So sánh lợi nhuận các năm 2009 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 001 (Trang 44 - 48)

Nguồn: BCTC của SCB

Lợi nhuận của SCB các năm 2009 đến 2012 giảm đáng kể mặc dù tổng tài sản và dƣ nợ cho vay hay nguồn vốn huy động đều tăng. Hoạt động của đã trải qua một giai đoạn rất khó khăn, hiệu quả hoạt động chƣa tƣơng xứng với quy mô hoạt động và bộc lộ nhiều vấn đề về chất lƣợng cũng nhƣ mức độ chắc chắn của lợi nhuận.

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

2.2.1 Những quy định về quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

Ngày 01/01/2012, SCB đã ban hành quyết định số 37/2012/QD-SCB-HDQT về “Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản”. Ngày 29/05/2012, quyết định 356/2012/QD- SCB-HDQT đƣợc ban hành thay thế quyết định trên về chính sách quản trị rủi ro thanh khoản. Đồng thời, SCB cũng ban hành Kế hoạch dự phòng thanh khoản theo quyết định số 04/2013/QD-SCB-TGD ngày 28/01/2013. Các quyết định và thông báo trên quy định một số nội dung:

 Trách nhiệm thực hiện quản trị thanh khoản

Quản trị thanh khoản đƣợc thực hiện theo chiều dọc, từ chi nhánh, Sở giao dịch, phịng QTNV, phịng QLRRTK, kiểm tốn nội bộ, ban kiểm sốt, ủy ban quản lí tài sản

Nợ - Có, ủy ban QLRR… Trong đó, hội đồng ALCO có trách nhiệm để ra kế hoạch trong việc quản lí danh mục tài sản có – tài sản nợ dựa trên lợi nhuận mong đợi và các rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản, rủi ro về tỷ giá, rủi ro tín dụng, tỷ lệ an tồn hoạt động và đảm bảo thích ứng với mức độ rủi ro mà SCB có thể chấp nhận đƣợc.

 Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ điều hành thanh khoản

 Quản trị rủi ro thanh khoản trong điều kiện bình thƣờng: Trong điều kiện thanh khoản khơng bị thiếu hụt, các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động kinh doanh bình thƣờng, phịng QTNV và KDTT thực hiện điều hành và giao dịch trên thị trƣờng liên ngân hàng nhƣ sau:

- Phòng QTNV thực hiện điều hòa vốn nội bộ nhằm cân đối nguồn tiền

trong ngày và đảm bảo thanh khoản toàn hàng căn cứ vào số dƣ thanh khoản thực tế của CN/SGD, định mức thanh khoản đƣợc hội đồng ALCO phê duyệt trong từng thời kỳ và nhu cầu thanh toán phát sinh trong ngày của CN/SGD thơng báo về phịng QTNV.

- Phòng KDTT thực hiện giao dịch thị trƣờng liên ngân hàng và đảm bảo dự

trữ bắt buộc tại NHNN, đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời về vốn cũng nhƣ sử dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời; thực hiện chuyển đổi từ tiền mặt sang chuyển khoản của đồng Việt Nam, ngoại tệ và ngƣợc lại nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán của SCB và thực hiện các giao dịch cần thiết để phục vụ mục đích điều chỉnh danh mục tài sản.

Trong điều kiện thanh khoản bình thƣờng, hội đồng ALCO họp định kì đề ra kế hoạch nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản:

- Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản Có và tài sản Nợ cho phù hợp, đa dạng hóa

các khoản mục tài sản.

- Duy trì khả năng bán tài sản, ƣu tiên đầu tƣ vào các tài sản dễ dàng chuyển

đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhƣng vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh doanh. - Nghiêm túc thực hiện các Qui định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của NHNN

- Thực hiện quản lí tốt chất lƣợng tín dụng, kỳ hạn tín dụng, rủi ro lãi suất và

- Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với trƣờng hợp khủng hoảng thanh khoản.

- Hoàn thiện các Quy chế, qui trình để quản lý tốt tài sản Có, tài sản Nợ.

- Cập nhật và áp dụng các công cụ tài chính hiện đại để giảm thiểu rủi ro thanh khoản.

 Quản trị rủi ro thanh khoản trong điều kiện thiếu hụt: khi xảy ra tình hình thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn hoặc thời vụ, các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp để bù đắp nguồn tùy thuộc mức độ thiếu hụt trong từng thời điểm nhƣ:

- Tạm thời sử dụng khoản tiền gửi DTBB

- Nhận gửi trên thị trƣờng 2

- Vay chiết khấu giấy tờ có giá với NHNN

- Tạm thời ngừng giải ngân tín dụng

- Bán giấy tờ có giá, mua nguyên tệ thiếu hụt

- Đẩy mạnh huy động vốn từ thị trƣờng 1

- Tích cực thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn

 Quản trị rủi ro thanh khoản trong điều kiện khủng hoảng:

Trƣờng hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra cục bộ, khách hàng rút tiền trong phạm vi một vài đơn vị, địa bàn hoạt đông của SCB. Các biện pháp cần đƣợc thực hiện là:

- Dự báo cung cầu thanh khoản, trong đó phân tích sâu ảnh hƣởng của suy giảm chất lƣợng tín dụng đến cung cầu thanh khoản.

- Xác định tất cả các tài sản có thể cung cấp thanh khoản

- Đàm phán gia hạn các nguồn vốn vay, huy động

- Giữ quan hệ chặt chẽ với tất cả các nguồn cung cấp vốn trên thị trƣờng

- Ngừng giải ngân tín dụng

Trƣờng hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra ở mức nghiêm trọng xảy ra khi ngƣời gửi tiền rút tiền ồ ạt, các TCTD khác từ chối cho vay. Khi khủng hoảng thanh khoản ở mức nghiêm trọng, Hội đồng chỉ đạo xử lý khủng hoảng chỉ đạo các bộ phận thực hiện có ngay các biện pháp để thoát khỏi khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại SCB trong vòng ba ngày làm việc với các biện pháp:

- Hội đồng ALCO họp hàng ngày để đánh giá và quyết định các giải pháp giải quyết khủng hoảng thanh khoản, chuẩn bị các phƣơng án theo các mức độ lƣợng tiền gửi bị rút ra.

- Khối cá nhân, khối doanh nghiệp, khối tiền tệ và các đơn vị có liên quan

báo cáo chi tiết tình hình nguồn vốn thị trƣờng 1 để hội đồng ALCO có cơ sở đánh giá, quyết định và chuẩn bị các phƣơng án cần thiết; đồng thời giữ liên lạc mật thiết với các đơn vị có khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn, phối hợp hƣớng dẫn đơn vị đàm phán kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 001 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)