.7 Các thành phần trong nghiệp vụ quan hệ công chúng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại việt nam (Trang 67 - 77)

Ngay từ khi thành lập, BHTGVN đã xác định đây là một nghiệp vụ và triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu chưa xác định rõ các mục tiêu do vậy kết quả tuyền truyền còn hạn chế.

Phòng TTTT thực hiện các nhiệm vụ: quản trị cập nhật trang web, xuất bản các ấn phẩm (thông tin BHTG, tờ rơi, Cẩm nang BHTG, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật); Quan hệ, phối hợp với các cơ quan truyên thông để tuyên truyền các chính sách về BHTG; Tham gia tổ chức các sự kiện truyền thông BHTG và các hoạt động tuyên truyền khác.

Sau hơn 12 năm đi vào hoạt động, BHTGVN đã đưa hoạt động thông tin truyền thông trở thành cầu nối giữa BHTGVN với các TCTG BHTG, người gửi tiền và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tính chun nghiệp ngày càng được tăng cường qua việc xác định hoạt động thông tin tuyên truyền gắn với mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, xây dựng hình ảnh thương hiệu của tổ chức, phát triển các ấn phẩm truyền thông nội bộ (đặc biệt là trên website BHTGVN và Thông tin BHTGVN), mở rộng hợp tác với các đơn vị truyền thơng trong và ngồi ngành trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng từ báo viết,

phát thanh đến truyền hình và báo mạng. Luật BHTG quy định TCTG BHTG cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức BHTG theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức BHTG. Thơng tin về tiền gửi ở đây có thể được hiểu là thơng tin về tổng số dư tiền gửi, kỳ hạn, lãi suất tiền gửi, thông tin về khách hàng gửi tiền, đối tượng gửi tiền được bảo hiểm.v.v… nhưng khơng bao gồm các thơng tin có liên quan đến hoạt động của TCTG BHTG.

Luật BHTG cho phép BHTGVN được tiếp cận dữ liệu thông tin của NHNN về TCTG BHTG. Luật BHTG quy định vai trị của BHTGVN trong việc phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin của TCTG BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị. Để thực hiện được chức năng này, BHTGVN chỉ lấy từ nguồn của NHNN. Điều này dễ dẫn tới sự thiếu sự khách quan đối với những đánh giá về an toàn hoạt động của các TCTG BHTG. Do đó, với những quy định như vậy BHTGVN chưa thể thực hiện đầy đủ vai trị là một kênh thơng tin, tham mưu cho NHNNVN.

2.2.2.11 Hội nhập quốc tế

BHTGVN đã tham gia và thiết lập mối quan hệ với nhiều đơn vị và tổ thức quốc tế. Trên phương diện quốc tế, BHTGVN là tổ chức duy nhất tại VN thực hiện chức năng BHTG, do đó việc tham khảo mơ hình hoạt động, kinh nghiệm từ các tổ chức BHTG tiên tiến và hoạt động hiệu quả trên thế giới là cần thiết. BHTGVN gia nhập là thành viên Hiệp hội BHTG Quốc tế (IADI) ngay từ khi tổ chức này được thành lập tháng 5 năm 2002. Quá trình tham gia các hoạt động của Hiệp hội, BHTGVN đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu về xử lý các NH trong và sau khủng hoảng, kinh nghiệm phối hợp với các cơ quan trong mạng an toàn TC, v.v. để áp dụng có chọn lọc phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. BHTGVN đã thiết lập được quan hệ hợp tác tốt với nhiều tổ chức TC và tổ chức phi chính phủ lớn như WB, ADB, USAID, JICA, CIDA,..BHTGVN cũng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về trao đổi thông tin và hỗ trợ đào tạo với một số tổ chức BHTG như: Tổng công ty BHTG Hàn Quốc, Tổng công ty BHTG Đài Loan, Tổng công ty BHTG Canada… Trong quá trình hợp tác, BHTGVN đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của những tổ chức này thông qua những buổi họp bàn về các vấn đề như: phát triển hệ thống Công nghệ thông tin (IT) và quản lý rủi ro,… Đồng thời BHTGVN cũng nhận được lời mời hợp

tác của NHTW Sri Lanka về việc Sri Lanka muốn tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của VN trong việc hình thành và phát triển của hệ thống BHTG để cải tiến hệ thống BHTG tại Sri Lanka. Theo nội dung của nguyên tắc Các vấn đề xuyên quốc gia (vấn đề 7), việc hợp tác này là xu hướng tất yếu và được khuyến khích trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Điều này mang lại nhiều lợi tích cho các hệ thống BHTG nói chung và BHTGVN nói riêng.

