Bảo vệ sức khỏe

Một phần của tài liệu Phanthithuylinh-I2013182042-KHOA-LUAN-TOT-NGHIEP-1 (Trang 58)

(Nguồn : Internet )

Đối với sinh viên nói riêng và tất cả mọi người nói chung, yếu tố sức khỏe luôn là môi quan tâm hàng đâu của mọi người, khi có bất kì quyết định sử dụng hay tiêu dùng bất kì thứ gì điều người ta quan tâm đầu tiên sẽ là sức khỏe. và sinh viên cũng vậy, phần lớn sinh viên khi nhắc đến tiêu dùng xanh hoặc các sản phẩm mang yếu tố xanh và bảo vệ mơi trường thì sẽ có xu hướng nhiệt tình ủng hộ và thơng thường ít co

sinh viên nào phản đối vì họ nghĩ rằng nhắc đến thực phẩm hay sản phẩm xanh điều trước nhất sẽ là bảo vệ sức khỏe

Theo WHO 2012 Việc bảo vệ sức khỏe cho sinh viên hiện nay tại các trường đại học công nghiệp đang là mối lưu tâm đáng lo ngại, hiện nay cũng có một số ít trong sinh viên khi nhắc đến ý định mua hàng cũng sẽ ít lưu tâm đến sản phẩm xanh mà chỉ mua vì cần mua. Yếu tố sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất đối với các bạn sinh viên trường đại học cơng nghiệp thực phẩm Hồ Chí Minh, theo khảo sát có tới 80.2% bạn mua sản phẩm quan tâm tới sức khỏe, điều này thể hiện rằng yếu tố sức khỏe là một trong nhwuxng yếu tố mà sinh viên cũng như tất cả mọi người quan tâm nhất. Và marketing xanh cũng đã tác động được đến ý định mua sắm “xanh”, tiêu dùng “xanh” của các bạn sinh viên trường cơng nghiệp thực phẩm HCM.

Yếu tố có tác động mạnh nhất tới ý định mua TPX của người tiêu dùng sinh viên công nghiệp thực phẩm HCM là mối quan tâm tới mơi trường, yếu tố này giải thích tới 28,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Do vậy, các doanh nghiệp với định hướng phát triển và kinh doanh TPX trên địa bàn HCM nên cùng chung tay với các cấp chính quyền và các tổ chức phi chính phủ để nâng cao nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng với vấn đề mơi trường sống, từ đó gia tăng ý định mua TPX trong cộng đồng. Định hướng truyền thơng marketing hướng tới nhóm người trong độ tuổi 18-22 là rất quan trọng.

Cung cấp các thơng tin đầy đủ và chính xác lợi ích về mặt sức khỏe của TPX cũng như sự sẵn có của chúng có thể là một định hướng tốt để chúng ta tiếp thêm động lực và lan tỏa hiệu ứng nhóm. Cơ hội đối với sản phẩm xanh là rất khả quan tại thị trường HCM trong tương lai vì đây là khu vực có cơ cấu dân số trẻ, từ đó làm cho hiệu ứng nhóm có thể lan tỏa. Thêm vào đó trình độ học vấn của những người trẻ ngày càng nâng cao, từ đó gia tăng nhận thức và mối quan tâm tới môi trường.

2.5.2.Làm sạch môi trường

Thực tế cho thấy, những cải tiến công nghệ khiến cuộc sống của con người tiện lợi và gọn nhẹ bao nhiêu thì thiên nhiên lại bị tàn phá và ô nhiễm bấy nhiêu. Với những nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, một lượng lớn túi ni lơng, đồ tiêu dùng bằng nhựa khó tiêu hủy được xả thải ra mơi trường… Song, những việc làm tưởng chừng như bình thường này của mọi người đang dẫn đến những hậu quả khơn lường về việc biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, tình trạng xâm nhập mặt do nước biển dâng, các nguồn tài nguyên dần cạn kiệt do khai thác khơng khoa học, hợp lý...Chính vì thế yếu tố quan tâm tiếp theo của sinh viên trường công nghiệp thực phẩm HCM sẽ là yếu tố làm sạch môi trường, bảo vệ môi trường. Mua sắm xanh của sinh viên sẽ thúc đẩy quá trình tái chế các chất thải, từ việc thu gom, phân loại cho tới sản xuất và phát triển thị trường sử dụng các sản phẩm tái chế, vì thế khơng chỉ làm người tiêu dùng tiết kiệm được kinh phí mà cịn góp phần BVMT. Đồng thời, phát triển mua sắm xanh sẽ kích thích tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện mơi trường.

