Nguồn: Kết quả thuật toán từ phần mềm thống kê do tác giả thực hiện Bảng trên chỉ trình bày phân rã phương sai của biến GTB vì mục đích của bài nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lạm phát kỳ vọng.
Theo kết quả trên, trong khoảng thời gian ngắn (sau 4 tháng), những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng bị ảnh hưởng chủ yếu từ chính bản thân lạm phát kỳ vọng hơn là phụ thuộc vào giá cả hàng hóa. Từ tháng thứ 5 trở đi, đóng góp của giá cả hàng hóa vào những biến động của lạm phát kỳ vọng mới tăng lên. Sau 12 tháng kể từ khi xảy ra các cú sốc thì giá cả hàng hóa cũng chỉ giải thích được khoản 22% những biến động của lạm phát kỳ vọng. Điều đó cho thấy lạm phát kỳ vọng phản ứng khá nhanh trước những thông tin về giá cả hàng hóa nhưng mức độ phụ thuộc khơng nhiều.
Xét trong khoản thời gian 2 tháng, lạm phát kỳ vọng bị ảnh hưởng chủ yếu từ những cú sốc của chính nó (96.49%), giá gạo (1.91%), giá dầu (1.6%).
Qua các thời kỳ, ta thấy chỉ số giá gạo là biến có đóng góp nhiều nhất trong sự biến động của lạm phát kỳ vọng (khoản 13%). Trong đó, mặc dù 4 tháng
đầu tiên, giá gạo đóng góp khơng nhiều vào sự biến động của lạm phát kỳ vọng nhưng 8 tháng tiếp theo mức đóng góp này đã tăng lên đáng kể.
Một điểm nữa có thể nhận thấy từ kết quả phân rã phương sai là mức đóng góp vào biến động của lạm phát kỳ vọng của giá gạo nhiều hơn so với giá dầu. Điều này cho thấy, mặc dù dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của nền kinh tế nhưng ở thị trường Việt Nam giá gạo mới là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng.
4.6. Phân tích hàm phản ứng xung
Hàm phản ứng xung được sử dụng để phân tích sơ lược thời gian tác động từ cú sốc của mỗi biến trong mơ hình đến lạm phát kỳ vọng.
Hình 4.2: Phản ứng của lạm phát kỳ vọng đối với giá cả hàng hoá
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E. .008 Response of D(GTB) to OIL .006 .004 .002 .000 -.002 -.004 5 10 15 20 25 30 35 .008 Response of D(GTB) to RICE .006 .004 .002 .000 -.002 -.004 5 10 15 20 25 30 35
Theo biểu đồ trên, lạm phát kỳ vọng chịu tác động của giá cả hàng hóa trong ngắn hạn (12 tháng). Trong dài hạn (từ 12 tháng trở đi), lạm phát kỳ vọng hầu như không chịu tác động từ giá cả hàng hóa. Quan sát các hình trên, ta nhận thấy bắt đầu từ tháng thứ 12 thì phản ứng của lạm phát kỳ vọng trước các cú sốc giá cả hàng hóa giảm dần, và sau 15 tháng thì lạm phát kỳ vọng gần như khơng cịn phản ứng với các cú sốc này. Điều này chứng tỏ tâm lý e sợ lạm phát của người Việt Nam rất lớn. Thời kỳ siêu lạm phát trong quá khứ vẫn là một nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi khi giá cả hàng hóa trong nền kinh tế có biến động thì gần như ngay lập tức người dân sẽ kỳ vọng lạm phát tăng cao.
