, 1998) [50] [51].

- Theo kết quả chiết tồn bộ cây của cây Thóc lép trong nghiên cứu của Pushpesh Kumar Mishra và các cộng sự vào năm 2005 phân lập được 19 hợp chất sau: trans-5-hexadecenoic acid; 1-tritriacontanol; 1-heptadecanol; β-sitosterol; β- amyrone; gangetin; glycosphingolipid; 5-methoxy N,N-dimethyl tryptamine; pentadecanoic acid-3-(6-aminomethyl-3,4,5-trihydroxy-tetrahydro-pyran-2- yloxy)-2-pentadecanoyloxy-propyl ester; 8-C-prenyl-5,7,5’ -trimethoxy 3’ ,4’ - methylene dioxy flavone; salicylic acid; 5-O-methyl genistein 7-O-β-D- glucopyranoside; 3,4-dihydroxy benzoic acid; kaempferol 7-O-β-D- glucopyranoside; 5-methoxy N,N-dimethyl tryptamine Nb-oxide; 3-O-β-D- glucopyranoside-β-sitosterol; rutin; quercetin 7-O-β-D-glucopyranoside; uridine triacetate [40].

- Gần đây pterocarpan, gangetial mới được tìm thấy từ chiết xuất chloroform của rễ cây Desmodium gangeticum (Varaprasad et al., 2009) [53].

Như vậy, trên thế giới việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây Thóc lép đã được tiến hành từ rất sớm (1955), và số lượng nghiên cứu về thành phần cũng như hoạt tắnh của các hợp chất phân lập được từ chúng cũng không phải là một con số nhỏ, đủ để thấy Thóc lép cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc đóng góp vào nên khoa học và y học trên thế giới. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về cây Thóc lép cũng chưa nhiều, và nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tắnh sinh học của cây Thóc lép vẫn cịn rất hạn chế.

16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học ở cây thóc lép (desmodium gangeticum (l ) dc ) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)