ĐÓNG:
Dưới triều Tự Đức và thời kỳ đầu Pháp chiếm đóng nước ta, tình hình trên càng trầm trọng thêm đến nỗi người ta khơng cịn thấy bóng cư dân trên bờ biển của đảo.
Đến năm 1868, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã chọn Phú Quốc làm căn cứ chống Pháp. Phú Quốc được chứng kiến những hoạt động chiến đấu cuối cùng của ông trên đảo.
Ngày 21 tháng 6 năm 1868, sau 5 ngày đánh chiếm và làm chủ thị xã Rạch Giá, Nguyễn Trung Trực rút về Hịn Chơng, rồi cũng nghĩa quân vượt biển ra đảo cố thủ.
Trước tiên ông ghé vào An Thới, rồi đưa
nghĩa quân lên đóng dọc Hàm Ninh. Vừa lúc đó lực lượng Pháp tìm bắt ơng cũng ra đến. Tại đây ơng dụng kế nghi binh, dụng chiến thuật “Làm ít hóa nhiều” bằng cách cho nghĩa quân đi vòng vào rừng, rồi đi ra mé biển cứ như thế, Pháp từ xa nhìn bằng ống nhịm tưởng qn Nguyễn Trung Trực đơng nên không dám đổ bộ, vã lại bờ biển Hàm Ninh q cạn tàu khơng thể cập bờ. Từ ngồi tàu, Pháp bắn vào, nghĩa quân cũng dùng súng tự chế kháng cự, thấy không lay
chuyển, tàu Pháp quay về Hà Tiên cho viện binh thêm. Huỳnh Công tấn cùng lính mà ta được điều động đã hùng hổ đổ bộ lên bờ Hàm Ninh.
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực kịp thời đi theo con đường mịn rút về Dương Đơng. Sau đó, lợi dụng địa thế sơng nước hiểm trở của sơng Cửa Cạn làm căn cứ phịng thủ.
Sau 100 ngày hoạt động, nhiều cuộc đụng độ diễn ra, lương thực cạn dần, lực lượng nghĩa quân lâm vào cảnh khốn quẩn. Mặc dầu dân trên đảo hết lòng ủng hộ nghĩa quân.
Cuối cùng, trận đánh quyết tử diễn ra từ bãi biển Cửa Cạn đến bãi biển Ông Lang,
Nguyễn Trung Trực sa vào tay giặc.
Bắt được, Pháp hết lời kêu gọi ông hợp tác, nhưng Nguyễn Trung Trực khẳng khái cự tuyệt. Vì thế, ngày 27 tháng 10 năm 1868 phải mang ông ra hành quyết tại Rạch Giá.
Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và hành quyết thì có thể coi quần đảo Phú Quốc bị đặt dưới quyền cai trị của Pháp hịan tồn.
Trong giai đoạn này, nạn cướp biển vẫn cịn xảy ra. Cư dân khơng được yên tâm khi đi từ nơi này đến nơi kia trên đảo. Ngoài bọn
cướp, trâu rừng và rắn độc cũng là mối hiểm họa của cư dân.
Họ chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, làm nước mắm, đốn cây xẻ ván … thỉnh thoảng các thuyền lớn từ Sài Gòn hoặc cam pốt đến mang theo gạo muối và chở thổ sản đi.
Cuộc sống dần dần yên ổn trở lại, nhờ vùng biển được canh giữ cẩn thận, Phú Quốc đã lấy lại sự tin tưởng , dân di cư đến dần.
Sau khi Pháp chiếm Phú Quốc một năm
(1869) Pháp tiến hành khảo sát tường tận về đảo. Những mỏ huyền và các vùng đất màu mỡ được quan tâm đặc biệt.
Năm 1874, Phú Quốc được nâng lên thành Tham Biên. Nhưng sau một năm phải giải thể vì kinh tế khơng phát triển đủ để tồn tại.
Khoảng 1890, vài người Pháp đặc quyền bảo lãnh tù nhân ra đảo làm khổ sai cho sở trồng dừa. Lần hồi thấy không kết quả do việc
chuyên chở xa xôi, tốn kém, không cạnh tranh được với các nơi khác.
Những năm đầu thế kỷ XX, Pháp thử nghiệm lập đồn điền cao su, chiêu mộ dân các nôi tới, nhưng cũng đã không thành công. Trong
giai đoạn này đất đai được khai thác quá qui mơ. Diện tích trồng tiêu cũng được mở rộng.
