1.3.1. Vai trò của quản lý đối với Thư viện tỉnh Sơn La
uản lý đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức ở mọi cấp độ, mọi loại hình. uản lý hoạt động thư viện đối với TVTSL có những vai trị sau.
- Vai trò định hướng hoạt động
Được biểu hiện chủ yếu thông qua chức năng lập kế hoạch. ản chất của lập kế hoạch chính là xác định mục tiêu, các phương án và nguồn lực thực hiện mục tiêu. Việc xác định mục tiêu đúng đắn, phù hợp s giúp cho thư viện vận hành, phát triển đúng hướng và đồng thời ứng phó với sự bất định của mơi trường.
- Vai trị thiết kế
Thơng qua chức năng tổ chức mà hoạt động quản lý s thực hiện vai trị thiết kế của nó. Vai trị thiết kế liên quan tới các nội dung: Xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định biên chế, phân công công việc, giao quyền và chuẩn bị các nguồn lực khác. Thực hiện tốt những nội dung này là tiền đề và điều kiện đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động quản lý.
- Vai trị duy trì và th c đẩy
Vai trị duy trì và thúc đẩy được thể hiện qua chức năng điều hành của quy trình quản lý. Nhờ có hệ thống ngun tắc quản lý (nội quy, quy chế), mới có thể bắt buộc chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hoạt động trong giới hạn quyền lực và thẩm quyền của họ. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên kỷ luật, kỷ cương, tính ổn định, bền vững của một tổ chức. Thông qua hệ thống chính sách về nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực phù hợp và phong cách quản lý hợp lý, hoạt động quản lý là tác nhân tạo ra động cơ thúc đẩy từ đó phát huy cao nhất năng lực của ngời lao động và tạo điều kiện cho họ khả năng sáng tạo cao nhất.
- Vai trị điều chỉnh
Thơng qua chức năng kiểm tra mà hoạt động quản lý thể hiện vai trò điều chỉnh của nó. Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo lường các kết quả hoạt động của tổ chức, đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những sai lệch, sửa chữa những sai lầm, từ đó đảm bảo cho tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra.
- Vai trò phối hợp
Thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra mà hoạt động quản lý biểu hiện vai trị phối hợp của nó. ản chất của hoạt động quản lý là nhằm phối hợp các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực…) để có được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung mà sự nỗ lực của một cá nhân không thể làm được.
1.3.2. Yêu cầu đối với quản lý Thư viện tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay
uản lý hoạt động ở Thư viện tỉnh Sơn La vừa phải đáp ứng những yêu cầu chung về quản lý Nhà nước đối với thư viện công cộng, vừa phải đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu đặc thù của địa phương. Cụ thể như sau:
- Cơ cấu và cơ chế quản lý hợp lý
Xác định rõ chủ thể quản lý là con người (lãnh đạo, cán bộ thư viện) với đối tượng quản lý (độc giả, bạn đọc, người dùng tin) trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó (cơ sở vật chất, vốn tài liệu). uan hệ người quản lý, người bị quản lý được thể hiện rõ trong quy chế, kế hoạ ch phục vụ. Về tổ chức bộ máy phải đảm bảo theo quy định của ộ VH,TT&DL. Cán bộ được tuyển dụng vào cơ quan thư viện phải được đào tạo về chuyên môn, đối với thư viện cấp tỉnh 100% cán bộ có trình độ đại học (trong đó 80% có trình độ chun ngành thơng tin thư viện).
Về vốn tài liệu, phải được bổ sung phù hợp với nhu cầu bạn đọc, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng vốn tài liệu mang tính chất tổng hợp, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Ưu tiên bổ sung những tài liệu tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật… của Đảng và Nhà nước, tài liệu liên quan đến những vấn đề của địa phương trong xây dựng kinh tế cũng như phát triển văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật cơng nghệ thơng tin.
Có cơ chế quản lý hợp lý để đảm bảo cho hệ thống vận hành có hiệu quả trong cơng tác phục vụ bạn đọc, tạo điều kiện để cán bộ giảm bớt khó khăn, tạo ra nguồn thu nhập chính đáng từ các dịch vụ thư viện, giúp cán bộ yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề hơn.
- Tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có
Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước hiện nay, tri thức cùng với cuộc cách mạng công nghệ đã trở thành một mũi nhọn trong lực lượng sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhu cầu nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng cao.
Để thực hiện tốt chức năng của TVCC, thư viện cần thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, có trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.
Tổ chức nhiều hoạt động để lôi cuốn độc giả đến với thư viện như: Hội áo Xuân, hội sách, liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách, nói chuyện chuyên đề...
Tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị trong hệ thống, trong vùng để bổ sung các nguồn lực cho hoạt động thư viện, luân chuyển sách về cơ sở... để nhân dân được tiếp cận với sách báo nhiều hơn.
Mở rộng từng bước các điểm luân chuyển thông qua việc củng cố, xây dựng và phát triển vững chắc thư viện, tủ sách, phòng đọc sách báo ở cơ sở. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sách báo để thu hút người dân đến sử dụng thư viện.
- Đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu đ c của nhân dân trong tỉnh
Cần có sự đầu tư, nghiên cứu một cách khoa học về nhu cầu, hứng thú đọc sách của mọi đối tượng để nắm bắt tâm lý bạn đọc, phân loại bạn đọc để có hướng phục vụ phù hợp. Đổi mới phương thức phục vụ độc giả khơng chỉ tại thư viện tỉnh mà cả ngồi thư viện bằng các hình thức đa dạng, đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu của bạn đọc. Chú trọng các đối tượng phục vụ như: Các đồng chí lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các chủ doanh nghiệp, những người đang trực tiếp sản xuất, thanh thiếu nhi, học sinh, cán bộ hưu trí… ở địa phương. Phải làm tốt cơng tác tun truyền và phục vụ bạn đọc, để thư viện trở thành nơi vừa học tập, vừa vui chơi, sáng tạo của các đối tượng bạn đọc.
Tiểu kết
Quản lý đóng vai trị quan trọng trong mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động thư viện nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực đạt mục tiêu của tổ chức. Thư viện- một thiết chế văn hoá quan trọng trong xã hội, đã và đang có những biến đổi căn bản dưới tác động của các nhân tố của xã hội hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin địi hỏi phải có những biến đổi phù hợp. uản lý thư viện, tiếp cận ở mức độ vi mô thực chất là quá trình thực hiện các chức năng quản lý, tác động vào đối tượng quản lý (nhân lực thư viện, hoạt động nghiệp vụ thư viện, nguồn lực vật chất đảm bảo hoạt động thư viện) bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm tra và đánh giá.
Thư viện tỉnh Sơn La với chức năng phục vụ đời sống văn hoá, phát triển sản xuất ở một địa bàn khá phức tạp cả về vị trí địa lý cũng như phân bố dân cư và đời sống văn hố tinh thần địi hỏi không chỉ tuân thủ các chức năng, nguyên tắc và phương pháp quản lý nói chung mà cịn phải
tính đến đặc thù của địa phương, nhằm tận dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng đến mức cao nhất nhu cầu đọc của nhân dân địa phương trong giai đoạn đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế.