Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 67 - 79)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phương pháp thực nghiệm

- Để đánh giá KNTH ở HS, chúng tơi tiến hành xây dựng bộ tiêu chí. Căn cứ vào các tiêu chí được đặt ra để tiến hành đo mức độ đạt được của KN theo thời gian. Tiến hành TN theo mục tiêu (khơng có lớp đối chứng) trên 4 lớp 10 ở trường THPT Vĩnh Trạch (2 lớp) và THPT Nguyễn Khuyến (2 lớp) trên địa bàn tỉnh An Giang. Các lớp này có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau (thông qua điểm số năm học trước và điểm thi tuyển sinh 10 đầu vào).

- Trong q trình TN, chúng tơi kết hợp với các GV bộ môn ở trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá.

- Sử dụng kế hoạch dạy học của 2 chủ đề TN có các HĐHT nhằm rèn luyện KNTH cho HS đã được thiết kế trong chương 2.

- Chúng tôi tiến hành rèn luyện KNTH của HS thông qua việc tổ chức sử dụng các HĐHT để rèn luyện KNTH tương ứng với 3 giai đoạn: giai đoạn trước TN: HS chưa được rèn luyện KNTH thông qua các HĐHT để rèn luyện KNTH trong giáo án; giai đoạn trong TN: HS đã và đang được rèn luyện KNTH thông qua các HĐHT để rèn luyện KNTH trong giáo án; giai đoạn sau TN: HS đã được rèn luyện KNTH

- Tiến hành 3 lần kiểm tra nội dung kiến thức thuộc phần SHTB, Sinh học 10. + Lần 1: Kiểm tra giai đoạn trước TN (Trước khi dạy chủ đề: Cấu trúc tế bào). + Lần 2: Kiểm tra ở giai đoạn trong khi TN (Sau khi dạy chủ đề: Cấu trúc tế bào).

+ Lần 3: Kiểm tra sau TN (Sau khi dạy chủ đề. Phân bào).

- Chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá. Cả 3 bài kiểm tra đều sử dụng các dạng HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH, nội dung kiến thức và thời gian làm bài tương đương nhau. Sau đó, tiến hành đánh giá và so sánh kết quả (theo các tiêu chí) các bài làm của HS trước, trong và sau khi được rèn luyện về KNTH để nhận định tính khả thi của quy trình thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS phần SHTB, Sinh học 10.

3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm

Tiến hành đánh giá kết quả đạt được qua đánh giá mức độ của 3 bài kiểm tra và sau đó tiến hành lập bảng so sánh mức độ đạt được của từng tiêu chí trong bài kiểm tra.

3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Phân tích định lượng

Thống kê qua 3 lần kiểm tra, chúng tơi có được kết quả ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra KNTH của HS

Lần kiể m tra Số HS Kết quả Đạt ở mức độ cao (8 - 10 điểm) Đạt ở mức độ thấp (5 - 7 điểm) Chưa đạt (1 - 4 điểm) SL (%) SL (%) SL (%) 1 154 13 8.44 82 53.25 59 38.31 2 154 36 23.38 77 50.00 41 26.62 3 154 51 33.12 73 47.40 30 19.48

lần 1 lần 2 lần 3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 8-10 điểm 5-7 điểm 0-4 điểm

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được về KNTH của HS qua các lần kiểm tra

Qua kết quả bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 chúng tôi nhận thấy:

- Ở giai đoạn trước TN, mức độ đạt được về KNTH của HS còn thấp (61.69%) do HS chưa quen với KNTH, các em chưa biết và cũng chưa làm quen nhiều với những giáo án hướng các em đến KN tự tiếp thu, tự xử lí và ghi nhận kiến thức.

- Ở giai đoạn TN, đạt ở mức độ cao tăng lên rõ rệt (từ 8.44% đến 33.12%%) và tỷ lệ HS chưa đạt giảm xuống rõ rệt (từ 38.31% còn 19.48%)

- Khi HS đã quen dần với những giáo án thiết kế theo dạng rèn luyện KNTH, thì kết quả nghiệm thu rất khả quan. Tỷ lệ HS đạt mức độ thấp và cao tăng vượt bậc so với trước TN (từ 61.69% đến 80.52%) và tỷ lệ HS điểm thấp cũng giảm đi đáng kể.

