Bài tập thảo luận về môi trƣờng kinh tế giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 31)

CHƢƠNG 2 : MÔI TRƢỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

3. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ

3.4. Bài tập thảo luận về môi trƣờng kinh tế giữa các quốc gia

Những chỉ số kinh tế nào của một quốc gia mà doanh nghiệp cần quan tâm khi tham gia kinh doanh quốc tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2

1. Những thành phần quan trọng trong mơi trƣờng văn hóa của một quốc gia?

2. Cho ví dụ về sự khác biệt về mơi trƣờng pháp lý của 2 quốc gia bất kỳ. 3. Tầm quan trọng của môi trƣờng kinh tế.

21

CHƢƠNG 3

MƠI TRƢỜNG THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ TỒN CẦU Mã chƣơng CKT212-03

Giới thiệu:

Thƣơng mại luôn đƣợc coi là một trong những động lực của phát triển kinh tế. Xu hƣớng mở cửa, tự do hoá thƣơng mại đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới ủng hộ. Cùng với thƣơng mại quốc tế, hoạt động đầu tƣ quốc tế có vai trị mạnh mẽ trong việc liên kết kinh tế toàn cầu.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày các nội dung liên quan đến thƣơng mại quốc tế + Trình bày các hình thức đầu tƣ quốc tế

+ Phân tích lợi ích của từng hình thức đầu tƣ quốc tế - Kỹ năng: So sánh các hình thức kinh doanh quốc tế

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình học tập, phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng bài

1. MƠI TRƢỜNG THƢƠNG MẠI TỒN CẦU 1.1. Lợi ích từ thƣơng mại quốc tế

Thƣơng mại quốc tế là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế. Đó là hoạt động mua bán, hoặc trao đổi hàng hóa và dịch vụ vƣợt ra khỏi biên giới các quốc gia. Thƣơng mại quốc tế mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng trên toàn thế giới. Nhờ có thƣơng mại quốc tế mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đáp ứng không chỉ cho thị trƣờng nội địa mà cho cả thị trƣờng nƣớc ngoài. Thƣơng mại quốc tế mang lại cho ngƣời tiêu dùng tại các nƣớc sự lựa chọn đa dạng hơn về hàng hóa và dịch vụ.

1.2. Sự can thiệp của Chính phủ đến hoạt động TMQT

1.2.1. Các căn cứ cho sự can thiệp của chính phủ vào thƣơng mại quốc tế

Bảo vệ việc làm và các ngành sản xuất trong nước: Sự can thiệp của

chính phủ vào thƣơng mại quốc tế là sự cần thiết của việc bảo vệ việc làm và các ngành sản xuất trong nƣớc khỏi sự cạnh tranh không bình đẳng từ nƣớc ngồi.

22

Bảo vệ an ninh quốc gia: Cần thiết phải bảo vệ các ngành sản xuất đƣợc

xem là thiết yếu đối với an ninh quốc gia của mình.

Trã đũa thương mại: Chính phủ nên sử dụng những cảnh báo can thiệp vào chính sách thƣơng mại nhƣ là một cơng cụ mặc cả nhằm giúp mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài.

Bảo vệ người tiêu dùng: Nhiều chính phủ từ lâu đã đặt ra những quy định

nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng khỏi những sản phẩm khơng an tồn. Tác động gián tiếp của những quy định nhƣ vậy thƣờng là hạn chế hoặc cấm việc nhập khẩu các sản phẩm nhƣ vậy.

Đẩy mạnh các mục tiêu trong chính sách đối ngoại: Các chính phủ đơi khi sử dụng chính sách thƣơng mại để hỗ trợ cho các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình. Một chính phủ có thể cho một nƣớc khác hƣởng các quy chế thƣơng mại ƣu đãi nếu muốn tăng cƣờng quan hệ với nƣớc đó. Chính sách thƣơng mại cũng đƣợc sử dụng để gây sức ép hoặc trừng phạt.

1.2.2. Các cơng cụ chính sách chính phủ sử dụng can thiệp đến hoạt động thƣơng mại thƣơng mại

Các chính phủ thƣờng sử dụng bảy cơng cụ chính sách để can thiệp đến hoạt động thƣơng mại, đó là: thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER), yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, các biện pháp hành chính và thuế chống bán phá giá. Thuế quan là công cụ truyền thống nhất của chính sách thƣơng mại.

