2. Phân tích tình hình lợi nhuận
2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịchvụ
2.4.2 Phân tích mức độ ảnh hƣởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá thành sản xuất, giá bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.
Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp thay thế liên hồn.
Trình tự sắp xếp các nhân tố. - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ; - Kết cấu mặt hàng;
- Giá thành sản xuất (giá vốn hàng bán); - Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp; - Giá bán.
Tổng quát phương pháp phân tích
Bƣớc 1: Xác định đối tượng phân tích.
∆ P = P1 - PK (4.10)
Bƣớc 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận.
Thay thế lần 1: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (q)
Thay khối lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch bằng khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế trong điều kiện giả định nhân tố kết cấu mặt hàng và các nhân tố khác không đổi.
ΔPq = Pq – Pk
= Pk x tỷ lệ hoàn thành KH tiêu thụ - Pk
= Pk x (∑Q1.Gk/ ∑Qk.Gk) – Pk
= Pk x [(∑Q1.Gk/∑Qk.Gk) – 1] (4.11)
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng làm cho tổng lợi nhuận tăng và ngược lại. Vì vậy có thể nói tăng khối lượng tiêu thụ là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thay thế lần 2: Kết cấu mặt hang (d)
Thay kết cấu mặt hàng kế hoạch bằng kết cấu mặt hàng thực tế, nghĩa là thay khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kết cấu mặt hàng kế hoạch bằng khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kết cấu mặt hàng thực tế (thay Q’1 = Q1).
Lợi nhuận trong trường hợp này (Pd). Pd = ∑Q1.Gk - ∑Q1.(Zk + ZBH k + ZQLk)
Mỗi sản phẩm hàng hố có tỷ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau, cho nên cùng doanh thu như nhau, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng và ngược lại. Kết cấu mặt hàng chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu trên thị trường. Mặt khác việc tăng giảm tỷ trọng của từng mặt hàng tiêu thụ cịn tuỳ thuộc vào chính sách kích cầu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thay thế lần 3: Giá thành sản xuất (z)
Thay giá thành sản xuất kế hoạch bằng giá thành sản xuất thực tế. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá thành.
Lợi nhuận trong trường hợp này (Pz). Pz= ∑Q1.Gk -∑Q1.(Z1 + ZBH k + ZQLk)
ΔPz = Pz – Pd = - ∑Q1.(Z1 - Zk) (4.13)
Giá thành đơn vị sản phẩm có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi giá thành tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Giá thành thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong công tác quản lý, phấn đấu giảm giá thành là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận.
Thay thế lần 4: Chi phí bán hàng (ZBH)
Thay chi phí bán hàng kế hoạch bằng chi phí bán hàng thực tế. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận.
Lợi nhuận trong trường hợp này (PZBH). PzBH = ∑Q1.Gk -∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL k)
ΔPzBH = PzBH – Pz = - ∑Q1.(ZBH 1 - ZBH k) (4.14)
Chi phí bán hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi chi phí bán hàng tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Chi phí bán hàng thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn cho bộ phận bán hàng tốt hay khơng tốt. Chính vì vậy, tổ chức hợp lý cơng tác tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí bán hàng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận.
Thay thế lần 5: Chi phí quản lý doanh nghiệp (ZQL)
Thay chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch bằng chi phí quản lý thực tế, mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.
Lợi nhuận trong trường hợp này (PZQL).
PzQL= ∑Q1.Gk - ∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL 1)
ΔPzQL = PzQL – PzBH = -∑Q1.(ZQL1 - ZQLk) (4.15)
Chi phí quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Do đó giảm chi phí
quản lý doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận.
Thay thế lần 6: Giá bán (g)
Thay giá bán kế hoạch bằng giá bán thực tế. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận.
