Quy định về thu gom, xử lý nước thải

Một phần của tài liệu LA HoAnhTuan-Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 88 - 92)

3.2. Thực trạng các quy định về quản lý nguồn thải vào môi trường nước

3.2.2. Quy định về thu gom, xử lý nước thải

Luật BVMT năm 2020 dành Mục 5 gồm các Điều 86, Điều 87 để quy định về quản lý nước thải. Theo đó, đơ thị, khu dân cư tập trung mới; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm cơng nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, trừ trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định (Điều 86, Luật BVMT năm 2020) [21]. Tất cả nguồn nước thải phải được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Đối với nước thải phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngồi khu đơ thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải; tổ chức, hộ gia đình tại khu dân cư khơng tập trung thì phải thu gom, xử lý tại chỗ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Để hướng dẫn triển khai các nội dung trên, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, có bao gồm hướng dẫn chi tiết về công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải tại chỗ; Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/2021 quy định cơng trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thốt nước thải đơ thị, khu dân cư tập trung.

Về thoát nước và xử lý nước thải, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thốt nước và xử lý nước thải, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật quy định về quy hoạch thoát nước (lượng nước thải và nước mưa; mạng lưới thốt nước; nguồn tiếp nhận) của đơ thị, khu cơng nghiệp, khu dân cư nông thôn tập

trung theo Luật Quy hoạch và Luật Xây dựng (Điều 5); việc vận hành hệ thống thốt nước thải phải tn thủ các quy trình quản lý, vận hành đã được phê duyệt (Điều 22); việc xử lý nước thải phi tập trung áp dụng đối với khu vực khơng có khả năng hoặc chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng (Điều 23) [5]. Việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực. UBND cấp tỉnh quy định phân cấp, quản lý thống nhất các điểm xả; giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước trên địa bàn tỉnh xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận theo quy định của Luật BVMT và Luật TNN (Điều 26) [5].

Thực tiễn quản lý nước thải ở Việt Nam cho thấy một số kết quả khả quan. Giai đoạn 2016-2020, chỉ tiêu về tỷ lệ KCN, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống XLNT tập trung đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Năm 2015, chỉ tiêu này đạt khoảng 74,9%; đến năm 2020, chỉ tiêu đạt khoảng 90%. Trong số các KCN có hệ thống XLNT tập trung, đã có 90,9% lắp đặt thiết bị quan trắc tự động. Tuy nhiên, Tỷ lệ CCN đã đầu tư hệ thống XLNT tập trung vẫn còn thấp, chỉ đạt 17,2% vào năm 2020 [34, tr. 136].

Bảng 3.1 - Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020

Bảng 3.2 - Tỷ lệ cụm cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020

Tình hình xử lý nước thải đơ thị chưa được như mong muốn. Cả nước hiện có 49 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đã đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế 1.181.380 m3/ngày đêm; hệ thống thốt nước trên tồn quốc đạt 60% nhưng tổng lượng nước thải được thu gom, xử lý tại các đơ thị cịn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 15%. Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho biết, hiện thành phố có khoảng 5.735,44 km cống rãnh; 254,2 km mương, sơng, kênh; 40.407 ga thu; 110.025 ga thăm các loại; 125 hồ điều hịa; 10 trạm bơm thốt nước mưa chính. Hiện nay thành phố đã có 6 nhà máy xử lý nước thải đưa vào hoạt động gồm: Kim Liên (công suất 3.700 m3/ngày đêm), Trúc Bạch (công suất 2.300 m3/ngày đêm), Bảy Mẫu (công suất 13.300 m3/ngày đêm), Yên Sở (công suất 200.000 m3/ngày đêm), Bắc Thăng Long – Vân Trì (42.000 m3/ngày đêm), Hồ Tây (15.000 m3/ ngày đêm). Các nhà máy xử lý nước thải này chỉ xử lý được 22% số lượng nước thải ra hằng ngày, còn tới 78% vẫn đang được xả thẳng ra môi trường [95].

Tại Đà Nẵng theo thống kê, tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu vực đô thị là gần 900.000 m3/ngày đêm. Trong khi đó, tổng cơng suất thiết kế của các trạm xử lý nước thải đô thị đang vận hành mới khoảng 284.300 m3/ngày đêm (tức chỉ có khoảng 1/3 khối lượng nước thải được xử lý) [95].

