.1 Biến phụ thuộc, biến độc lập và mô tả biến

Một phần của tài liệu Điều hành công ty và hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Biến Mô tả/ đo lường

Biến phụ thuộc

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản) x 100 ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Lợi nhuận sau thuế / vốn cổ phần) x 100 Biến độc lập

BSIZE : Quy mô HĐQT (Board size) Tổng số lượng thành viên trong HĐQT công ty.

BIND : Thành viên HĐQT độc lập (Board independent).

Tỷ lệ thành viên độc lập so với tổng số thành viên HĐQT công ty.

CEOD : Cấu trúc ban lãnh đạo (CEO Duality).

0 nếu CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT; 1 nếu do 02 người khác nhau đảm nhận. BACOM: Ban kiểm toán thuộc HĐQT

(Board audit committee).

1 nếu cơng ty có ban kiểm tốn; ngược lại: bằng 0.

Xây dựng giả thiết nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa điều hành và hiệu quả hoạt động của công ty tại Việt Nam với mẫu nghiên cứu gồm 50 công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất. Số liệu được thu thập trong 05 năm (2007 – 2011). Thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, tức là trả lời câu hỏi nghiên cứu: Liệu có mối quan hệ nào giữa điều hành và hiệu quả hoạt động của công ty?

Từ các kết quả nghiên cứu trước đây và câu hỏi nghiên cứu nói trên, chúng tơi xây dựng các biến độc lập, đại diện cho điều hành công ty (quy mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị, cấu trúc ban lãnh đạo và ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị) và biến phụ thuộc là ROA, ROE (dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty). Mối quan hệ giữa mỗi biến độc lập này và hiệu quả hoạt động của công ty được hệ thống thành các giả thiết như sau:

H1 : Quy mô hội đồng quản trị quan hệ trái chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

H2 : Thành phần hội đồng quản trị quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

H3 : Cấu trúc ban lãnh đạo quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động cơng ty.

H4 : Ban kiểm tốn trực thuộc hội đồng quản trị quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

3.2 Dữ liệu và phương thức xử lý dữ liệu nghiên cứu Chọn mẫu Chọn mẫu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ giữa điều hành công ty và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam (2007 – 2011). Mẫu gồm 50 cơng ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất được chọn từ 721 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn HoSE và sàn HNX).

Thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức giao dịch tập trung từ năm 2000 với 5 công ty niêm yết đầu tiên là Công ty CP Cơ điện Lạnh (mã chứng khốn: REE); cơng ty CP Đầu tư và Phát triển SACOM (MCK: SAM); Cơng ty CP Tập đồn HAPACO (MCK: HAP); công ty CP Kho vận Giao Nhận Ngoại thương (MCK: TMS) và công ty CP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (MCK: LAF).

Số lượng công ty lần đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2007, tổng số công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam là 236 cơng ty và đến tháng 6/2013, thị trường chứng khoán Việt Nam có tất cả 721 công ty niêm yết. Số lượng công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm như sau:

Bảng 3.2 Số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến tháng 6/2013

Năm Số lượng công ty lần đầuniêm yết (công ty) Cộng lũy kế(công ty)

2000 5 5 2001 4 9 2002 9 18 2003 2 20 2004 2 22 2005 10 32 2006 150 182

Năm Số lượng công ty lần đầuniêm yết (công ty) Cộng lũy kế(công ty) 2007 54 236 2008 85 321 2009 116 437 2010 189 626 2011 59 685 2012 29 714 2013 7 721 Cộng 721 (Nguồn: http://www.cophieu68.vn/companylist.php )

Trong 721 cơng ty niêm yết tại hai sàn chứng khốn HoSE (TP. Hồ Chí Minh) và HNX (Hà Nội) này, tác giả chọn ra 50 cơng ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất (trong 50 công ty chọn mẫu này, cơng ty có chỉ số vốn hóa thị trường lớn nhất là Công ty CP Sữa Việt Nam, MCK: VNM, với chỉ số vốn hóa thị trường là 111.750 đồng và cơng ty có chỉ số vốn hóa thị trường nhỏ nhất là Công ty CP Thép Việt Ý, MCK: VIS, với chỉ số vốn hóa thị trường là 620 đồng) và bắt đầu thu thập số liệu từ trong 05 năm (từ năm 2007 đến năm 2011) để phục vụ nghiên cứu. Như vậy, trong quá trinh nghiên cứu, chúng tôi thực hiện tất cả là 250 quan sát (n = 250).

