Chênh lệch nồng độ của PM trong mẫu nền và mẫu đốt

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khí nghiên cứu thí điểm tại đồng bằng tây nam bộ (Trang 102 - 104)

Tỷ lệ trung bình trong mẫu đốt của PM10/TSP là 0,82 (từ 0,73 đến 0,89) trong khi đó tỷ lệ trung bình của PM2,5 /PM10 là 0,89 (từ 0,8 đến 0,97) (Hình 3.4). Những kết quả này chỉ ra rằng các hạt bụi mịn (PM2,5) có vai trị đóng góp chính so với các hạt bụi có kích thước lớn hơn. Những kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả được thực hiện ở Thái Lan, trong đó bụi mịn PM2,5 cũng được xác định có đóng góp chính vào thành phần bụi từ q trình đốt rơm rạ [115]. Phát hiện này rất có ý nghĩa và cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn trong việc đánh giá các nguy cơ đối với sức khỏe của các hạt bụi mịn được phát thải từ quá trình đốt rơm rạ đối với cộng đồng địa phương. N ồng đ ộ (µg /m 3 )

90

Hình 3.5. Tỷ lệ % phân bố giữa các dải bụi trong mẫu đốt tại các địa điểm nghiên cứu

3.3.2. Tác động của PAHs trên bụi

3.3.2.1. Nồng độ PAHs trên bụi

a) Nồng độ PAHs trong môi trường nền

Nồng độ của PAHs trên bụi trong mẫu nền và trong mẫu đốt rơm rạ ngồi đồng ruộng được trình bày trong Bảng 3.2. Nồng độ trung bình của ∑ 16PAHs trên TSP trong mẫu nền là 3,18 ± 0,81 ng/m3 tại Vĩnh Long và 3,84 ± 0,96 ng/m3 tại Cần Thơ, trong khi chúng là 2,71 ± 0,71 ng/m3 tại Vĩnh Long và 2,54 ± 0,85 ng/m3 tại Cần Thơ trên PM10 (Hình 3.6 và Hình 3.7). Một nghiên cứu được thực hiện trong vụ xuân hè ở miền Bắc Việt Nam cũng cho kết quả tương tự [17]. Kết quả so sánh cho thấy, khơng có sự khác biệt đáng kể về nồng độ của các PAHs tại các vị trí lấy mẫu khác nhau. Các địa điểm lấy mẫu trong nghiên cứu này được đặt ở giữa cánh đồng, không bị ảnh hưởng bởi các cơ sở công nghiệp và khu dân cư. Như phần trên đã trình bày, 16 PAHs được liệt kê theo danh mục của US-EPA và được chia thành hai nhóm. Nhóm 1 được định nghĩa là PAHs gây ung thư (cPAHs), bao gồm B[a]A, Chry, B[b]F, B[k]F, B[a]P, D[ah]A và I [1,2, 3-cd] P. Nhóm 2 được định nghĩa là các PAHs khơng gây ung thư (ncPAHs) với Nap, Acy, Ace, Flu, Phe, Ant, Fth, Pyr và B[ghi]P. Nếu xét về sự đóng

91

góp của PAHs từ q trình đốt sinh khối thì B[a]A, Chry, D[ah]A và I[1,2,3-cd]P, thuộc nhóm cPAHs và được xác định là các hợp chất PAHs chiếm ưu thế trên bụi. Xét về khả năng độc hại đối với sức khỏe con người, B[b]F và B[a]P được quan tâm nhiều nhất [147]. Nồng độ trung bình của cPAHs và ncPAHs trong mẫu nền lần lượt là 0,75 ± 0,30 ng/m3 (22%) và 2,71 ± 0,72 ng/m3 (78%) đối với TSP; 0,54 ± 0,25 ng/m3 (21%) và 2,01 ± 0,70 ng/m3 (79%) đối với PM10. Trong nhóm cPAHs, nồng độ của B[b]F và B[a]P chiếm ưu thế trên cả TSP và PM10. B[b]F chiếm 34% của nhóm cPAHs trên TSP và 38% của nhóm cPAHs trên PM10, trong khi B[a]P chiếm 28% của nhóm cPAHs trên TSP và 32% của nhóm cPAHs trên trên PM10

Nap Acy Ace Flu Phe Ant Fth Pyr B[a]A Chry B[b]F B[k]F B[a] P D[a, h]A B[g, h,i]P I[1,2 ,3-c d]P 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 N ồn g độ (µ g/ m 3)

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ phát thải của hoạt động đốt rơm rạ và khả năng tác động của chúng đến chất lượng không khí nghiên cứu thí điểm tại đồng bằng tây nam bộ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)