2.3. Hạn chế của hoạt động BHTG và nguyên nhân

2.3.1. Hạn chế

Năng lực tài chính của BHTG VN cịn hạn chế

Tổng nguồn vốn của BHTGVN khoảng 10.000 tỷ đồng,, có thể nói năng lực TC của BHTGVN còn ở mức rất khiêm tốn so với yêu cầu, mục tiêu hoạt động và chưa tương xứng với tốc độ phát triển của hệ thống TC Việt Nam. Trong khi đó các TCTD hiện nay có năng lực TC ngày càng lớn mạnh, nhiều NHTM vốn điều lệ trên 10.1 tỷ đồng. Nền kinh tế nước ta trải những giai đoạn phát triển rất nhanh lượng vốn dân

cư đổ vào các NHTM ngày một gia tăng. Nếu tổ chức BHTG khơng đủ lớn mạnh thì quỹ BHTG khơng tạo được một rào chắn an toàn để tạo niềm tin với người gửi tiền và không thể ngăn chặn hiện tượng rút tiền hàng loạt.

Sự hạn chế của năng lực TC của BHTGVN còn được thể hiện ở tỷ lệ quỹ BHTG mục tiêu (DRR - tỷ lệ nguồn vốn trên tổng số dư TG được BH). Tỷ lệ này của BHTGVN năm 2012 chỉ đạt khoảng 0,67% theo Bảng 2.3. Vì vậy với tỷ lệ quỹ mục tiêu hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu an tồn về vốn của BHTGVN. Do đó, năng lực TC của BHTGVN cần được nhanh chóng nâng cao để bắt kịp với tốc độ gia tăng vốn của nền kinh tế cũng như quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của hệ thống NH. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng chi trả tiền BH của BHTGVN. Khi đó khả năng TC mới được đảm bảo lâu dài. BHTGVN mới có thể giúp các TCTG BHTG xử lý những khó khăn TC trước khi lâm vào tình trạng phá sản.

Bảng 2.4 Tỷ lệ quỹ BHTG mục tiêu giai đoạn 2000-2012Thời gian Vốn hoạt động Thời gian Vốn hoạt động

thực tế

Tổng tiền gửi được bảo hiểm

Tỷ lệ vốn hoạt động thực tế / Tổng tiền gửi được bảo hiểm

Tỷ đồng (%) 2000 424 44.700 0,95 2001 570 57.900 0,98 2002 740 71.300 1,04 2003 1.412 100.300 1,41 2004 1.559 130.000 1,20 2005 1.991 180.000 1,11 2006 2.416 220.200 1,10 2007 3.043 320.200 0,95 2008 4.005 433.600 0,92 2009 4.905 653.800 0,75 2010 6.599 891.700 0,74 2011 ~ 9.000 1.100.000 0,82 2012 ~ 10.000 1.500.000 0,67

Chất lượng hiệu quả Kiểm tra, giám sát chưa cao

Kết quả giám sát chưa thật sự tốt và phản ánh đúng và đầy đủ hoạt động của các TCTG BHTG dẫn đến kết quả dự báo, cảnh báo có rủi ro cao làm ảnh hưởng đến việc phân loại rủi ro cũng như xếp hạng các TCTG BHTG. Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng nếu áp dụng các phương án sử dụng các đánh giá rủi ro ở các mức độ khác nhau làm cơ sở cho việc tính phí BHTG. Cơng tác kiểm tra các TCTG BHTG còn nhiều vấn đề như: chất lượng kiểm tra chưa cao, phương pháp kiểm tra thiếu khoa học, và chủ yếu tập trung ở hệ thống QTDND, cịn đối với các NHTM thì BHTGVN chỉ mới kiểm tra việc tính nộp phí, kiểm tra tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm do đó quy định kiểm tra chưa thật sự thống nhất, chưa có quy trình cụ thể cho cơng tác kiểm tra an tồn mà chủ yếu chỉ thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về BHTG.