Thu thập số liệu

Số liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm tốn, báo cáo thường niên của các công ty mẫu. Tất cả các thông tin được lấy từ website của Sàn chứng khoán Việt Nam (HoSE và HASTC) http://www.hsx.vn/hsx/hose_livesecurity.htm ; http://banggia.ssi.com.vn/ha.aspx , http://www.cophieu68.vn/ ; cafef.vn.

Chúng tôi quan sát, thu thập thông tin và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty (được chọn mẫu) dưới gốc độ nhà đầu tư. Do đó, chỉ những thơng tin liên quan

được công bố rộng rãi (thông qua báo cáo tài chính kiểm tốn, báo cáo thường niên, báo cáo Ủy ban chứng khốn Nhà nước, thơng tin trên website công ty và những báo cáo khác theo quy định của pháp luật) mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận thì chúng tơi mới chấp nhận, còn những thơng tin khơng chính thức và khơng được cơng bố rộng rãi thì chúng tơi xem như khơng có.

Phân loại dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ năm 2007 đến năm 2011 và được phân loại như sau: (i) Dữ liệu về điều hành công ty, gồm:

Quy mô hội đồng quản trị;

Thành phần hội đồng quản trị (tỷ lệ thành viên độc lập so với tổng số thành viên HĐQT của công ty);

Cấu trúc ban lãnh đạo (chủ yếu xem xét vị trí chủ tịch HĐQT và CEO do hai người hay một người đồng thời đảm nhận);

Ban kiểm tốn (thuộc HĐQT cơng ty). (ii) Dữ liệu hoạt động công ty, gồm:

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).

Phương thức xử lý dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu bảng được sử dụng vì nó kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và không gian. Phương pháp OLS (bình phương thơng thường nhỏ nhất) để ước lượng và phương pháp phân tích hồi quy bội để phân tích dữ liệu thơng qua SPSS for windows.

Chương 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

4.1 Mơ tả thống kê

Bảng 4.1 trình bày mơ tả thống kê của tất cả các biến có trong bài nghiên cứu. Giá trị trung bình của ROA (Mean của ROA) của các công ty được chọn mẫu là 10,2% và của ROE là 19,2%. Giá trị trung bình của quy mơ hội đồng quản trị là 6,52 với độ lệch chuẩn (Std. Deviation) là 1,85 và số lượng thành viên trong hội đồng quản trị của cơng ty mẫu ít nhất là 4 thành viên và nhiều nhất là 13 thành viên. Giá trị trung bình của thành viên độc lập trong hội đồng quản trị là 61% với độ lệch chuẩn là 23%. Bảng mô tả thống kê trên cũng cho thấy 66% tổng số mẫu được chọn có cấu trúc ban lãnh đạo công ty là tách biệt, tức CEO và chủ tịch hội đồng quản trị do hai người đảm nhận, trong khi đó, 34% tổng số mẫu có cấu trúc ban lãnh đạo kết hợp (CEO và chủ tịch hội đồng quản trị do cùng một người đảm nhận). Trong mẫu nghiên cứu, chỉ có 9% số cơng ty là có ban kiểm tốn (trực thuộc hội đồng quản trị), đa số cơng ty trong mẫu là khơng có ban kiểm tốn.

Bảng 4.1 Mơ tả thống kê

Variables ROA ROE BSIZE BIND CEOD BACOM Mean 0.102 0.192 6.524 0.608 0.656 0.092 Median 0.080 0.184 6.000 0.600 1.000 0.000 Std. Deviation 0.118 0.159 1.852 0.227 0.476 0.290 Minimum -0.624 -0.638 4.000 0.091 0.000 0.000 Maximum 0.793 0.705 13.000 1.600 1.000 1.000

Trong đó, ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản; ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần; BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị; BIND: Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị công ty; CEOD: Cấu trúc ban lãnh đạo công ty và BACOM: ban kiểm toán (thuộc hội đồng quản trị).

4.2 Phân tích Pearson

Bảng 4.2 và 4.3 thể hiện tương quan giữa các biến. Bảng 4.2 cho thấy ROA tương quan âm với quy mơ hội đồng quản trị và ban kiểm tốn (thuộc hội đồng quản trị) với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%, tuy nhiên, tương quan này là không đủ mạnh. Trong khi đó, thành viên hội đồng quản trị độc lập và cấu trúc ban lãnh đạo tương quan dương và đủ mức ý nghĩa với ROA ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.3 cho thấy tương quan dương giữa ROE với các biến về điều hành cơng ty, trong đó, chỉ có thành viên hội đồng quản trị độc lập và cấu trúc ban lãnh đạo là tương quan dương và đủ mức ý nghĩa với ROE (ở mức ý nghĩa 1%).

Bảng 4.2 Correlations (Pearson) - ROA đại diện cho hiệu quả hoạt động công ty (n = 250).

Variables ROA BSIZE BIND CEOD BACOM ROA 1 -.179** .508** .465** -.136* BSIZE -.179** 1 .224** .110 .209** BIND .508** .224** 1 .398** .037 CEOD .465** .110 .398** 1 .056 BACOM -.136* .209** .037 .056 1

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Trong đó, ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản; BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị; BIND: Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị công ty; CEOD: Cấu trúc ban lãnh đạo công ty và BACOM: ban kiểm toán (thuộc hội đồng quản trị).

Bảng 4.3 Correlations (Pearson) - ROE đại diện cho hiệu quả hoạt động công ty (n = 250).

Variables ROE BSIZE BIND CEOD BACOM ROE 1 .050 .657** .564** .061 BSIZE .050 1 .224** .110 .209** BIND .657** .224** 1 .398** .037 CEOD .564** .110 .398** 1 .056 BACOM .061 .209** .037 .056 1

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Trong đó, ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần; BSIZE: Quy mô hội đồng quản trị; BIND: Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị công ty; CEOD: Cấu trúc ban lãnh đạo cơng ty và BACOM: ban kiểm tốn (thuộc hội đồng quản trị).

4.3 Phân tích hồi quy đa biến Đánh giá độ phù hợp của mơ hình giá độ phù hợp của mơ hình

Bảng 4.4a và 4.4b cho thấy giá trị Adjusted R Square nhỏ hơn giá trị R Square. Do đó, dùng giá trị Adjusted R Square để đánh giá độ phù hợp của mơ hình sẽ an tồn hơn vì nó sẽ khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu.

Bảng 4.4a Đánh giá độ phù hợp của mơ hình (với ROA)

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .663 .440 .426 .11015 1.962

a.Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD

b.Dependent Variable: ROA

Bảng 4.4b Đánh giá độ phù hợp của mơ hình (với ROE)

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .688 .473 .428 .15463 2.081

a.Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD

Bảng 4.5a và bảng 4.5b phân tích ANOVA của ROA và ROE. Với trị thống kê F 29.992 (sig. 0.000) và F 28.667 (sig. 0.001) tương ứng cho ROA và ROE, cho thấy tương quan mạnh giữa biến phụ thuộc (ROA và ROE) với các biến độc lập (quy mô, thành phần hội đồng quản trị, cấu trúc ban lãnh đạo và ban kiểm toán). Giá trị sig. rất nhỏ (0.000 và 0.001) cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thiết H0 là ß1 = ß2 = ß3 = ß4. Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính bội trên là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4.5a Phân tích ANOVA – ROA (biến phụ thuộc)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 2.972 4 3.599 29.992 .000a Residual .485 245 .120 Total 3.457 249

a.Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD

b.Dependent Variable: ROA

Bảng 4.5b Phân tích ANOVA – ROE (biến phụ thuộc)

Model Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 5.858 4 .688 28.667 .001a Residual .464 245 .024

Total 6.322 249

a.Predictors: (Constant), BACOM, BIND, BSIZE, CEOD

Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 4.6 cho kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa các biến đại diện điều hành và các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam Bảng 4.6 Kết quả hồi quy bội (n = 250)

Variables (Constant) BSIZE BIND CEOD BACOM R Square = 0.440 R Square = 0.473

Adjusted R Square = 0.426 Adjusted R Square = 0.428 F value = 29.992 F value = 28.667

F significance = 0.000 F significance = 0.001 Durbin Watson = 1.962 Durbin Watson = 2.081

**p<0.05, two-tailed, ***p<0.01, two-tailed

ROA ROE

Beta

Coefficients t-value Sig.

