Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2003-2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn thịnh phát kon tum giai đọan 2013 2020 luận văn thạc sĩ (Trang 44)

(Nguồn: World Bank)

Lạm phát

Trong 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã được kiềm chế ở mức 2,4% và còn cách rất xa so với mục tiêu cả năm dưới 6,8%. Mặc dù nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về việc lạm phát có thể trở lại vào nửa cuối năm, song mức dự báo mà các chuyên gia trong nước đưa ra cũng chỉ khoảng từ 6-6,5% và được cho là có tính khả thi cao.

Nếu các chính sách vĩ mô vẫn được giữ như xu hướng hiện nay, lạm phát cả năm thậm chí sẽ thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2012, khoảng 5,2-5,5%.

Một số tổ chức khác như JP Morgan Chase cho rằng, lạm phát 2013 của Việt Nam sẽ chỉ ở mức 6,1%, thấp nhất kể từ năm 2003 tới nay. Cùng quan điểm trên, trong một báo cáo khác, Standard Chartered cũng đã hạ dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2013 từ mức 8% xuống 7,2%.

Trong khi đó, ngân hàng ANZ cho rằng, mức lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm nay sẽ ở ngưỡng dưới của khoảng dự báo 6-8%. Mức tăng CPI có thể xuống dưới 5% vào cuối quý III hoặc đầu quý IV trước khi kết thúc năm ở mức 5,5%.

Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của cơng ty, lạm phát làm các chi phí đầu vào gia tăng và việc tăng giá đầu ra của sản phẩm là khơng dễ

dàng. Tuy nhiên, trong thời kỳ khó khăn vừa qua, Thịnh Phát vẫn hoạt động tương đối tốt, giá cả sản phẩm bán ra có sự gia tăng tương đối và vẫn được thị trường chấp nhận.

Hình 2.3. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2003-2012 (Nguồn: World Bank)

Chính sách tiền tệ

Trong nửa cuối năm 2012, chính sách thắt chặt tiền tệ bước đầu đã có kết quả tích cực. Kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiềm chế, CPI cả năm 2012 chỉ tăng 6,81% so với tháng 12/2011 và tăng 9,21% so với bình quân 12 tháng năm 2011; cán cân thanh toán thặng dư cao… Tuy nhiên, mặt trái của chính sách thắt chặt tiền tệ đã đưa nền kinh tế vào tình trạng khát vốn, đẩy hầu hết các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, đến đầu tháng 5/2012 có hơn 42% số doanh nghiệp khơng vay vốn trong hoạt động kinh doanh. Trong số 58% doanh nghiệp có vay vốn, thì hơn 50% trong số họ vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 30% có vay vốn từ ngân hàng thương mại cổ phần, số còn lại phải vay vốn từ bạn bè, người thân...

Lãi vay phải trả đã đẩy chi phí vốn của DN tăng cao, dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh suy giảm: Cuối năm 2012, đầu năm 2013, lãi suất tăng góp phần làm

cho chi phí đầu vào của DN tăng theo. Trong khi đó, tình hình kinh doanh của các DN lại hết sức khó khăn, thị trường đầu ra bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn của hầu hết các DN ở mức rất thấp.

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Do vậy, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Nhà nước cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Riêng đối với Thịnh Phát Kontum, do có cơ cấu nợ vay rất lớn nên hoạt động kinh doanh của Thịnh Phát Kontum bị ảnh hưởng tương đối bởi chính sách này.

Nhận xét, Mơi trường kinh tế vĩ mơ tương đối ổn định là nét tích cực về Việt Nam theo cách nhìn của World Bank. Lạm phát nửa đầu năm ở mức vừa phải 6,7%. Các cán cân đối ngoại được cải thiện. Xuất khẩu tăng ở mức cao nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ giá khá ổn định trong thời gian dài, giúp dự trữ ngoại hối cải thiện từ mức 2,2 tháng nhập khẩu của quý một năm ngoái lên mức khoảng 2,8 tháng nhập khẩu trong quý một năm nay. Tuy nhiên thách thức với Việt Nam lúc này là tình hình tăng trưởng ì ạch. Tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80. Tăng trưởng GDP tăng 5,25 % trong năm 2012 (theo giá so sánh 2010), mức thấp nhất kể từ năm 1998. Trong khi đó, q trình cải cách mới bắt đầu nhưng tiến hành chậm và chưa được thực hiện quyết liệt.

2.2.1.2. Sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị, pháp lý.

Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng với nhiều nước và tổ chức trên thế giới. Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính với chính sách một cửa một dấu, sử dụng thủ tục hải quan điện tử... từng bước hoàn thiện các bộ luật để xây dựng nhà nước pháp quyền, do dân, vì dân. Tuy nhiên, vấn đề xã hội quan tâm hàng đầu hiện nay là ý thức thi hành luật pháp và các biện pháp

chế tài khi áp dụng luật ở Việt Nam chưa tốt, đặc biệt trong lĩnh vực chống sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả và buôn lậu bằng nhiều thủ đoạn khác nhau chưa được quản lý tốt nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư và nhà sản xuất chân chính.