Hiện tượng người gửi tiền ồ ạt đến ngân hàng rút tiền vẫn xẩy ra

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chỉ trong 3 ngày từ 21 đến 23/8/2012, lượng tiền rút ra là hơn 8.000 tỉ đồng - một con số quá lớn nếu so với vốn điều lệ chỉ hơn 9.300 tỉ đồng của ACB. Mặc dù, sự việc cuối cùng đã nằm trong tầm kiểm soát và

NHNN đã kịp thời bơm vốn ứng cứu giúp không mất khả năng thanh khoản nhưng một lần nữa cho thấy, hoang mang và tin đồn hồn tồn có thể làm sụp đổ một NH. Thơng thường hoạt động rút tiền, gửi tiền đều được NH lên kế hoạch một cách chủ động nhằm duy trì số dư ổn định, phù hợp nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, do những thông tin gây bất lợi, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền khiến NH không kịp trở tay. Thực tế, những lo ngại của người dân về sự ổn định của mỗi TCTD khi có biến động lớn là chính đáng và sẽ lựa chọn kênh an tồn hơn để gửi tiền nếu khơng được giải thích đầy đủ, kịp thời... Hàng loạt NH lớn trên thế giới bị phá sản thời gian qua khiến nhiều người gửi tiền mất trắng càng làm tăng thêm nỗi lo của người gửi tiền trong nước đối với ngành KD rất nhạy cảm này.

Hạn chế về hoạt động xử lý đổ vỡ

Hoạt động xử lý đổ vỡ của BHTGVN hiện nay mới triển khai công tác chi trả tiền TG được bảo hiểm và tham gia quản lý thanh lý, thu hôi nợ sau phá sản. Tuy nhiên công tác thanh lý, thu hồi nợ tại các TCTD đã bị giải thể gặp nhiều khó khăn, kéo dài, giá trị thu hồi được sau thanh lý rất ít.

Đến nay vẫn chưa có cơ chế tiếp nhận và xử lý đồng bộ các TCTD khi xảy ra khủng hoảng và đổ vỡ. Thực tế cho thấy sự sụp đổ của hệ thống Hợp tác xã tín dụng cũng như kiểm sốt đặc biệt NH Việt Hoa và Nam Đơ để lại hậu quả xấu, chi phí bỏ ra để xử lý là khơng nhỏ nhưng hiệu quả mang lại thì hạn chế, gây thất thốt vốn của Nhà nước. Chính vì vậy, đã đến lúc cần xử lý các tổ chức đổ vỡ theo nguyên tắc thị trường, giao nhiệm vụ cho một tổ chức làm đầu mối, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giám sát TC để xử lý khủng hoảng. Bài học kinh nghiệm chương 1 thì tổ chức BHTG tham gia vào việc tái cấu trúc hệ thống NH thông qua các nghiệp vụ như tiếp nhận và xử lý, mua lại nợ, ngân hàng bắc cầu... đã giúp cho việc xử lý các NH có nguy cơ đổ vỡ mang lại hiệu quả với chi phí thấp, khơng gây ra đổ vỡ dây chuyền. Một số nước còn trao thẩm quyền rất lớn cho tổ chức BHTG như quyền tham gia điều tra, truy tố tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến sự đổ vỡ NH.

2.3.2. Nguyên nhân

Chưa xác định một cách đầy đủ vai trị, vị trí của BHTGVN trong mạng an tồn

TC:

BHTGVN khi thực hiện chức năng xử lý đỗ vỡ NH chỉ mới dừng lại tham gia kiểm soát đặc biệt TCTG BHTG và chi trả tiền gửi được BH. Vẫn chưa phát huy được vai trò của BHTGVN trong tái cơ cấu hệ thống NH. Mặc dù, đã qui định NHNN là người cho vay cuối cùng, nhưng vẫn chưa có văn bản dưới luật xác định các tiêu thức để xác nhận tại thời điểm đó TCTG BHTG thiếu thanh khoản hoặc tại thời điểm đó TCTG BHTG phá sản để xác định rõ trách nhiệm của NHNN hay BHTGVN khi xử lý đỗ vỡ. Mối quan hệ giữa bảo hiểm tiền gửi với các cơ quan giám sát và cơ quan ban hành các quy định về an tồn trong hoạt động NH.

Qui định về tiền gửi được bảo hiểm còn bất cập:

Trong các loại TG bảo hiểm được quy định tại Điều 18 Luật BHTG, có hình thức TG khác. Luật các TCTD (Khoản 13 Điều 4 và Khoản 1, 2 Điều 98) không quy định cụ thể là những loại nào. Thực tế, tại TCTD có nhiều loại TG khác của các cá nhân gửi tại đây. Ở khía cạnh khác, nhiều trái phiếu ghi danh của cá nhân do TCTD phát hành và được NHNN cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu của TCTD, đây là TG của cá nhân thuộc đối tượng được BH. Nhưng trong Luật BHTG loại này không thuộc đối tượng được BH (chỉ có chứng chỉ TG, kỳ phiếu, tín phiếu). Vấn đề này, nếu khơng được hướng dẫn cụ thể sẽ khiến TCTD lúng túng cũng như khó khăn đối với BHTGVN trong việc kiểm tra, xác định chính xác TG được BH. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tính thừa, thiếu phí BHTG của TCTD.