Qua kết quả thống kê và nhận xét rút ra từ biểu đồ trên, chúng tôi thấy mức phát triển KNTH của HS đã được nâng lên và thay đổi đáng kể từ lúc trước TN (trước khi được rèn luyện KNTH) đến lúc sau TN (sau khi được rèn luyện). Điều đó cho chúng ta thấy phương pháp này có áp dụng có hiệu quả đối với HS.

Mức độ của từng tiêu chí: tiêu chí 1(HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và xác định được vấn đề cần giải quyết), tiêu chí 2 (HS lựa chọn và xử lý thông tin (trả lời câu hỏi, điền bảng, điền sơ đồ, điền chú thích tranh câm; lập bảng biểu, lập sơ đồ, lập bản đồ tư duy; giải BT thí nghiệm; …) để giải quyết được vấn đề đặt ra trong các HĐHT một cách hợp lý), tiêu chí 3 (HS vận dụng các kiến thức, KN đã học để giải quyết vấn đề trong các tình huống mới một cách hợp lý), được thể hiện qua bảng số liệu 3.3 và biểu đồ 3.2, 3.3, 3.4 sau đây

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp đánh giá tiêu chí mức độ qua 3 lần kiểm tra

chí kiểm tra Mức độ C Mức độ B Mức độ A SL % SL % SL % 1 154 1 59 38.31 82 53.25 13 8.44 154 2 55 35.71 77 50.00 22 14,29 154 3 43 27.92 64 41.56 47 30.52 2 154 1 59 38.31 82 53.25 13 8.44 154 2 43 27.92 78 50.65 33 21.43 154 3 31 20.13 72 46.75 51 33.12 3 154 1 59 38.31 82 53.25 13 8.44 154 2 42 27.27 85 55.20 27 17.53 154 3 29 18.83 83 53.90 42 27.27

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 lần kiểm tra

lần 1 lần 2 lần 3 0 10 20 3040 5060 70 8090 mức độ C mức độ B mức độ A

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 lần kiểm tra

lần 1 lần 2 lần 3 0 10 20 3040 5060 70 8090 mức độ C mức độ B mức độ A

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 lần kiểm tra

lần 1 lần 2 lần 3 0 20 40 60 80 100 mức đô C mức độ B mức độ A Nhận xét:

được giảm dần, cịn mức độ A thì ngược lại có tỷ lệ tăng dần qua mỗi lần kiểm tra ở mỗi tiêu chí. Trong đó tiêu chí 1 và 2 có mức A đạt được cao hơn tiêu chí 3.

Tiêu chí 1: Ở lần kiểm tra đầu tiên có đến 38.31% khơng xác định được nội

dung, 53.25% xác định được vấn đề nhưng chưa đầy đủ, chỉ có 8.44% xác định được, đúng vấn đề cần giải quyết. Qua thống kê cho thấy, việc rèn luyện cho HS KNTH cần phải thực hiện nhiều hơn nữa. Thơng qua các HĐHT, ta có thể thay đổi dần tiêu chí đề ra. Tỷ lệ HS HS khơng xác định được nội dung giảm xuống chỉ còn 27.92%, trong khi tỷ lệ HS HS xác định được, đúng vấn đề cần giải quyết tăng lên đến 30.52%.