Hình 2. 8. Mơi trường xanh

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh của Chính phủ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chúng ta phải dung hòa được các giải pháp như nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, đặc biệt chú ý đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, vận động các doanh nghiệp cam kết thực hiện BVMT và cho ra thị trường những sản phẩm xanh, sạch an toàn, chất lượng.

Sinh viên có nghĩ là sẽ thấy một mơi trường làm việc,nơi mà mọi người ln có thói quen tiết kiệm điện,nước, hàng ngày chỉ mở máy điều hòa sau giờ bắt đầu làm việc 1 tiếng và tắt máy điều hòa sớm hơn 1 tiếng trước khi hết giờ làm, giảm năng lượng từ việc giảm độ sáng của màn hình máy vi tính, tận dụng cả 2 mặt giấy khi in và sử dụng trong nội bộ, sử dụng bút chì cho việc phác thảo ý tưởng hay ghi chép, nói khơng với thuốc lá,...??? Câu trả lời sẽ là: Sinh viên sẽ dễ dàng thấy những điều này tại Ikea, Wal Mart, HP hay Google,… Tất nhiên, chúng ta cịn có thể thấy ở rất nhiều, rất nhiều những công ty khác trên thế giới.

Chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của các sản phẩm xanh, chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm xanh cũng như lợi ích thiết thực trong bảo vệ môi trường đến cộng đồng, người tiêu dùng, người sản xuất để thu hút lực lượng tiêu thụ sản phẩm xanh và nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh.

Bản thân người tiêu dùng- Sinh viên cũng cần ý thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đối với môi trường, sức khỏe của cá nhân, cộng đồng vì sự phát triển bền vững cho mn đời sau và tích cực vận động người thân, gia đình thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, coi đây là trách nhiệm và vinh dự lớn lao của mỗi con người trong xã hội.

2.5.3. Nhận thức khi mua hàng

Để đi đến hành động mua, sinh viên sẽ cần phải trải qua một tiến trình gồm 5 giai đoạn cơ bản bao gồm: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thơng tin, đánh giá các phương án, quyết định mua, đánh giá sau khi mua.

Mở đầu của tiến trình mua là nhu cầu muốn được thỏa mãn của người sử dụng. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố kích thích nội ngoại.

Khi nhu cầu đủ lớn thì sẽ thơi thúc nhu cầu tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu. Khi tìm kiếm thơng tin người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn thơng tin từ gia đình, bạn bè hoặc từ các người bán hàng, quảng cáo sản phẩm hay cũng có thể là những kinh nghiệm, dùng thử sản phẩm mẫu. Nhờ kết quả của việc thu thập thơng tin người tiêu dùng có thể biết được nhãn hiệu của sản phẩm cũng như các đặc tính của chúng.

Để tiếp cận các sản phẩm xanh sinh viên sẽ tiếp xúc với các quảng cáo tại các phần mềm mạng xã hội. Hiện nay các doanh nghiệp đang tung chiến lược quảng cáo online và thơng qua đó sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận, nhìn thấy sản phẩm mình mong muốn thơng qua quảng cáo đó. Hoặc từ nhwunxg người thân khi đã tiêu dùng sản phẩm thuộc marketing xanh như ly giấy, ống hút giấy, rau tưới sạch khơng hóa chất,…

Tiếp đó, sinh viên sẽ triển khai đánh giá các phương án có khả năng thay thế cho nhau để đi đến lựa chọn nhãn hiệu quyết định mua. Khách hàng sẽ cân nhắc về các đặc tính, mẫu mã, chức năng, giá thành, điều kiện kinh tế,… để có thể đưa ra một sản phẩm phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.