Phí BHTG thu theo mức đồng hạng và với tỷ lệ thấp 0,15%/năm: chưa tạo sự chủ động của tổ chức BHTG trong việc hình thành nguồn vốn mục tiêu, nâng cao năng lực TC. Các TCTG BHTG hoạt động khơng an tồn, rủi ro cao, xác suất gây ra tổn thất cho BHTG cao cũng được áp dụng mức phí như đối với các TCTG BHTG hoạt động tốt, an toàn là điều thiếu công bằng và không thể hiện cơ chế thị trường trong hoạt động BHTG, giảm áp lực nâng cao chất lượng hoạt động ở các TCTD có mức độ RR cao hơn. Luật BHTG cũng chưa quy định xử lý vi phạm nộp thừa, thiếu

phí dẫn đến tình trạng TCTG BHTG lợi dụng để tính thiếu phí hoặc để chiếm dụng vốn với số phí tính thiếu khi BHTGVN chưa tiến hành kiểm tra.

Hạn mức chi trả BHTG thấp khơng phù hợp: Hạn mức chi trả TG được BH tại Việt

Nam hiện nay là 50 triệu đồng, là hạn mức được áp dụng và duy trì từ năm 2006, tương đương khoảng 5,5 lần GDP bình quân đầu người năm 2005 và bảo vệ được toàn bộ tài khoản của khoảng 80% số người gửi tiền nếu NH bị phá sản, giải thể. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức BHTG đang thay đổi trong những năm gần đây, đặc biệt là, CPI liên tục tăng cao trong những năm qua, với mức lạm phát bình quân trong 6 năm (2005-2011) khoảng 18%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1300 đôla Mỹ, gần gấp đôi so với mức 700 đôla Mỹ của năm 2005. Vì vậy, tỷ lệ hạn mức trả tiền BH trên GDP bình quân ngày càng giảm, đến năm 2011 chỉ còn 1,73 lần, tỷ lệ hạn mức này của VN thấp so với thế giới.

Qui định về hoạt động cấp và thu hồi Chứng nhận BHTG chưa đầy đủ:

Hồ sơ tham gia BHTG cũng là những thông tin cơ bản ban đầu để BHTGVN tiếp cận với TCTG BHTG trong hoạt động giám sát từ xa. Chính vì vậy, nếu khơng tiếp nhận được các thơng tin này từ TCTG BHTG thì BHTGVN cũng rất cần nhận được các thơng tin đó từ sự chia sẻ và phối hợp của NHNN. Quy định mới tại khoản 2 điều 14 của Luật BHTG và hướng dẫn thi hành tại Điều 6 Nghị định 68/2013/NĐ- CP thì thời hạn cấp lại Chứng nhận BHTG bị rút ngắn xuống còn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp. Với tính chất hoạt động đặc trưng của hệ thống QTDCS là số lượng nhiều (trên 1.000 đơn vị) được phân bổ trên địa bàn rộng khắp cả nước, cơ quan cấp phép trực tiếp là NHNN các tỉnh, thành phố nơi QTDCS đặt trụ sở thực sự khó khăn .

Các quy định chưa đề cập đến trường hợp thu hồi CNBHTG đối với đơn vị bị NHNN thu hồi giấy phép hoạt động là đơn vị trực thuộc của TCTD (Chi nhánh, phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm), chưa có các quy định thủ tục, hồ sơ, hình thức cấp Chứng nhận BHTG cho các tổ chức mở rộng địa bàn hoạt động (thành lập thêm các điểm hoặc các phịng giao dịch).

Luật BHTG quy định việc cung cấp thông tin của TCTG BHTG đối với BHTGVN, đối với NHNN tại Khoản 6, Điều 12 và Điều 34. Tuy nhiên, Luật mới chỉ đề cập chung nghĩa vụ, trách nhiệm của các đơn vị này mà chưa quy định cụ thể, chi tiết loại thơng tin, dữ liệu, hình thức cung cấp. Chính vì vậy, rất cần sự hướng dẫn, quy định cụ thể, chi tiết để giúp BHTGVN thuận tiện hơn và khắc phục tồn tại hiện nay. BHTGVN cần có kênh thơng tin trực tiếp từ các TCTD để thực hiện tốt công tác tham mưu cho NHNN (Khoa, 2013).

Quy điṇ h liên quan đến hoaṭ chưa pháp huy được hiệu quả

đô

g kiểm tra, giám sát củ a tổ chứ c BHTG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại việt nam (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w