Nước thải đô thị cũng là vấn đề nhức nhối của TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo của thành phố này cho biết, ước tính lượng nước thải từ sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 1.579.000 m3/ngày đêm. Hiện thành phố đang vận hành 03 nhà

máy xử lý nước thải đô thị tập trung với tổng công suất 302.000 m3/ngày đêm gồm: Bình Hưng giai đoạn 1 (cơng suất 141.000 m3/ ngày đêm), Bình Hưng Hịa (cơng suất 30.000 m3/ ngày đêm), Tham Lương – Bến Cát (công suất 131.000 m3/ngày đêm). Nếu tính lượng nước thải được xử lý cục bộ tại khu dân cư mới, chung cư, công nghiệp, thương mại – dịch vụ (không bao gồm nước thải từ khu cơng nghiệp) thì tổng lượng nước thải thu gom xử lý của toàn thành phố là 370.624 m3/ngày đêm (đạt tỷ lệ 21,2%) [95].

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải đô thị chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân lớn nhất là kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống XLNT rất lớn, chi phí bảo dưỡng, vận hành cũng rất lớn. Theo ước tính của World Bank, Việt Nam cần tới 8,3 tỷ đô la Mỹ để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đơ thị vào năm 2025 [95].

Về mặt chính sách, pháp luật, hiện nay cũng cịn một số vướng mắc, khó khăn:

Thứ nhất, quy hoạch đơ thị và xây dựng hệ thống XLNT khơng có sự

thống nhất. Hệ thống XLNT xây dựng sau khi các khu dân cư đã sinh sống ổn định, tuy nhiên tốc độ đầu tư xây dựng mạng lưới đấu nối thường chậm hơn so với đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Khi xây dựng, các hộ gia đình đã chủ động bố trí hệ thống nước thải sinh hoạt nên khơng muốn đấu nối. Nhiều vấn đề kỹ thuật khác như một số hộ thiết kế đường ống thoát nước thấp hơn mặt đường và thấp hơn hệ thống đường ống chung, nên khi đấu nối nước thải của gia đình khơng thể chảy vào đường ống chung, cũng dẫn đến người dân không muốn đấu nối. Một thống kê của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, 60% hộ gia đình Việt Nam đã đấu nối xả nước thải vào hệ thống thốt nước cơng cộng, nhưng hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt và chỉ có khoảng 10% được xử lý. Mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém ước tính khoảng 780 triệu đô la Mỹ mỗi năm [118].

Thứ hai, dù hệ thống XLNT được quan tâm đầu tư nhưng giá dịch vụ

thoát nước và xử lý nước thải quá thấp, trung bình chỉ bằng 10% giá nước sạch, trong khi khả năng thu hồi chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vận hành và bảo

dưỡng hệ thống XLNT cịn thấp, thậm chí một số nhà máy khơng đủ khả năng vận hành buộc phải đóng của, tạm ngừng hoạt động [121].

Thứ ba, về việc đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của doanh nghiệp.

Trạm xử lý nước thải tập trung chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, mối quan hệ giữa các trạm xử nước thải tập trung với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp khơng bắt buộc dùng. Cịn làm thế nào để bắt buộc doanh nghiệp đấu nối về công tác xử lý nước thải thì khơng phải thuộc thẩm quyền của trạm mà thuộc các cơ quan chức năng và quy định về chế tài xử lý các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không sử dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung này hồn tồn khơng có [67].

Thứ tư, theo quy định hiện hành, các khu cơng nghiệp phải có hệ thống

thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt QCKT môi trường nhưng lại không quy định QCKT được áp dụng như thế nào vì nhóm QCKT về nước thải cơng nghiệp có thể áp dụng theo QCKT quốc gia về nước thải cơng nghiệp nói chung hoặc áp dụng QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp của một số ngành.

Thứ năm, trong giai đoạn xử lý, thu gom nước thải thiếu các quy định

kiểm tra, giám sát việc xử lý nước thải và nước thải sau xử lý có đạt tiêu chuẩn hay khơng thì đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, dẫn đến khó khăn trong cơng tác thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu LA HoAnhTuan-Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w