1.2.2.1. Thuế quan

Thuế quan là một loại thuế đánh lên hàng nhập khẩu (hoặc xuất khẩu). Thuế quan có hai loại: Thuế đặc định (thuế theo lƣợng – specific tariff) đƣợc tính bằng một khoản cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu (ví dụ 3 USD đối với mỗi thùng dầu thô); Thuế theo giá trị (Advalorem tariff) đƣợc tính theo tỷ lệ dựa trên giá trị của hàng nhập khẩu. Trong hầu hết các trƣờng hợp, thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nƣớc khỏi sự cạnh tranh từ nƣớc ngoài bằng cách làm tăng giá bán của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên thuế quan cũng mang lại nguồn thu cho chính phủ.

Tác động của thuế quan đối với hàng nhập khẩu: Thuế quan phục vụ lợi ích của các nhà sản xuất trong nƣớc và khơng có lợi cho ngƣời tiêu dùng. Trong khi thuế quan bảo vệ ngƣời sản xuất khỏi các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngồi, thì hạn chế về lƣợng cung cũng đồng thời làm tăng giá cả trong nƣớc.

23

Thuế nhập khẩu làm giảm hiệu quả tổng thể của toàn bộ nền kinh tế bởi vì khoản thuế này sẽ khuyến khích các cơng ty nội địa sản xuất những sản phẩm mà theo lý thuyết có thể đƣợc sản xuất một cách hiệu quả hơn ở nƣớc ngoài. Kết quả dẫn đến các nguồn lực không đƣợc sử dụng một cách hiệu quả.

Đôi khi thuế quan cũng đƣợc đánh lên hàng xuất khẩu của một nƣớc tuy nhiên thuế xuất khẩu rất ít đƣợc sử dụng so với thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu có hai mục tiêu: đầu tiên là để mang lại nguồn thu cho ngân sách chính phủ, và thứ hai là để giảm khối lƣợng xuất khẩu của một ngành, thƣờng vì các lý do chính trị.

1.2.2.2. Trợ cấp

Trợ cấp là khoản tiền mà chính phủ trả cho nhà sản xuất trong nƣớc. Các khoản trợ cấp có thể có nhiều hình thức gồm có các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt, các khoản vay với lãi suất thấp, các khoản giảm thuế, hay là chính phủ tham gia mua cổ phần tại các cơng ty trong nƣớc. Bằng cách giảm các chi phí sản xuất, các khoản trợ cấp giúp cho các nhà sản xuất trong nƣớc theo hai cách: (1) cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và (2) giành thêm thị phần tại các thị trƣờng xuất khẩu.

Lợi ích chính của các khoản trợ cấp sẽ thuộc về các nhà sản xuất trong nƣớc khi mà sức cạnh tranh của họ trên thị trƣờng quốc tế tăng lên nhƣ là một kết quả của các khoản trợ cấp đó.

Trên thực tiễn, nhiều khoản trợ cấp không thành công trong việc gia tăng sức cạnh tranh quốc tế của các nhà sản xuất trong nƣớc. Mà ngƣợc lại, những khoản trợ cấp này lại có xu hƣớng bảo vệ cho sự khơng hiệu quả và thúc đẩy sự dƣ thừa trong sản xuất.

1.2.2.3. Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)

Hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế trực tiếp về số lƣợng một số hàng hóa đƣợc nhập khẩu vào nƣớc. Hạn chế này thƣờng đƣợc thực hiện dƣới dạng ban hành các giấy phép nhập khẩu cho một nhóm các cá nhân hoặc cơng ty. Trong một số trƣờng hợp thì quyền nhập khẩu và bán hàng lại đƣợc trao trực tiếp cho chính phủ của nƣớc xuất khẩu.

Một hình thức kết hợp thƣờng thấy giữa hạn ngạch và thuế quan đƣợc biết đến đó là hạn ngạch thuế quan (tariff rate quota). Theo hình thức này thì một mức thuế quan thấp hơn sẽ đƣợc áp dụng cho lƣợng hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn của hạn ngạch so với lƣợng hàng nhập khẩu vƣợt khỏi hạn ngạch.

24

Một hình thức khác của hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER). Đó là cách quy định một mức hạn ngạch đƣợc áp dụng bởi nƣớc xuất khẩu và thƣờng là theo yêu cầu của chính phủ nƣớc nhập khẩu.

Mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa dựa trên việc hạn chế sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Luôn làm tăng giá bán trong nƣớc của hàng nhập khẩu. Khi thị phần của hàng nhập khẩu đƣợc giới hạn ở một tỷ lệ phần trăm nhất định bởi việc áp dụng hạn ngạch và VER thì kéo theo mức giá sẽ tăng lên tƣơng ứng với mức cung từ bên ngồi bị giới hạn đó.