Cuối cùng, sinh viên sẽ tập hợp danh sách sản phẩm lựa chọn theo thứ tự. Viêc mua thường dành cho những sản phẩm ưu tiên có thứ hạng cao nhất đạt được sự thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

Sau khi mua hàng, người tiêu dùng xanh – sinh viên có thể có hoặc khơng hài lịng về sản phẩm. Khách hàng chỉ hài lịng khi sản phẩm đó đạt được sự mong đợi của họ về mặt tính năng và cơng dụng. Dần dần sản phẩm đó sẽ có vị trí trong lịng của khách hàng dẫn đến hành vi mua lặp lại và giới thiệu cho những người xung quanh họ. Trái lại nếu họ khơng cảm thấy hài lịng với sản phẩm, khách hàng có thể chuyển sang sử dụng dịng sản phẩm của nhãn hiệu khác đồng thời có cái nhìn khơng đẹp đối với nhãn hiệu trước, họ sẽ bắt đầu lan truyền những thông tin, cảm nhận tiêu cực gây bất lợi cho doanh nghiệp đó.

2.5.3.1. Yếu tố tâm lí tác động đến nhận thức:

Động cơ: Một người có thể có nhiều nhu cầu ở vào bất kỳ thời kỳ nào trong cuộc sống của họ. Một số nhu cầu có tính chất bản năng, chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt mỏi,… Một số khác lại có nguồn gốc tâm lý, chúng phát sinh từ những trạng thái căng tâm lý như nhu cầu được công nhận, ngưỡng mộ hay kính trọng. Mọi nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi nó được tăng lên đến một cấp độ đủ mạnh.

Một động cơ hay sự thúc đẩy là một nhu cầu đang gây sức ép đủ để người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó, và sự thỏa mãn nhu cầu là giảm đi sự căng thẳng. Các nhà tâm lí đã phát triển nhiều lý thuyết về động cơ của con người, tiêu biểu là lý thuyết độngc ơ của A. Ma Slow và lý thuyết về động cơ của F. Herzberg.

Nhận thức: Theo B. Berelon và G. Steiner, nhận thức có thể định nghĩa như là “Tiến trình mà từ đó một cá nhan lựa chọn, tổ chức và giải thích các thơng tin nhận được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới”.

Nhận thức khơng chỉ tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của con người, vào sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng mà còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa nhân tố ấy với hoàn cảnh chung quanh và với đặc điểm cá nhân của người đó.

Người ta có thể có những nhận thức khác nhau đối với cùng một nhân tố tác động do có 3 q trình nhận thức như sau:

- Sự quan tam có chọn lọc: Hàng ngày người ta tiếp xúc với vơ số các tác nhân kích thích. Ví dụ, một người trung bình có thể tiếp xúc với hàng nghìn quảng cáo mỗi ngày. Dĩ nhiên người đó khơng thể chú tâm đến tất cả những tác nhân kích thích đó. Phần lớn những tác nhân kích thích đó bị sàng lọc đi. Một thách thức thực sự là làm thế nào giải thích được là người ta sẽ chú ý đến những tác nhân kích thích nào. Sau đây là một số kết quả thu được.

+ Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích có liên quan đến một nhu cầu hiện có: Linda sẽ chú ý đến những quảng cáo về máy tính bởi vì bà ta đang có động cơ muốn mua một máy tính. Và chắc chắn là sẽ khơng để ý đến những quảng cáo về thiết bị âm thanh nổi.

+ Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích mà họ đang mong đợi: Linda chắc chắn sẽ chú ý đến các máy tính chứ khơng phải những máy thu thanh khi đến một cửa hàng máy tính, bởi vì bà ta khơng mong đợi cửa hàng đó cũng bán cả máy thu thanh.