Beta

Coefficients t-value Sig. .239 8.213 .000 .297 7.258 .000 -.006 -1.460 .145 .007 .328 .743 .314 8.323 .001*** .354 33.380 .001*** .240 12.511 .013** .280 11.065 .019** -.041 -1.649 .100 .045 .849 .397

4.4 Kết quả hồi quy đa biến và thảo luận

4.4.1 Thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của cơng ty.

Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy bội, cho thấy tương quan dương và đủ mức ý nghĩa giữa ROA và thành phần hội đồng quản trị ở mức ý nghĩa 1%; giữa ROE và thành phần hội đồng quản trị cũng tương quan dương, đủ ý nghĩa ở mức 1%.

Thảo luận:

Tương quan dương giữa thành phần HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty ở nghiên cứu này thống nhất với các cơng trình nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu của Md. Abdur Rouf (2011) đối với các công ty tại Bangladesh cho thấy thành phần hội đồng quản trị (số lượng thành viên độc lập trong HĐQT) và hiệu quả hoạt động của cơng ty có tương quan dương, đủ ý nghĩa (dựa trên ROA và ROE). Một nghiên cứu khác do Qaiser Rafique Yesser et al thực hiện năm 2011, cũng đã ủng hộ kết quả trên khi cho rằng thành phần HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty tương quan cùng chiều (dựa trên ROE). Nghiên cứu của Dehaene et al (2001) khi dựa vào ROE, cũng cho kết quả thống nhất với kết luận trên về tương quan cùng chiều giữa số lượng thành viên độc lập của HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty.

Tuy vậy, một số cơng trình nghiên cứu trước đây cho kết quả khác với kết quả của bài nghiên cứu này. Kajola (2008) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa điều hành và hiệu quả hoạt động của các công ty tại Nigeria, tác giả đã khơng tìm thấy bằng chứng về tương quan giữa thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty (dựa trên ROE). Chaghadari (2011) thực hiện nghiên cứu tại thị trường Malaysia đã không phát hiện tương quan giữa thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty (dựa vào ROA, ROE).

Các kết quả của nghiên cứu này có thể được giải thích dựa theo lý thuyết về điều hành công ty (lý thuyết vấn đề người đại diện). Lý thuyết này ủng hộ cấu trúc

HĐQT độc lập. Nội dung chung của lý thuyết này là thừa nhận mối liên hệ giữa cơ chế điều hành và hoạt động công ty.

Chức năng giám sát của HĐQT nhằm bảo vệ cổ đông và người điều hành tránh xung đột về lợi ích, cũng đã được đề cập trong lý thuyết về vấn đề người đại diện (lý thuyết cho rằng vai trò giám sát nên do thành viên HĐQT độc lập đảm nhận, nhằm giảm bớt xung đột giữa chủ sở hữu và người đại diện). Kết quả của nghiên cứu này ủng hộ lý thuyết vấn đề người đại diện, cùng cho rằng thành phần HĐQT với đa số thành viên độc lập có thể giám sát các hành động vì lợi ích cá nhân của người điều hành, do đó, tối thiểu hóa chi phí đại diện (Fama 1980; Fama & Jensen 1983) và tối đa hóa giá trị cổ đơng.

4.4.2 Cấu trúc ban lãnh đạo và hiệu quả hoạt động của công ty

Bảng 4.6 cũng cho thấy tương quan dương, đủ ý nghĩa giữa ROA và cấu trúc ban lãnh đạo ở mức ý nghĩa 5%. Tương quan giữa ROE và cấu trúc ban lãnh đạo cũng tương tự ROA.

Thảo luận:

Bài nghiên cứu cho thấy tương quan dương và đủ mức ý nghĩa giữa ROA, ROE với cấu trúc ban lãnh đạo công ty.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng đã cho thấy tương quan dương giữa cấu trúc lãnh đạo tách biệt (chủ tịch HĐQT và CEO do 02 người đảm nhận) và hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả trên thống nhất với kết quả nghiên cứu của Md. Abdur Rouf (2011) cho rằng cấu trúc tách biệt giữa chủ tịch hội đồng quản trị và

Một phần của tài liệu Điều hành công ty và hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w