Nếu nhƣ ngành sản xuất trong nƣớc không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thì hạn ngạch nhập khẩu có thể làm tăng giá đối với cả hàng sản xuất trong nƣớc và hàng nhập khẩu.

1.2.2.4. Yêu cầu về hàm lƣợng nội địa

Một yêu cầu về hàm lƣợng nội địa là cách quy định một tỷ lệ nào đó của hàng hóa phải đƣợc sản xuất trong nƣớc. Yêu cầu này có thể đƣợc biểu hiện dƣới dạng hàm lƣợng vật chất (ví dụ 75% của các phần linh kiện của sản phẩm phải đƣợc sản xuất trong nƣớc) hoặc dƣới dạng tỷ lệ giá trị (ví dụ 75% giá trị của sản phẩm phải đƣợc sản xuất trong nƣớc).

Giống nhƣ tất cả các chính sách thƣơng mại khác, các yêu cầu về hàm lƣợng địa phƣơng/ nội địa đều có xu hƣớng mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất chứ không phải cho ngƣời tiêu dùng.

1.2.2.5. Biện pháp hành chính

Bên cạnh các cơng cụ chính sách thƣơng mại chính thức, các chính phủ thuộc nhiều hình thái khác nhau đơi khi sử dụng các biện pháp hành chính hay các chính sách khơng chính thức để hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu. Các biện pháp hành chính là các quy định có tính quan liêu đƣợc tạo ra nhằm gây khó khăn cho hàng nhập khẩu khi thâm nhập vào một nƣớc.

Các biện pháp hành chính mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất và gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng, những ngƣời bị ngăn cản không cho tiếp cận với các sản phẩm nƣớc ngồi có thể ƣu việt hơn.

1.2.2.6. Các chính sách chống bán phá giá

Bán phá giá đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhƣ là việc bán hàng hóa tại thị trƣờng nƣớc ngồi tại mức giá dƣới mức chi phí sản xuất hoặc dƣới mức giá “hợp lý” của thị trƣờng.

Các chính sách chống bán phá giá đƣợc xây dựng để trừng phạt những cơng ty nƣớc ngồi liên quan tới hành động này. Mục tiêu duy nhất là nhằm bảo

25

vệ các nhà sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh bất bình đẳng từ các cơng ty nƣớc ngồi.

1.3. Sự phát triển của hệ thống TMQT

− Từ thời kỳ của A.Smith tới Đại suy thoái ở Hoa Kỳ (1929 – 1933)

− Giai đoạn 1947 – 1979: GATT, tự do hóa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế

− Giai đoạn 1980 – 1993: Các xu hƣớng bảo hộ

− Vòng đàm phán Uruguay và Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO

− Tƣơng lai của WTO: Những vấn đề còn tồn tại và Vòng đàm phán Doha

2. MƠI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TỒN CẦU 2.1. Lợi ích của đầu tƣ quốc tế 2.1. Lợi ích của đầu tƣ quốc tế

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) xảy ra khi một doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp vào cơ sở sản xuất và/ hoặc bán một sản phẩm ở một nƣớc khác. Khi doanh nghiệp tiến hành FDI, nó sẽ trở thành một cơng ty đa quốc gia. Có hai hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi chính. Hình thức đầu tiên là đầu tƣ mới tức là thành lập một doanh nghiệp hoàn toàn mới ở một nƣớc khác. Hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thứ hai liên quan đến việc mua lại hoặc sáp nhập với một cơng ty đã tồn tại ở nƣớc ngồi. Mua lại có các hình thức: mua lại một phần nhỏ (khi doanh nghiệp nƣớc ngồi sở hữu từ 10% đến 49% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp nội địa), mua lại phần lớn (doanh nghiệp nƣớc ngoài sở hữu từ 50% đến 99%) và mua lại toàn bộ (doanh nghiệp nƣớc ngoài sở hữu 100%).

Các doanh nghiệp thƣờng coi xuất khẩu và FDI nhƣ là những hoạt động có thể thay thế lẫn nhau.

Một doanh nghiệp lại thích tiến hành hoạt động FDI hơn hoạt động Lixăng (chuyển quyền sử dụng). Hoạt động Lixăng diễn ra khi một doanh nghiệp nội địa – là công ty cấp Lixăng – cho phép một cơng ty nƣớc ngồi – doanh nghiệp nhận Lixăng – đƣợc quyền sản xuất hàng hóa, sử dụng quy trình sản xuất, sử dụng nhãn hiệu thƣơng mại hoặc thƣơng hiệu của công ty cấp Lixăng. Để đổi lại cho việc chuyển giao những quyền này, công ty cấp Lixăng sẽ thu phí Lixăng trên mỗi sản phẩm đƣợc bán ra hoặc trên tổng doanh thu của công ty nhận Lixăng. Ƣu điểm của Lixăng so với FDI là doanh nghiệp cấp Lixăng khơng phải trả chi phí cho việc thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngồi, doanh nghiệp nhận Lixăng sẽ làm điều này. Đồng thời doanh nghiệp cấp Lixăng cũng không phải gánh chịu rủi ro liên quan tới việc mở cửa thị trƣờng nƣớc ngoài.