Ở tiêu chí thứ 2: kiểm tra trước TN, có đến 38.31% HS khơng lựa chọn và xử

lý thông tin (trả lời câu hỏi, điền bảng, điền sơ đồ, điền chú thích tranh câm; lập bảng biểu, lập sơ đồ, lập sơ đồ tư duy; giải BT thí nghiệm; thực hành quan sát mơ hình) để giải quyết được vấn đề; 53.25 % HS lựa chọn và xử lý thông tin (trả lời câu hỏi điền bảng, điền sơ đồ, điền chú thích tranh câm; lập bảng biểu, lập sơ đồ, lập sơ đồ tư duy; giải BT thí nghiệm; thực hành quan sát mơ hình) để giải quyết được vấn đề nhưng chưa thấu đáo, chỉ có 8.44% HS lựa chọn và xử lý thơng tin (trả lời câu hỏi, điền bảng, điền sơ đồ, điền chú thích tranh câm; lập bảng biểu, lập sơ đồ, lập sơ đồ tư duy; giải BT thí nghiệm; thực hành quan sát mơ hình) để giải quyết được vấn đề một cách hợp lý. Điều này do các em chưa biết tiếp nhận nhiệm vụ học tập và xác định được vấn đề cần giải quyết (tiêu chí 1) và chưa được rèn luyện KN lựa chọn được nội dung phù hợp để thực hiện nhiệm vụ học tập, lựa chọn chính xác và phù hợp. Qua các lần rèn luyện, có thể thấy sự tiến bộ của HS, đa số các em đã biết cách lựa chọn được nội dung phù hợp để thực hiện nhiệm vụ học tập, lựa chọn chính xác và phù hợp. Sau q trình TN, có khoảng 33.12% HS lựa chọn và xử lý thơng tin (trả lời câu hỏi, điền bảng, điền sơ đồ, điền chú thích tranh câm; lập bảng biểu, lập sơ đồ, lập sơ đồ tư duy; giải BT thí nghiệm; thực hành quan sát mơ hình) để giải quyết được vấn đề một cách hợp lý (tăng 24.68%).

Và ở tiêu chí 3: Việc thiết kế và tổ chức HĐHT nhằm rèn luyện cho HS KNTH

mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy được NL của HS. HS đã chủ động hơn trong việc vận dụng kiến thức và thơng tin cũ để giải quyết tình huống mới. Nếu như

trước TN, tỷ lệ HS khơng vận dụng các kiến thức, KN đã học để giải quyết vấn đề trong các tình huống mới (38.31%) thì sau khi tiến hành TN, tỷ lệ này chỉ còn 18.83%, trong khi đó, tỷ lệ HS vận dụng các kiến thức, KN đã học để giải quyết vấn đề trong các tình huống mới một cách hợp lý tăng nhanh chóng (từ 8.44% đến 27.27%, tăng gấp 3 lần).

Qua kết quả thống kê trên, chúng tôi thấy rằng ở cả 3 tiêu chí, thì việc rèn luyện KNTH thơng qua nhóm KN thực hiện KHHT ngày 1 hiệu quả hơn qua mỗi lần kiểm tra. Điều này chứng tỏ việc tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10 đã được đề xuất là khả thi và có ý nghĩa thiết thực qua từng tiêu chí.

3.5.2. Phân tích định tính

Trong thời gian nghiên cứu và tiến hành TN sư phạm, kết hợp với kết quả thu thập được từ bài kiểm tra của HS và quan sát trong q trình giảng dạy, chúng tơi nhận thấy rằng: việc tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH đã có tác dụng tích cực đến khả năng nhận thức của HS, cụ thể như:

- Các HĐHT được thiết kế và tổ chức đã khơi dậy tính tích cực sáng tạo, lựa chọn và tiếp nhận thông tin, lôi cuốn các em vào bài học, các em khơng cịn thụ động lĩnh hội tri thức.

- Giai đoạn trước khi tiến hành TN, dù rằng HS có kiến thức nhưng khơng biết phát huy NL của mình, khơng biết phải lựa chọn được nội dung nào cho phù hợp, khoa học và chính xác để thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV đã giao, gây cảm giác lo lắng và chán nãn bộ mơn, thậm chí có HS rất sợ khi đến tiết Sinh học.

- Trong giai đoạn tiến hành TN: khơng khí lớp học sơi nổi, HS tiếp thu kiến thức một các chủ động, tích cực, khơng cịn phụ thuộc nhiều vào GV. Các KNTH của HS cũng phát triển rõ rệt, đặc biệt là các KN tư duy phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa,…từ đó hình thành nên các KN đọc và phân tích bảng biểu, đồ thị, sơ đồ; KN tóm tắt, KN lập bảng; KN phân tích lý giải kết quả thí nghiệm,…Các em thể hiện được điểm mạnh của bản thân, đồng thời hình thành nền tản kiến thức vững chắc về bộ mơn Sinh học. Khơng

những thế, HS cịn biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề mới trong cuộc sống.

- Việc tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH còn giúp các em phát triển các KN vận dụng tri thức thông tin vào thực tiễn như KN thực hành thí nghiệm, KN thảo luận,… đều được tăng lên rõ rệt.

- Kết quả kiểm tra của các bài sau đều cao hơn bài trước điều đó chứng tỏ cơ sở luận của đề tài mang tính khả thi và thực hiện có hiệu quả.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Tóm lại, việc tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10 thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép chúng tôi kết luận giả thiết khoa học của đề tài đặt ra là đúng đắn, khả thi, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Thực hiện mục đích đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã thu được những kết quả sau:

1.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10. Cụ thể như:

+ Xác định khái niệm tự học, KNTH, vai trò của việc rèn luyện KNTH. + Xác định cấu trúc của KNTH cần rèn luyện cho HS trong dạy học.

+ Xác định được các dạng HĐHT để rèn luyện KNTH của HS trong quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT.

1.2. Bước đầu điều tra thực trạng về dạy học để rèn luyện KNTH của HS trong môn Sinh học ở trường THPT, qua kết quả điều tra cho thấy việc rèn luyện KN, đặc biệt là KNTH cho HS chưa thực sự được chú trọng; đa phần GV nhận thức được

tầm quan trọng của việc rèn luyện KNTH cho HS nhưng chưa nắm vững kỹ thuật thiết kế và sử dụng các HĐHT để rèn luyện KNTH.

1.3. Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình SHTB, Sinh học 10 để xác định các dạng HĐHT nhằm rèn luyện KNTH cho HS bao gồm: Dạng hoạt động trả lời câu hỏi, hoàn thiện bảng biểu, sơ đồ, tranh câm; Dạng hoạt động thiết lập bảng biểu, sơ đồ, bản đồ tư duy; Dạng hoạt động giải BT thí nghiệm; Dạng hoạt động thực hành quan sát mơ hình, mẫu vật; Dạng hoạt động giải BT, BT tình huống. 1.4. Xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10 gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Thiết kế các HĐHT rèn luyện KNTH của chủ đề học tập (gồm 5 bước). Giai đoạn 2: Tổ chức các HĐHT rèn luyện KNTH (gồm 5 bước).

1.5. Thiết kế được 6 dạng hoạt động trả lời câu hỏi, hoàn thiện bảng biểu, sơ đồ, tranh câm; 3 dạng hoạt động thiết lập bảng biểu, sơ đồ tư duy; 4 dạng BT giải BT thí nghiệm; 4 dạng hoạt động thực hành quan sát mơ hình, mẫu vật và 15 dạng hoạt động giải BT, BT tình huống trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10.

1.6. Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá được hiệu quả và tính khả thi của việc tổ chức HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học chương I, chương II và chương III phần SHTB, Sinh học 10. Các HĐHT này đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS, phát huy được tính tích cực, sự tìm tịi, sáng tạo của HS và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tơi có một số kiến nghị sau:

2.1. Việc tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH của HS đem lại hiệu quả khá cao trong dạy học. Vì vậy, chúng tơi khuyến khích GV nên thiết kế và tổ chức thường xuyên hơn không chỉ ở phần SHTB mà thêm các phần khác ở bộ môn Sinh học cấp THPT.

2.2.Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ thiết lập được 5 dạng hoạt động để rèn luyện KNTH cho HS, chưa thiết lập được hoạt động trải nghiệm sáng tạo và 1 số hoạt động khác. Nếu có điều kiện, GV ở các trường THPT nên nghiên cứu và

sử dụng nhiều hơn các dạng hoạt động khác nhằm làm phong phú hơn nội dung tiết dạy và phát huy nhiều hơn nữa tính tích cực trong q trình học tập của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Võ Ngọc Bình (2013), Thiết kế và sử dụng phiếu học tập để rèn luyện cho học sinh

kỹ năng tự học trong dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12, luận văn Thạc sĩ Giáo

dục học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2001), Hướng dẫn học KHTN 6, NXB Giáo dục Việt

Một phần của tài liệu Luan van (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w