Lợi nhuận trong trường hợp này bằng lợi nhuận thực tế (Pg = P1). Pg = ∑Q1.G1 -∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL 1) = P1
ΔPg = Pg – PzQL = ∑Q1.(G1 - Gk) (4.16)
Giá bán có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Khi giá bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng và ngược lại. Giá bán thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ: chất lượng sản phẩm thay đổi, sản phẩm không phù hợp thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu biến động …
Bƣớc 3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
ΔP =ΔPq +ΔPd +ΔPz +ΔPzBH +ΔPzQL +ΔPg (4.17)
Ví dụ 4.5: Có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp X trong năm
2011 thể hiện ở các tài liệu sau:
Bảng 4.8 Đơn vị tính: 1.000 đ S ản phẩm SP tiêu thụ Giá thành Giá bán CPBH CPQL Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 300 330 40 45 60 80 0,18 0,32 0,15 0,29 B 50 80 30 30 60 75 0,17 0,23 0,14 0,21 C 60 80 420 420 440 460 13,5 18,0 11,5 16,1 Yêu cầu:
1/ Phân tích tình hình LN hoạt động tiêu thụ? 2/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LN trên? Bài giải
Bảng 4.9: Bảng phân tích tình hình lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Sản phẩm
Tổng doanh thu Tổng giá thành
QKGK Q1GK Q1G1 QKZK Q1ZK Q1Z1
A 18.000 19.800 26.400 12.000 13.200 14.850
B 3.000 4.800 6.000 1.500 2.400 2.400
C 26.400 35.200 36.800 25.200 33.600 33.600
Cộng 47.400 59.800 69.200 38.700 49.200 50.850
Bảng 4.10: Bảng phân tích tình hình lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Sản phẩm
Tổng Chi phí bán hàng Tổng Chi phí quản lý doanh nghiệp QKZBHK Q1ZBHK Q1ZBH1 QKZQLK Q1ZQLK Q1ZQL1 A 54 59 106 45 50 96 B 9 14 18 7 11 17 C 810 1.080 1.440 690 920 1.288 Cộng 873 1.153 1.564 742 981 1.401
1/ Xác định đối tượng phân tích:
P1 = 69.200 – (50.850+1.564+1.401) = 15.386 Pk = 47.400 – (38.700 + 873 + 742) = 7.086
ΔP = P1 – Pk = 15.386 - 7.086 = 8.300 2/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng:
Pq = Pk x (∑Q1.Gk/ ∑Qk.Gk) = 7.086 x (59.800/ 47.400) = 8.939 Pk = 47.400 – (38.700 + 873 + 742) = 7.086
ΔPq = Pq – Pk = 8.939 - 7.086 = 1.854
Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng:
Pq = Pk x (∑Q1.Gk/∑Qk.Gk) = 7.086 x (59.800/ 47.400) = 8.939 Pk = 47.400 – (38.700 + 873 + 742) = 7.086
ΔPq = Pq – Pk = 8.939 - 7.086 = 1.854
Ảnh hưởng của n/tố kết cấu mặt hàng(d)
Pd = ∑Q1.Gk -∑Q1.(Zk + ZBH k + ZQLk) = 59.800 – (49.200 + 1.153 + 981) = 8.466
ΔPd = Pd – Pq = 8.466 – 8.939 = - 473
Ảnh hưởng của nhân tố gía thành sản xuất (z):
Pz = ∑Q1.Gk - ∑Q1.(Z1 + ZBH k + ZQLk) = 59.800 – (50.850 + 1.153 + 981) = 6.816
ΔPz = Pz – Pd = 6.816 - 8.466 = -1.650
Ảnh hưởng của nhân tố CP BH (zBH)
PzBH = ∑Q1.Gk -∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL k) = 59.800 – (50.850 + 1.564 +981) = 6.405
ΔPzBH = PzBH – Pz = 6.405 – 6.816 = - 411
Ảnh hưởng của nhân tố CP QL (zQL)
PzQL = ∑Q1.Gk -∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL 1) = 59.800 – (50.850 + 1.564 + 1.401) = 5.986
ΔPzQL = PzQL - PzBH = 5.986 – 6.816 = - 420
Ảnh hưởng của nhân tố Giá bán (g):
Pg = ∑Q1.G1 - ∑Q1.(Z1 + ZBH 1 + ZQL 1) = P1 = 15.386
ΔPg = Pg – PzQL = 15.386 – 5.986 = 9.400
Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng:
Bảng 4.11: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ 1.854
Kết câu mặt hang -473
Giá thành sản xuất -1.650
Chi phí bán hang -411
Chi phí quản lý doanh nghiệp -420
Giá bán 9.400
Cộng 8.300
Ví dụ 4.6: Có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp X trong năm
2011 thể hiện ở các tài liệu sau:
Bảng 4.12 Đơn vị tính: 1.000 đ Sản phẩm Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (sp) Giá thành đơn vị sản phẩm Giá bán sản phẩm
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế A 6.020 7.200 148 140 190 200
B 4.020 3.800 210 200 230 225
C 6.180 8.000 125 120 150 160
Tài liệu bổ sung:
1/ Theo kế hoạch tổng chi phí bán hàng: 204.000.000 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 240.000.000 đồng.
