CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
4.2. Hàm ý và khuyến nghị chính sách
Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng này đã cho thấy, những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng khơng phải các chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ những chỉ tiêu liên quan đến doanh thu và những thay đổi trong tổng tài sản mới có khả năng tạo ra những ảnh hưởng rõ đến tình trạng rủi ro doanh nghiệp của các doanh nghiệp tiếp cận và vay vốn tại ngân hàng Sacombank.
Những kết quả trên cũng cho thấy, mục tiêu của doanh nghiệp khi chuyển từ việc hướng đến nâng cao lợi nhuận sang mục đích nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường, địa bàn và duy trì hoạt động trong điều kiện kinh tế khó khăn và giảm thiểu khả năng rủi ro tín dụng.
Vì vậy, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc giảm thiểu rủi ro tín dụng cho hệ thống các doanh nghiệp hiện nay. Trong đó, giải pháp đề cập đến ba phần gồm: Nhóm giải pháp vi mơ, hướng đến đề xuất đến các doanh nghiệp, nhóm chính sách phát triển của khách hàng và nhóm giải pháp vĩ mơ, đưa ra một số những đề xuất, những gợi ý chính sách từ chính phủ Việt Nam.
4.2.1.Nhóm giải pháp đề xuất từ mơ hình
57
Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện tại, tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế, chính phủ thắt chặt chi tiêu, người dân giảm cầu, thu nhập chưa theo kịp những gia tăng trong sự trượt giá. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc việc chuyển mục tiêu từ việc hướng đến nâng cao lợi nhuận sang mục tiêu duy trì và mở rộng thị trường, đa dạng hóa đối tượng phục vụ, hướng đến mục tiêu nâng cao doanh thu của doanh nghiệp và đảm bảo mục tiêu duy trì doanh nghiệp, giảm thiểu khả năng xảy ra tình trạng rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc gia tăng các chỉ tiêu tài chính như: Tỷ lệ Vốn luân chuyển/Tổng tài sản; Tăng doanh thu thuần/ Nợ ngắn hạn; Tăng doanh thu thuần/ Tổng tài sản… bằng cách:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường và xúc tiến nhiều chính sách đa dạng hướng đến mục tiêu tăng cường vốn luân chuyển, tăng vòng quay của vốn, chủ yếu sử dụng nguồn vốn nội lực của chính doanh nghiệp và hạn chế thấp nhất trong việc huy động nguồn vốn bên ngoài.
- Tiếp cận các định hướng chính sách của chính phủ về xu hướng biến động về định hướng nhu cầu và thị trường của sản phẩm của doanh nghiệp để đảm bảo theo kịp những chính sách kích cầu của chính phủ và có biện pháp điều tiết phù hợp với doanh nghiệp của mình.
- Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu tồn tại, tăng doanh thu và duy trì bộ máy doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, tính tốn các phương án tăng hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp theo hướng phát huy nguồn lực doanh nghiệp, hạn chế tình trạng vay nợ ngắn hạn cao trong q trình hoạt động của doanh nghiệp.
4.2.1.2.Về phía Ngân hàng
Đảm bảo giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng doanh nghiệp, bên cạnh việc tiếp nhận và thẩm định các hồ sơ tín dụng một cách chắc chắn. Ngân hàng cần tiến hành các nghiên cứu cụ thể về từng nhóm đối tượng khách hàng, thiết lập từng gói sản phẩm cho vay tín dụng và các điều kiện linh hoạt kèm
58
theo. Đồng thời, ngân hàng cần đóng vai trị nắm vững thơng tin và tư vấn cho các doanh nghiệp trong điều kiện các doanh nghiệp chưa đủ thông tin trong quá trình hoạt động và tiếp cận tín dụng doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu giảm thiểu tối đa số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng rủi ro.
- Tăng cường các chính sách, mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong mở rộng quy mô; hoạt động tín dụng phải đảm bảo hệ số CAR >= 9% theo quy định.
- Nghiên cứu và phân loại các nhu cầu tín dụng doanh nghiệp, ban hành các chính sách tín dụng doanh nghiệp và định mức vay tín dụng doanh nghiệp phù hợp.
- Tăng cường và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp.
4.2.1.3.Nhóm giải pháp vĩ mơ
Vai trị của chính phủ trong việc định hướng hoạt động và điều tiết hoạt động của thị trường khá quan trọng trong việc cung cấp thông tin, định hướng thị trường cho các doanh nghiệp và các ngân hàng trong thời điểm hiện nay hướng đến mục tiêu nâng cao về số lượng, phát triển về chất lượng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay. Chính phủ cần quan tâm một số giải pháp sau đây:
- Nghiên cứu các hình thức cho vay tín dụng của thế giới, đề xuất các chính sách, điều tiết các trung tâm hỗ trợ và thành lập mới các tổ chức có chức năng hỗ trợ về hoạt động, thơng tin và tín dụng cho các doanh nghiệp, hướng đến nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
- Thành lập các quỹ hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp, và tăng cường lượng vốn tín dụng cho doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng mục tiêu mở rộng quy mô doanh nghiệp và các nhu cầu đầu tư mới của doanh nghiệp.
59
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng trong điều kiện thắt chặt chi tiêu công, giảm cầu trong thời điểm hiện nay.
- Tiến hành định hướng thị trường, ngành nghề phù hợp cho doanh nghiệp và định hướng thị trường trong nước và thế giới cho hệ thống doanh nghiệp hiện nay.
- Định hướng mở rộng thị trường, bên cạnh thị trường trong nước, tiếp tục hướng đến mở rộng sang các thị trường tiềm năng của Việt Nam và doanh nghiệp.
- Tổ chức các lớp, các khóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng lập dự án, nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp trong việc xây dựng các dự án đầu tư, mở rộng quy mô, thị trường hoạt động.