Năm 1920, Ngô Văn Chiêu được Pháp bổ làm Quận Trưởng quận Phú Quốc. Khi làm việc ở đây, ông thường dùng cơ bút để cầu tiên: xin đơn thuốc, hỏi thế sự nhằm giải tỏa tinh
thần, bỗng nhiên ông nhận được điềm linh ứng của Cao Đài Tiên Ông và thấy cảnh bồng lai hiện ra nơi bờ biển phía Tây “xinh đẹp” và yên tĩnh tách rời chốn trần gian … Ngô Văn Chiêu tự nhận đã được truyền đạo và cùng ban tâm tri lập ra đạo Cao Đài đạo giáo từ đây đã lan truyền khắp Nam Bộ.
Năm 1932, nhà sư Nguyễn Kim Muôn (Sư Muôn) đã thử nghiệm cải cách về nếp tu hành, áp dụng đạo Phật trong tình hình xã hội văn minh. Ơng tìm đến Phú Quốc cùng đệ tử dựng lên gần 20 thảo am làm cơ sở cho những ngơi chùa lớn sau này. Sau đó ơng về Sài Gịn mở chiến dịch tuyên truyền cho ra đời khoảng 10 đầu sách, với tham vọng
chấn hưng Phật giáo. Trong giai đoạn này báo chí Sài Gịn nhắc đến ơng rất nhiều. Năm 1945, nhân dân tín nhiệm, đưa ơng
lãnh đạo phong trào Thanh niên tiền phong. Khi Uy Ban Nhân Dân được thành lập (gồm 7 thành viên) ông được giao làm Ủy trưởng xã hội, uy tín ơng đến với nhân dân rất lớn.
Pháp tái chiếm Phú Quốc tháng 4 năm 1946, tinh thần ông dao động, hoạt động với tư cách cá nhân, bị giặc Pháp giam và hành huyết.
Vào cuối năm 1949 đầu năm 1950, “Mỹ giao cho quân đội Pháp khoảng 20.000 quân
chính qui Quốc dân đảng di tản khi lục địa Trung Hoa thuộc về Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đám tàn quân này được một trung đoàn Lê Dương Pháp quản lý, trong khu biệt lập ở phía Nam Phú Quốc. Họ đã xây dựng ở đây một doanh trại kết cấu bằng tranh tre khá khang trang. Họ ở đây mãi đến năm 1953 mới di chuyển về Đài Loan. Nhiều
người trong số họ trốn lại ở đảo lập gia đình, làm ăn sinh sống” (Sơn Nam).
Lợi dụng những cơ sở sẵn có, Pháp cho xây dựng nơi đây thành một nhà tù gọi là “Căn Cây Dừa” để giam giữ tù binh. Căn này rộng gần 4 hecta chia làm các khu vực A, B, C, D. số tù binh giam giữ có lúc lên đến 14.000 người. Họ là những người yêu nước và những người bị Pháp tình nghi tham gia lực lượng chống Pháp “Căn Cây Dừa” bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 1953 và chấm dứt tồn tại vào tháng 7 năm 1954, khi tù binh hai bên được giao trả.
Hơn một năm sau (1956) chính quyền Sài Gịn sửa sang lại các khu nhà đổ nát của “Căn Cây Dừa” để lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa”. Trại này giam giữ gần 1000 nam nữ chiến sĩ cách mạng. Đến năm 1957, số tù binh này được đưa ra Côn Đảo và về đất liền, trại này khơng cịn hoạt động nữa.
Đầu năm 1967, chính quyền Sài Gòn lại cho xây dựng trại giam tù binh Cộng Sản Việt Nam Phú Quốc tại thung lũng An Thới cách “Căn Cây Dừa” cũ 2km. Trại này rộng 40 hecta (gấp 10 lần “Căn Cây Dừa”) nằm dọc con đường 46, chia làm 12 khu, nhưng chỉ mới sử dụng 11 khu là đình chiến. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gịn ở miền Nam Việt Nam, giam giữ gần 40.000 tù binh cách mạng và 4.000 người vĩnh viễn nằm lại tại đây.
Đầu năm 1973, Hiệp định Paris ký kết, tù binh được trao trả và trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam Phú Quốc cũng khơng cịn nữa.
Đồng bào yêu nước trên đảo vẫn còn đấu tranh với tinh thần tự lực, tự tiếp tế. Cố gắng liên lạc thông tin với tổ chức trong đất liền, nhưng rất khó khăn.