2.2.1.3. Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội

Trong báo cáo về phát triển con người 2011, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam là 0.728. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức 0,651 được công bố 10 năm trước đây nhưng không thay đổi so với năm 2010. HDI của Việt Nam thấp hơn của các nước khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và cao hơn Campuchia, Lào. Tuy nhiên so với thế giới, chúng ta vẫn ở mức trung bình, cần phải cố gắng hơn nữa để cải thiện tình hình.

Nền tảng xã hội của Việt Nam là văn hóa á Đơng, kết hợp hài hịa theo hướng hội nhập văn hóa thế giới nhưng ln giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Theo báo cáo Tổng cục thống kê, dân số nước ta hơn 88,78 triệu người năm 2012, tăng 1.06 % so với năm 2011 bao gồm: Dân số nam 43.92 triệu người, tăng 1.09%; dân số nữ 44.86 triệu người, tăng 1.04%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 28.81 triệu người, tăng 3.3% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59.97 triệu người, tăng 0.02%..

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52.58 triệu người, tăng 2.3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51.3%; lao động nữ chiếm 48.7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51.69 triệu người, tăng 2.7% so với năm 2011.

Hình 2.4. Lực lượng lao động Việt Nam qua các năm (Nguồn: World Bank)

Nhìn chung, mơi trường văn hóa xã hội Việt Nam đang dần cải thiện, là nền tảng vững chắc cho việc phát triển nền kinh tế đất nước.

2.2.1.4. Sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên.

Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế: khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, không nằm trên vành đai núi lửa, động đất của khu vực,…Đặc biệt là vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thương buôn bán trong khu vực và trên thế giới, là cửa ngõ của Đơng Nam Á.

Khí hậu nhiệt đới và thổ nhưỡng Việt Nam rất phù hợp cho các loại cây nguyên liệu trong ngành sắn, điều này giúp cho công ty dễ dàng phát triển nguồn nguyên liệu phù hợp với công nghệ sản xuất tinh bột sắn và xuất khẩu sắn lát.

Cơng ty Cổ Phần Tập Đồn Thịnh Phát tọa lạc trên một vị trí khá thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Nằm trong hệ thống giao thông đường bộ, huyết mạch của đất nước cùng với hệ thống kho bãi được trải dài xuyên suốt miền Trung, đặc biệt ở 2 cảng Quy Nhơn và Phú Mỹ nên Công ty dễ dàng liên hệ, vận chuyển, phân phối các sản phẩm từ sắn tới các Tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Bộ và các nước trên thế giới. Ngành sắn là ngành gây ô nhiễm nặng cho mơi trường nên cơng ty phải tốn một

khoảng chi phí khá lớn cho việc xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Yếu tố này làm cho giá thành sản phẩm gia tăng.

2.2.1.5. Sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, bởi công nghệ sản xuất liên quan trực tiếp tới chi phí sản xuất, tính giá thành phẩm. Những công nghệ mới xuất hiện sẽ tạo thời cơ, sức mạnh cho công ty nắm được cơng nghệ mới, song nó cũng là sức ép, đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp.

Tập đoàn Thịnh Phát được xem là một trong những cơng ty có cơng nghệ hiện đại nhất trong ngành sắn lát Việt Nam, dây chuyền sản xuất được công ty TNHH Hồng Hài sản xuất và chuyển giao, nhưng trong thực tế những cụm thiết bị chính, cụm thiết bị có tầm quan trọng nhất đều được nhập khẩu từ nước ngoài về lắp ráp như: Máy Ceparator, máy lọc bột được nhập khẩu của Trung Quốc; máy ly tâm vắt nước nhập khẩu của Thái Lan; lò nhiệt, bơm dầu, ống dầu, xoong, dầu đốt nhập khẩu từ Italia, tất cả ổ bi, moteur giảm tốc, động cơ giảm tốc... nhập từ Nhật Bản và Hàn Quốc... Do sử dụng một số thiết bị chính nhập khẩu từ Thái Lan, Italia,... nên dây chuyền này sẽ khắc phục được những hạn chế mà đặc biệt là những cụm thiết bị quan trọng, thiết bị có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất đạt tiêu chuẩn. Còn lại các thiết bị phụ trợ, thiết bị khơng có tính quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm đều sản xuất tại Việt Nam.

Công nghệ thiết bị đã được kiểm nghiệm qua sử dụng đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và phát huy hiệu quả ở một số nhà máy đã được đầu tư ở các tỉnh lân cận như đã nêu trên nhờ tỷ lệ thu hồi tinh bột cao, chất lượng tinh bột đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tiết kiệm được điện năng và dầu đốt. Bên cạnh đó, vật tư, phụ tùng thay thế có sẵn trong nước, nhanh chóng và dễ dàng cung ứng khi có sự cố xảy ra.

Chính những cải tiến và đầu tư thiết bị này làm giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng và giảm chi phí nhân cơng trong sản xuất, đồng thời giảm ô nhiễm

môi trường. Cơng ty sử dụng hệ thống tự động hóa cao, kiểm sốt tồn bộ q trình sản xuất bằng hệ thống DCS, đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm đầu ra và giảm giá thành sản phẩm.

2.2.2. Phân tích mơi trường vi mơ

2.2.2.1. Sự ảnh hưởng của nhà cung ứng

Với ngành sản xuất tinh bột sắn nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là sắn tươi, chi phí nguyên liệu chiếm từ 70% - 85% giá thành sản phẩm, điều này cho thấy mức độ chi phối của nguồn nguyên liệu đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khá cao. Thiếu chủ động trong quy hoạch và cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Tập đồn Thịnh Phát chủ động được nguồn nguyên liệu nên mức độ tác động này là không quá lớn.

Đối với các nhiên nguyên vật liệu như than, xăng dầu hóa chất các loại đều đồng loạt tăng giá, trong việc ổn định giá bán đầu ra mà các yếu tố đầu vào không ổn định theo chiều hướng tăng đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó cơng ty cần phải tìm các giải pháp khắc phục để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

2.2.2.2. Sự ảnh hưởng của khách hàng.

Khách hàng chính của Thịnh Phát KonTum chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, trong đó, 80% là doanh nghiệp nước ngồi đa phần ở thị trường các nước như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan…

Để tồn tại lâu dài và có thể đứng vững trên thị trường thì cần phải thu hút nhiều khách hàng và biến khách hàng tiềm năng của mình trở thành khách hàng truyền thống của công ty. Và hiện tại đã có nhiều cơng ty, tập đồn nước ngồi đã đặt hàng với số lượng lớn hàng năm. Đơn cử như Toepfer International, nhiều năm qua đã đều đặn ứng vốn trước mỗi năm cho doanh nghiệp bình qn 10.000.000USD để cơng ty mua hàng đầu vào và xuất bán dần trong năm cho đối tác này.

Nhận xét, khách hàng của Thịnh Phát chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài nên mỗi bộ phận chức năng theo dõi từng sản phẩm và khách hàng để có chiến lược quảng cáo tiếp thị và bán hàng khác nhau, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh, chất lượng nhằm thỏa mãn yêu cầu khách hàng.

2.2.2.3. Sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh

Thịnh Phát KonTum kinh doanh và sản xuất 2 mặt hàng chủ lực bao gồm sắn lát và tinh bột sắn. Tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các đối thủ cạnh tranh chính trong phân đoạn này.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên thị trường sắn lắt Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng này, tiêu biểu là 3 doanh nghiệp đứng đầu thị trường sắn lát hiện nay là: công ty TNHH Tùng Lâm, công ty TNHH Thành Tâm và cơng ty cổ phần tập đồn Thịnh Phát. Ba doanh nghiệp trên chiếm hơn 60% thị phần sắn lát Việt Nam. Mỗi đối thủ đều có điểm mạnh riêng của mình.

Sau 8 năm tham gia vào thị trường sắn lát khô, Tùng Lâm đã vươn lên trở thành một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thu mua xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Với hệ thống kho bãi được thiết lập tại hầu hết các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ- khu vực trồng sắn lớn nhất ở Viêt Nam, có khả năng dự trữ trên 200.000 tấn, và với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tụy Công ty TNHH Tùng Lâm đã đang thu mua được một lượng sắn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sắn thu mua xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, góp phần khơng nhỏ trong việc tiêu thụ loại nông sản phi lương thực này, góp phần tạo cơng ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân tại các vùng sản xuất. Hàng năm Tùng Lâm xuất khẩu khoảng từ 250-300.000 tấn, chiếm 20 - 25% tổng sản lượng sắn xuất khẩu hàng năm của cả nước. Trong các năm tới con số này sẽ còn tăng hơn nữa.

Cũng như Tùng Lâm, công ty TNHH Thành Tâm với trụ sở đặt ở tỉnh Bình Định, cùng với hệ thống kho bãi được thiết lập ở miền trung, Tây Nguyên. Thành Tâm cũng là một trong những doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu sắn lát hàng đầu ở Việt Nam. Hàng

năm, Thành Tâm xuất khẩu từ 200-250.000 tấn, chiếm khoảng 15-20% tổng sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, hệ thống kho bãi để thu mua hàng nơng sản của Thành Tâm cịn chưa nhiều, chỉ tập trung ở miền Trung đặc biệt là ở Bình Định, nên lượng hàng sắn lát thu mua khơng được nhiều.

Thịnh Phát KonTum là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng sắn lát ở Việt Nam, với hệ thống kho bãi được đặt ở nhiều nơi như KonTum, Gialai, Phú Yên, Vũng Tàu, Tây Ninh…Kho bãi của công ty nhiều và lớn, có khả năng lưu trữ trong thời gian dài, bảo đảm chất lượng hàng hóa. Với 760.895 m3 thể tích có sức chứa một vụ trên 350.000 tấn (chưa kể lượng hàng luân chuyển trong mỗi năm). Trong nhiều năm liền tập đoàn Thịnh Phát đã được nhiều khách hàng và phòng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn thịnh phát kon tum giai đọan 2013 2020 luận văn thạc sĩ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w