- Sự bóp méo có chọn lọc: Ngay cả những tác nhân kích thích đã được chú ý đến cũng khơng nhất thiết sẽ được tiếp nhận đúng như dự kiến. Mỗi người đều cố gị ép thơng tin nhân được vào khuôn khổ những ý nghĩ sẵn có của mình. Sự bó méo có chọn lọc mơ tả khuynh hướng con người muốn gán cho thơng tin những ý nghĩa của cá nhân mình. Chẳng hạn như Linda có thể nghe thấy nhân viên bán hàng nhắc tới những mặt tốt và xấu của máy tính IBM. Nếu Linda có nhiều thiện cảm với IBM, thì chắc chắn bà ta sẽ gạt bớt những điều khẳng định xấu để biện hộ cho việc mua một máy tính IBM. Người ta giải thích thơng tin theo cách ủng hộ chứ khơng phải thách thức những quan niệm đã sẵn có.

- Ghi nhớ có chọn lọc: Người ta sẽ quên đi nhiều cái mà họ học được. Họ có khuynh hướng giữ lại những thông tin ủng hộ thái độ và niềm tin của mình. Chính là vì sự ghi nhớ có chọn lọc mà Linda chắc chắn sẽ nhớ những điểm tốt đã được nhắc đến về máy tính IBM và quên đi những điểm tốt đã được nhắc đến về các máy tính cạnh tranh khác. Bà ta nhớ những điểm tốt của IBM là vì bà ta đã "nghiền ngẫm" chúng nhiều nhất mỗi khi bà suy nghĩ đến việc lựa chọn một máy tính.

Kiến thức: Các nhà lí luận về kiến thức cho rằng kiến thức của một người có được từ sự tương tác của những thơi thúc, tác nhân kích thích, những tình huống gợi ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. Sự thôi thúc là một nhân tố kích thích nội tại thúc đẩy hành động. Một người tiêu dùng có thể thơi thúc là muốn chủ động về

phương tiện đi lại, sự thôi thúc của anh ta đã trở thành một động cơ khi nó hướng vào một nhân tố kích thích cụ thể có khả năng giải tỏa sự thôi thúc, trong trường hợp này là một ly giấy hoặc một bịch ống hút giấy.

Niềm tin và quan điểm: Niềm tin là ý nghĩa khẳng định mà con người có được về những sự việc nào đó, niềm tin có thể dựa trên cơ sở những hiểu biết hay dư luận hay sự tin tưởng và có thể chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng của các yếu tố tình cảm.

Các nhà sản xuất, dĩ nhiên cần hết sức quan tâm đến những niềm tin mà cơng chúng có trong đầu về những sản phẩm và dịch vụ đó.

2.5.3.2. Yếu tố cá nhân tác động đến nhận thức mua hàng

Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác nhau. Dân chúng thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua qua các giai đoạn của cuộc đời họ. Khi còn ấu thơ, họ ăn thức ăn của trẻ nhỏ và ăn hầu hết các loại sản phẩm khi lớn lên và trưởng thành và ăn những thức ăn kiêng khi về già yếu. Sở thích của họ về thời trang, giải trí cũng thay đổi theo. Thơng thường sinh viên sẽ có xu hướng chạy theo trend và sở thích bắt trend nên nhận thức khi mua sắm tuổi tác cũng quyết định khá nhiều.

Những người làm marketing thường chọn lọc các nhóm khách hàng theo chu kỳ sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường mục tiêu của mình.

Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm khác nhau để phù hợp với nghề. Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng tới việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa của họ. Một người công nhân sẽ mua quần áo, giày dép, để phục vụ cho công việc của họ…Sinh viên đa số là lao động thấp vì cịn đang đi học nên đa số việc lựa chọn sản phẩm mua đều là các sản phẩm có giá thành rất rẻ nhưng phải chất lượng. Nhưng nhà làm marketing cần định dạng những nhóm nghề nghiệp có nhiều quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ tuổi hay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách sống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.

Phong cách sống của một người là sự tự biểu hiện của người đó được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống. Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp xã hội như nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng có thể có sự khác biệt trong phong cách

Một phần của tài liệu Phanthithuylinh-I2013182042-KHOA-LUAN-TOT-NGHIEP-1 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w