1.4. Hóa chất sử dụng trong caosu [15]
1.4.4. Chất lưu hóa [15]
a. Dicumyl Peroxit (DCP)
Danh pháp: Bis (1-metyl-1-phenyl etyl) peroxit Cơng thức phân tử: C18H22O2.
Hình 1. 20 Cơng thức cấu tạo của DCP
Tính chất:
- Tinh thể màu trắng, khối lượng riêng 1,56 g/cm3 ở 25°C. - Nhiệt độ nóng chảy: 39 - 42°C
- Nhiệt độ phân hủy: 120 - 125°C.
- Khơng hịa tan trong nước, dễ tan trong cồn, ete, axit axetic, benzen. - Chỉ số khúc xạ: 1,5360
ráo, tối, tránh ánh sáng.
Thời gian bán phân hủy của DCP theo nhiệt độ được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1. 8 Thời gian phân hủy của DCP theo nhiệt độ
Nhiệt độ, °C K, min-1 T1/2, min
150 0,056757 12,20
155 0,074249 9,33
160 0,096562 7,17
165 0,150188 4,61
b. Lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh là một chất tồn tại trong tự nhiên với độ ổn định nhiệt khác nhau. Dạng tồn tại nhiều, bền vững với nhiệt độ bình thường là dạng α. Lưu huỳnh dạng α là các tinh thể hình thoi, màu vàng, khối lượng riêng 2,07 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 113°C. Lưu huỳnh dạng α dễ tan trong sunfua cacbon.
Khi đun nóng chảy lưu huỳnh rồi làm lạnh từ từ đến nhiệt độ khí quyển thu được lưu huỳnh dạng β. Lưu huỳnh dạng β có màu vàng thẫm, tinh thể hình kim, nhiệt độ nóng chảy 119°C, khối lượng riêng là 1,96 g/cm3. Lưu huỳnh dạng β không bền vững ở nhiệt độ dưới 96°C.
Phân tử lưu huỳnh có cấu tạo mạch vòng gồm 8 nguyên tử. Năng lượng liên kết S-S trong vòng từ 243 KJ/mol đến 260 KJ/mol. Cùng với sự thay đổi nhiệt độ, cấu tạo mạch vịng cũng khơng ổn định.
Hoạt động hóa học của lưu huỳnh trong hỗn hợp cao su phụ thuộc vào sự có mặt của các xúc tiến lưu hóa.
Để lưu hóa cao su, lưu huỳnh thường được đưa vào hợp phần cao su trong quá trình hỗn luyện ở dạng bột mịn với những đặc trưng kỹ thuật sau:
Bảng 1. 9 Thành phần lưu huỳnh Lưu huỳnh ≥ 99,9 (%) Lưu huỳnh ≥ 99,9 (%) Khoáng chất (tro) < 0,05 (%) Hợp chất hữu cơ < 0,06 (%) Độ ẩm ≤ 0,05 (%) Độ axit tính theo H2S04 ≤ 0,005 (%)
Cần phải cho vào hợp phần cao su một hàm lượng lưu huỳnh thích hợp. Hàm lượng lưu huỳnh trong hợp phần cao su thông dụng từ 2 - 3 pkl.