26

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo chiều ngang là dạng FDI đƣợc tiến hành trong cùng ngành mà công ty hoạt động tại nƣớc chủ đầu tƣ.

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi theo chiều dọc là hình thức đầu tƣ trực tiếp vào một ngành cung cấp các đầu vào cho hoạt động trong nƣớc của một cơng ty, hoặc có thể là đầu tƣ trực tiếp vào một ngành ở nƣớc ngoài giúp tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của hoạt động trong nƣớc của một cơng ty.

Lợi ích của đầu tƣ nƣớc ngồi đối với nƣớc nhận đầu tƣ

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi có thể tác động tích cực đến nƣớc nhận đầu tƣ bằng việc cung cấp các nguồn vốn, công nghệ và nguồn lực quản lý mà nƣớc nhận đầu tƣ khơng có và vì thế sẽ giúp thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế của nƣớc nhận đầu tƣ.

Các công ty đa quốc gia thƣờng chuyển giao công nghệ quan trọng khi họ đầu tƣ ở nƣớc ngồi.

Kỹ năng quản lý nƣớc ngồi có đƣợc thơng qua hoạt động FDI cũng có thể tạo ra những lợi ích quan trọng cho nƣớc nhận đầu tƣ.

2.2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo chiều ngang

FDI theo chiều ngang là hoạt động đầu tƣ vào cùng ngành mà một công ty đang hoạt động tại nƣớc chủ đầu tƣ.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng và làm thay đổi tính hấp dẫn tƣơng đối của hoạt đông xuất khẩu, Lixăng và FDI nhƣ chi phí vận chuyển, sự khơng hồn hảo của thị trƣờng, cạnh tranh, hành vi chiến lƣợc và lợi thế địa điểm riêng.

Nếu chi phí vận chuyển đƣợc tính vào tổng chi phí sản xuất thì việc vận chuyển các sản phẩm trên một quãng đƣờng dài sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty.

2.3. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo chiều dọc

FDI theo chiều dọc gồm có hai dạng: FDI theo chiều dọc qua liên kết lùi và FDI theo chiều dọc qua liên kết tiến.

FDI theo chiều dọc qua liên kết lùi là hoạt động đầu tƣ vào một ngành ở nƣớc ngoài cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các quy trình sản xuất nội địa của doanh nghiệp.

FDI theo chiều dọc qua liên kết tiến là hoạt động đầu tƣ vào một ngành ở nƣớc ngoài giúp tiêu thụ các đầu ra của các quy trình sản xuất trong nƣớc của công ty. So với FDI qua liên kết lùi, FDI qua liên kết tiến ít phổ biến hơn.

27

2.4. Can thiệp của Chính phủ vào đầu tƣ quốc tế 2.4.1. Chính sách của nƣớc chủ đầu tƣ 2.4.1. Chính sách của nƣớc chủ đầu tƣ

Bằng việc lựa chọn các chính sách, các nƣớc chủ đầu tƣ có thể khuyến khích hay hạn chế FDI của các cơng ty trong nƣớc.

Khuyến khích FDI ra nƣớc ngồi

Nhiều quốc gia chủ đầu tƣ có những chƣơng trình bảo hiểm do chính phủ tài trợ nhằm bảo hiểm cho những loại rủi ro chính khi đầu tƣ ra nƣớc ngồi.

Một số nƣớc phát triển cịn có những quỹ hoặc ngân hàng đặc biệt cung cấp tín dụng cho các cơng ty muốn đầu tƣ sang các nƣớc đang phát triển.

Hạn chế FDI ra nƣớc ngoài

Các quốc gia cũng có khi sử dụng thuế để cố khuyến khích các cơng ty trong nƣớc đầu tƣ ở thị trƣờng nội địa là tạo ra việc làm cho trong nƣớc, thay vì ở các nƣớc khác.

Các nƣớc đôi khi ngăn cấm các công ty trong nƣớc đầu tƣ vào một số quốc gia nhất định vì lý do chính trị. Những hạn chế này có thể là chính thức hoặc phi chính thức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)