Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiệt hại của nông dân trong chuỗi giá trị lúa bao gồm các yếu tố như: Nhiệt độ (nắng nóng, khơ hạn), lũ, ngập úng, mưa dầm, trái vụ, xâm nhập mặn, gió, lốc xốy, bão… Những biến đổi của các yếu tố này làm tăng chi phí điều trị dịch hại, tăng chi phí bơm tưới, tăng chi phí bảo dưỡng đê, chi phí bơm nước ra cứu lúa, chất lượng lúa bị giảm sút như lúa lép, giảm giá bán, tăng chi phí thu hoạch…đặc biệt do xâm nhập mặn, năng suất, sản lượng lúa có thể bị giảm từ 30 – 50%. Cũng do tác động của BĐKH, các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chịu các thiệt hại vật chất cụ thể như: Chậm tiến độ thu mua, tốn chi phí phơi sấy, bảo quản, chi phí nâng nền, chất lượng gạo giảm sút… Để cải thiện những vấn đề trên ta cần có những giải pháp về mơi trường như sau:
• Nâng cao nhận thức của nông dân về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Cần nâng cao nhận thức bằng việc tuyên truyền, vận động để người dân ý thức được tác hại của việc ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, việc hướng dẫn cho người dân sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý và thu gom bao bì đúng cách cũng là một trong những vấn đề tất yếu.
• Khơng chặt phá rừng bừa bãi: việc khai thác tài nguyên rừng quá mức làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái và khí hậu, từ đó mùa vụ của người nơng dân bị thay đổi, dịch bệnh cũng tăng lên.
• Giảm thiểu tối đa sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật: những chất hóa học này khi tràn vào nguồn nước sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng và chất lượng giống cây trồng.
KẾT LUẬN
Năm năm qua, lĩnh vực trồng trọt tỉnh Tiền Giang đã có những chuyển dịch tích cực, nổi bật nhất là ngành hàng lúa gạo, góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nơng nghiệp của tỉnh. Từ đó giúp diện tích, năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt được tăng lên, tăng hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, diện tích đất trồng lúa chuyên canh cịn khoảng 70.000 ha, ngành nơng nghiệp đang tập trung đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trên cây lúa như sử dụng giống xác nhận, giống chất lượng cao; sản xuất theo chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm"; sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh vi-rút trên lúa,... nên năng suất bình quân tăng. Bên cạnh đó, việc cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch, sấy lúa đã được ứng dụng mạnh mẽ từ năm 2010 đến nay (đã đạt 100% diện tích). Những năm gần đây, máy cuốn rơm, máy sạ hàng, máy phun thuốc và máy cấy lúa bắt đầu được ứng dụng nhanh (máy sạ hàng đạt trên 70%, máy phun thuốc đạt trên 98%), đây là sự chuyển biến mạnh mẽ trong ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa, góp phần giảm chi phí, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng và xác nhận là 85,9% (cấp nguyên chủng 3,9% và cấp xác nhận 81,9%). Hiện có 78,9% diện tích sử dụng giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tập trung ở các huyện, thị: Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Gị Cơng Tây và Gị Cơng Đơng. Đây là sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu giống lúa của tỉnh, góp phần nâng cao phẩm chất gạo, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ lúa, gạo trong và ngoài nước...
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng cần thấy rằng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành có bước biến chuyển nhưng cịn chậm. Tư duy và trình độ sản xuất của một số nông hộ chưa đáp ứng kịp với các ứng dụng sản xuất mới, sản xuất theo cơng nghệ cao; sức cạnh tranh của sản phẩm cịn thấp. Diện tích đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP chưa cao. Kết cấu hạ tầng khu vực nông nghiệp, nông thôn dù đã tập trung đầu tư nhưng so với thực tế vẫn còn yếu; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến, kho, bến bãi chậm phát triển, công nghệ chế biến quy mô nhỏ, thiết bị chưa theo kịp tình hình mới. Năng lực sản xuất mạnh về sản lượng nhưng yếu tố chất lượng còn bất cập, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Liên kết phát triển sản xuất - tiêu thụ chưa bền vững; chuỗi cung ứng còn bất cập nên những tổn thất trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ vận chuyển còn cao.
Thời gian tới, ngành hàng lúa gạo cần tập trung các giải pháp như: Phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, tập trung theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư gắn với củng cố, phát triển các mơ hình kinh tế hợp tác đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp bảo vệ thương hiệu hàng hóa xuất khẩu, nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường, khuyến khích các hoạt động về đầu tư chế biến, xúc tiến thương mại và phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các đề án, dự án của tỉnh, nhất là dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa, Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ni thủy sản khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang, Đề án
Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đơng, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025...