4.7. Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 (từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2008)
Hình 4.3: Phản ứng của lạm phát kỳ vọng đối với giá cả hàng hoá trước khủng hoảng kinh tế thế giới
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Response of D(GTB) to OIL .4 .2 .0 -.2 -.4 -.6 5 10 15 20 25 30 35 Response of D(GTB) to RICE .4 .2 .0 -.2 -.4 -.6 5 10 15 20 25 30 35
Phân rã phương sai:
Bảng 4.8: Kết quả phân rã phương sai trước khủng hoảng kinh tế thế giới Period S.E. D(GTB) OIL RICE
1 0.0077 100 0 0 2 0.0079 97.231 2.0946 0.67441 3 0.0079 97.0311 2.2251 0.74379 4 0.0083 88.1098 2.4455 9.44473 5 0.0091 76.9009 3.7457 19.3533 6 0.01 73.7253 7.8149 18.4598 7 0.0101 73.8247 7.8027 18.3727 8 0.0146 87.5883 3.7006 8.71112 9 0.0156 82.8719 4.916 12.2121 10 0.0164 82.7536 5.5704 11.676 11 0.017 79.2401 5.604 15.1559 12 0.0185 73.0184 5.2175 21.7641
Cholesky Ordering: D(GTB) OIL RICE
Hình 4.4: Kết quả phân rã phương sai trước khủng hoảng kinh tế thế giới
Nguồn: Kết quả thuật toán từ phần mềm thống kê do tác giả thực hiện Từ kết quả ở các bảng biểu trên, ta nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa trong giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế thế giới (từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 09 năm 2008) như sau:
− Lạm phát kỳ vọng gần như không phản ứng với các cú sốc giá cả hàng hóa trong ngắn hạn (12 tháng). Nhưng trong trung hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng), lạm phát kỳ vọng phản ứng với giá cả hàng hóa rất phức tạp và không ổn định.
− Mặc dù mức đóng góp của các biến trong sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng không nhiều. Cụ thể là sau 12 tháng, lạm phát kỳ vọng vẫn chịu ảnh hưởng từ chính cú sốc của nó (73%) hơn là giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, mức đóng góp của giá cả hàng hóa vào sự biến động của lạm phát kỳ vọng thay đổi theo từng thời kỳ. Trong khoản thời gian 3 tháng đầu tiên, giá gạo hầu như khơng đóng góp vào sự thay đổi của lạm phát (chỉ khoản 0.7%).
Nhưng, từ tháng thứ 4 trở đi, mức đóng góp này đã gia tăng đáng kể. Sau 12 tháng thì giá gạo đóng góp gần 22% vào sự thay đổi của lạm phát và mức đóng góp này gấp 4 lần mức đóng góp của giá dầu.
Điều này có thể được giải thích như sau:
− Giai đoạn này thị trường trái phiếu chính phủ mới bắt đầu phát triển, số liệu chưa nhiều nên không phản ánh được hết mối tương tác giữa trái phiếu chính phủ và các biến số kinh tế vĩ mơ khác.
− Giai đoạn từ năm 2004 đến trước khi xảy ra khủng hoảng 2008 được xem là giai đoạn phát triển nóng của nền kinh tế Việt Nam. Thị trường chứng khốn tăng đột biến, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO,… là những tin tức tốt khiến nhà đầu tư cũng như người dân lạc quan hơn, tin tưởng hơn vào tương lai của nền kinh tế. Họ sẵn sàng đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Hơn nữa trong giai đoạn này, Việt Nam chưa gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới nên chính phủ vẫn có thể kiểm sốt mặt bằng giá cả, khơng để các cú sốc tác động đến tâm lý người tiêu dùng.
4.8. Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 (từ tháng 10/2008 đến tháng 06/2013)
Hàm phản ứng xung
Hình 4.5: Phản ứng của lạm phát kỳ vọng đối với giá cả hàng hoá sau khủng hoảng kinh tế thế giới
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
.008 Response of GTB to OIL .004 .000 -.004 -.008 5 10 15 20 25 30 35 .008 Response of GTB to RICE .004 .000 -.004 -.008 5 10 15 20 25 30 35
Phân rã phương sai
Bảng 4.9: Kết quả phân rã phương sai sau khủng hoảng kinh tế thế giới
Period S.E. GTB OIL RICE
1 0.0139 100 0 0 2 0.0173 95.9371 1.8132 2.2497 3 0.0199 95.2254 1.5477 3.2269 4 0.0212 94.2497 1.3981 4.3522 5 0.0221 93.5159 1.2962 5.1879 6 0.0226 93.3505 1.3007 5.3488 7 0.023 93.2519 1.3216 5.4265 8 0.0232 93.1888 1.3188 5.4924 9 0.0233 93.1338 1.3124 5.5537 10 0.0234 93.0997 1.3089 5.5914 11 0.0235 93.0796 1.3079 5.6125 12 0.0235 93.0677 1.3075 5.6248
Cholesky Ordering: GTB OIL RICE
Hình 4.6: Kết quả phân rã phương sai sau khủng hoảng kinh tế thế giới
Nguồn: Kết quả thuật toán từ phần mềm thống kê do tác giả thực hiện Từ các kết quả ở bảng biểu trên, ta nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới (từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 06 năm 2013) như sau:
− Lạm phát kỳ vọng có phản ứng nhanh và mạnh đối với các cú sốc giá cả hàng hóa trong ngắn hạn. Nhưng phản ứng này không kéo dài mà nhanh chóng tắt dần ngay sau đó (khoản từ 10 đến 12 tháng).
− Ở giai đoạn này, mặc dù lạm phát kỳ vọng có phản ứng ngay khi xảy ra các cú sốc của giá cả hàng hóa nhưng mức đóng góp của giá cả hàng hóa vào sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng lại rất ít. Thậm chí, mức đóng góp cịn ít hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng. Cụ thể là sau 12 tháng, giá cả hàng hóa chỉ giải thích được 7% những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng. Giống với giai đoạn trước, mức đóng góp của giá gạo vẫn nhiều gấp 4 – 5 lần so với mức đóng góp của giá dầu.
Điều này có thể được giải thích như sau:
− Giai đoạn từ khi xảy ra khủng hoảng 2008 đến nay được xem là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh, lạm phát tăng cao năm 2008,… đã khiến nhà đầu tư cũng như người dân e dè hơn, kém lạc quan hơn vào tương lai của nền kinh tế. Họ thận trọng hơn trong chi tiêu tiêu dùng và đầu tư, đặc biệt họ rất nhạy cảm với những sự biến động về giá cả của hàng hóa trong nền kinh tế.
− Việt Nam đã gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chúng ta có nhiều thuận lợi hơn nhưng đồng thời cũng phải chịu tác động lớn hơn từ các cú sốc của nền kinh tế thế giới. Các biện pháp kiểm soát giá của chính phủ khơng cịn tác động mạnh như giai đoạn trước. Vì vậy, các biến động của giá dầu, giá gạo đã truyền dẫn sâu rộng hơn vào nền kinh tế, tạo ra tác động mạnh đến tâm lý của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các tác động của cú sốc giá cả hàng hóa đến lạm phát kỳ vọng cũng được dập tắt trong ngắn hạn. Điều đó cho thấy chính phủ đã rất nỗ lực trong việc dùng các chính sách của để điều tiết mặt bằng giá trong nước, quản lý kỳ vọng của nhà đầu tư và người tiêu dùng.
5. Kết luận
Mục đích của bài nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 06 năm 2013. Đồng thời, tác giả cũng tách giai đoạn mẫu thành hai phần gồm trước khủng hoảng (tháng 01 năm 2004 đến tháng 09 năm 2008) và sau khủng hoảng (tháng 10 năm 2008 đến tháng 06 năm 2013), nhằm kiểm định xem mối quan hệ giữa giá cả và lạm phát kỳ vọng có thay đổi trước và sau khủng hoảng hay khơng? Tác giả đã sử dụng kiểm định nhân quả Granger, phân tích phân rã phương sai và phân tích hàm phản ứng xung để kiểm định mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lạm phát kỳ vọng.
Kết quả kiểm định như sau:
− Trong ngắn hạn, tồn tại tác động nhân quả Granger hai chiều giữa lạm phát kỳ vọng và giá dầu. Đối với giá gạo, chỉ có tác động nhân quả một chiều từ giá gạo đến lạm phát kỳ vọng.
− Kết quả mơ hình VAR cho thấy, giá cả hàng hố và lạm phát kỳ vọng có mối quan hệ đồng biến với nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, mơ hình cũng cho thấy lạm phát kỳ vọng phụ thuộc nhiều hơn vào giá gạo so với giá dầu. Điều này có thể do Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, gạo vừa là mũi nhọn của nền kinh tế nhưng cũng vừa chiếm một phần lớn trong ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng. Giá gạo tăng là tín hiệu cho thấy kỳ vọng lạm phát đang tăng lên.