2/ Thực tế doanh nghiệp đã thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý, làm chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 10% so với kế hoạch, đồng thời để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, Doanh nghiệp tăng cường quảng cáo làm tăng chi phí bán hàng, cụ thể chi phí bán hàng kỳ thực tế là: 544.000.000 đồng.
2.5 Lợi nhuận của hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ các hoạt động mua bán chứng khốn, góp vốn liên doanh, liên kết, kinh doanh bất động sản v.v… Các hoạt động này nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.5.1 Chỉ tiêu phân tích
Lợi nhuận của hoạt động tài chính (ký kiệu LTC)
LTC = TTC - CTC (4.18) Trong đó:
- TTC: Thu nhập tài chính; - CTC: Chi phí tài chính.
2.5.2 Phƣơng pháp phân tích
* Đánh giá chung: Sử dụng phương pháp so sánh.
So sánh giữa lợi nhuận hoạt động tài chính thực tế với kế hoạch (nếu có), giữa thực tế năm nay so với thực tế năm trước.
- ∆ LTC = LTCT - LTCK > 0: Hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của hoạt động tài chính. - ∆ LTC = LTCT - LTCK < 0: Chưa hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hoạt động tài chính. * Xác định ảnh hưởng của các nhân tố: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của bộ phận này như các khoản thu nhập, chi phí hợp lý khơng để đề xuất biện pháp thực hiện phù hợp.
Trong q trình phân tích cần đối chiếu với các chế độ chính sách của từng khoản lợi nhuận và tình hình thực tế của doanh nghiệp để có kết luận chính xác.
Ví dụ 4.7: Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại một doanh nghiệp H năm 2011 như sau:
Bảng 4.13
Đơn vị tính: 1.000 đ
Các bộ phận lợi nhuận Kế hoạch Thực hiện
I. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 105.560 146.880
2. Lợi nhuận hoạt động tài chính 30.560 34.630
-Lợi nhuận hoạt động chứng khốn 18.560 24.630
-Lợi nhuận góp vốn liên doanh 12.000 10.000
II. Lợi nhuận khác 500
Tổng cộng 105.560 147.380
Yêu cầu: Phân tích chung tình hình lợi nhuận Bài giải
Căn cứ vào bảng 4.12 ta lập bảng phân tinh
Bảng 4.14 Phân tích chung tình hình lợi nhuận
Đơn vị tính: 1.000 đ
Các bộ phận lợi nhuận hoạch Kế Thực hiện
Chênh lệch
Số tiền %
I. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 105.560 146.880 41.320 39,1
1. Lợi nhuận hoạt động bán hàng 75.000 112.250 37.250 49,7
2. Lợi nhuận hoạt động tài chính 30.560 34.630 4.070 13,3
-Lợi nhuận hoạt động chứng khoán 18.560 24.630 6.070 32,7
-Lợi nhuận góp vốn liên doanh 12.000 10.000 2.000 16,7
II. Lợi nhuận khác 500 500
Tổng cộng 105.560 147.380 41.820 39,6
Nhận xét:
Doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận là 41.820 ngàn đồng hay tăng 39,6%.
Nguyên nhân:
-Lợi nhuận hoạt động bán hàng tăng 27.250 ngàn đồng, tăng 49,7% -Lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 4.070 ngàn đồng, tăng 13,3%:
+Lợi nhuận hoạt động chứng khoán tăng 6.070 ngàn đồng, tăng 32,7% +Lợi nhuần hoạt động góp vốn liên doanh giảm 2.000 ngàn đồng, giảm 16,7%
-Lợi nhuận hoạt động khác phát sinh trong kỳ là 500 ngàn đồng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp..