Tất cả các mơ hình được sử dụng để phân tích đều là REM; với hai biến phụ thuộc là NPAT1 và EBITDAT1 mơ hình REM được điều chỉnh để xử lý tự tương quan. Lưu ý là R-bình phương của các mơ hình khá nhỏ lớn nhất cũng chỉ là 2,57%, điều này cho thấy có các khía cạnh của chính sách cổ tức khơng có nhiều tác động tới thay đổi khả năng sinh lợi.
Nhìn lại kết quả thống kê mơ tả, có bằng chứng cho thấy có mối tương quan giữa thay đổi khả năng sinh lợi và hiện tượng giảm cổ tức. Nhưng kết quả hồi quy lại cho
thấy β1 khơng có giá trị thống kê và gần như bằng 0 với tất cả phương trình. Như
vậy, khơng có tương quan giữa thay đổi cổ tức tiền mặt và thay đổi khả năng sinh lợi trong trường hợp giảm cổ tức.
Các hệ số hồi quy của biến DRP tiếp tục có ý nghĩa ở mức 5% và 10%, tuy nhiên, các giá trị β2 ước lượng được đều nhỏ hơn 0; ngược lại với kết quả của phương trình hồi quy ở (4.1). Đáng chú ý là các giá trị
β2 đều có ý nghĩa ở các biến thể hiện sự thay đổi dòng tiền hoạt động kinh doanh. Có thể, các doanh nghiệp thực hiện
mua lại cổ phần, nhà quản trị tự tin hơn vào khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp nên đã mở rộng chính sách bán hàng, tăng dự trữ hàng tồn kho...Tuy nhiên, cần một nghiên cứu khác để có thể kiểm tra tính chính xác của ý kiến này. Biến tiếp theo, DBS có hai hệ số hồi quy β3 có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Cả
hai
giá trị này đều nhỏ hơn 0, chứng tỏ thay đổi khả năng sinh lợi của nhóm doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức bằng cổ phần sẽ có tung độ gốc thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Một lần nữa bài nghiên cứu này tìm ra bằng chứng hồn toàn ngược lại với giả thiết H3. Hoạt động chia cổ tức bằng cổ phiếu có tương quan ngược chiều với khả năng sinh lợi.