− Kết quả phân rã phương sai và phân tích hàm phản ứng xung cho thấy lạm phát kỳ vọng chịu tác động của giá cả hàng hóa trong ngắn hạn (12 tháng). Trong dài hạn (từ 12 tháng trở đi), lạm phát kỳ vọng hầu như không chịu tác động từ giá cả hàng hóa. Xét trong khoản thời gian 2 tháng, lạm phát kỳ vọng bị ảnh hưởng chủ yếu từ những cú sốc của chính nó (96.49%), giá
gạo (1.91%), giá dầu (1.6%). Qua các thời kỳ, ta thấy chỉ số giá gạo là biến có đóng góp nhiều nhất trong sự biến động của lạm phát kỳ vọng (khoản 13%). Một điểm nữa có thể nhận thấy từ kết quả phân rã phương sai là mức đóng góp của giá gạo nhiều hơn so với giá dầu trong biến động lạm phát kỳ vọng. Điều này cho thấy, mặc dù dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của nền kinh tế nhưng ở thị trường Việt Nam giá gạo mới là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng.
− Mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa trước khủng hoảng: Lạm phát kỳ vọng gần như không phản ứng với các cú sốc giá cả hàng hóa trong ngắn hạn (12 tháng). Nhưng trong trung hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng), lạm phát kỳ vọng phản ứng với giá cả hàng hóa rất phức tạp và khơng ổn định. Mặc dù mức đóng góp của các biến trong sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng không nhiều. Cụ thể là sau 12 tháng, lạm phát kỳ vọng vẫn chịu ảnh hưởng từ chính cú sốc của nó (73%) hơn là giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, mức đóng góp của giá cả hàng hóa vào sự biến động của lạm phát kỳ vọng thay đổi theo từng thời kỳ. Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên, giá gạo hầu như khơng đóng góp vào sự thay đổi của lạm phát (chỉ khoản 0.7%). Nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, mức đóng góp này đã gia tăng đáng kể. Sau 12 tháng, giá gạo đóng góp gần 22% vào sự thay đổi của lạm phát và mức đóng góp này gấp 4 lần mức đóng góp của giá dầu.
− Mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá cả hàng hóa sau khủng hoảng: Lạm phát kỳ vọng có phản ứng nhanh và mạnh đối với các cú sốc giá cả hàng hóa trong ngắn hạn. Nhưng phản ứng này khơng kéo dài mà nhanh chóng tắt dần ngay sau đó (khoản từ 10 đến 12 tháng). Ở giai đoạn này, mặc dù lạm phát kỳ vọng có phản ứng ngay khi xảy ra các cú sốc của giá cả hàng hóa nhưng mức đóng góp của giá cả hàng hóa vào sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng lại rất ít. Thậm chí, mức đóng góp cịn ít hơn so với giai
đoạn trước khủng hoảng. Cụ thể là sau 12 tháng, giá cả hàng hóa chỉ giải thích được 7% những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng. Giống với giai đoạn trước, mức đóng góp của giá gạo vẫn nhiều gấp 4 – 5 lần so với mức đóng góp của giá dầu.
Hạn chế của bài nghiên cứu:
− Dữ liệu nghiên cứu của tác giả chưa đủ lớn (114 quan sát) nên chưa phản ánh đầy đủ thực trạng của thị trường Việt Nam. Kỳ vọng lạm phát hướng tới tương lai, trong khi kết quả kiểm định của mơ hình dựa vào dữ liệu quá khứ. Vì vậy, kết quả từ mơ hình cũng bị hạn chế về mặt ý nghĩa thực tiễn.
− Mơ hình VAR sử dụng trong bài nghiên cứu cịn đơn giản.
− Ngồi ra, tác giả sử dụng lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn một năm làm đại diện cho lạm phát kỳ vọng chưa hợp lý theo thông lệ quốc tế. Nguyên nhân là do thị trường Việt Nam chưa có Trái phiếu hiệu chỉnh lạm phát (TIPS).
Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo:
− Phát triển chương trình đo lường kỳ vọng lạm phát định kỳ thông qua phương pháp khảo sát chuyên gia, nhà đầu tư, người tiêu dùng,… nhằm theo dõi diễn biến của nhân tố này, đưa ra các chỉ báo để neo giữ kỳ vọng dài hạn. Và Việt Nam cần làm gì để neo kỳ vọng lạm phát cũng như nâng