Kiến nghị đối với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam giai đoạn 2019 2021 (Trang 84)

`1.2.3 .Năng lực của Doanh nghiệp

3.2.3. Kiến nghị đối với Chính phủ:

Chính phủ có vai trị rất quan trọng trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế nhất là trong lĩnh vực ngân hàng - lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm. Những định hướng đúng đắn và chính sách phù hợp của Chính phủ đưa ra kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là VDB- một tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập và trực tiếp chỉ đạo thực hiện những chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay TDXK tại VDB, một số kiến nghị với Chính phủ cần được thực hiện trong thời gian tới như sau:

Hiện nay, nguồn vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng của NHPT Việt Nam vẫn chưa được Ngân sách Nhà nước bổ sung đầy đủ. Hơn nữa, số tiền cấp bù do chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay, phí quản lý cho các hoạt động TDĐT và TDXK chưa được NSNN cấp tiếp tục gia tăng. Nguồn sử dụng vốn không đảm bảo bền vững, thu chi tài chính mất cân đối lớn nên khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ giao. Thiết nghĩ để tăng cường năng lực hoạt động của NHPT Việt Nam, Chính phủ cần có biện pháp cụ thể, ưu tiên hơn và cần vạch rõ lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt khoảng 10% so với tổng dư nợ cho vay TDĐT và TDXK của Nhà nước theo mục tiêu đã đề tại Quyết định 369/QĐ/TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Bên cạnh đó, nhằm tăng thêm tính chủ động về nguồn vốn cho NHPT Việt Nam Chính phủ cần hồn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với NHPT Việt Nam như đánh giá và cơ cấu lại dư nợ hiện có tại NHPT Việt Nam; xây dựng và triển khai việc tái cơ cấu nợ xấu tại NHPT Việt Nam, đặc biệt các khoản nợ tồn đọng qua các giai đoạn Tổng cục Đầu tư Phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển.

3.2.3.2. Đổi mới cơ chế TDXK của Nhà nước

Chính sách tín dụng xuất khẩu của Chính phủ cần được xây dựng một cách rõ ràng với những điều kiện, nội dung cụ thể, nâng cao khả năng thực thi của chính sách . Hiện nay, một số cơ chế TDXK hiện hành chưa thực sự linh hoạt như đối tượng vay vốn, chính sách lãi suất... làm giảm tính chủ động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi đối phó với các diễn biến thị trường. Vì vây, Chính phủ cần xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về TDĐT và TDXK của Nhà nước. Mặc dù Nghị định số 75 có những điểm hoàn thiện hơn so với Nghị định số151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 như đề cập ở Chương 2 nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định như chỉ quy định hình thức cho vay xuất khẩu ngắn hạn, đối với đầu tư trung và dài hạn cho dự án xuất khẩu thì khơng quy định cụ thể, mà nằm trong đối tượng là các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng đầu tư. Như vậy phần lớn các dự án đầu tư cho xuất khẩu bị loại khỏi đối tượng vay vốn TDXK.

Hay nói cách khác, Chính phủ cần có chính sách về đối tượng vay vốn TDXK phù hợp (hình thức tài trợ phù hợp, tránh hình thức tài trợ bị cấm theo quy định, phí phù hợp với thơng lệ quốc tế,...) và linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển của đất nước như hỗ trợ các nhóm hàng có hàm lượng cơng nghệ cao hoặc nhóm hàng trải qua giai đoạn chế biến thành phẩm tránh được tình trạng xuất nguyên liệu thơ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.

3.2.3.3. Xây dựng cơ chế điều hành lãi suất

Nghị định 75 đã quy định NHPT được tham gia quá trình xây dựng mức lãi suất TDXK. Tuy nhiên, để tăng tính chủ động, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của NHPT Việt Nam, Chính phủ cần cho phép NHPT Việt Nam được quyền quyết định lãi suất cho vay trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định và linh hoạt theo từng nhóm khách hàng như áp dụng lãi suất thỏa thuận trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân sách nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính. Mặc dù vậy, việc quyết định cho vay và các điều kiện tín dụng (trong đó có lãi suất) sẽ được thực hiện theo thông lệ, dựa trên sự đánh giá về mức rủi ro của khoản vay, độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn.

3.2.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần kiện toàn tổ chức và cơ cấu hoạt động của

trung tâm CIC, tăng cường trao đổi thông tin trong nước với các tổ chức có liên quan như Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phịng Chính phủ để tạo nguồn thông tin đa dạng, không chỉ là các thơng tin về tín dụng mà cịn là các thông tin về thị trường, về quy hoạch phát triển, về định hướng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Từ đó, nguồn thơng tin được thống nhất trong phạm vi cả nước. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh NHPT Việt Nam trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin.

Thứ hai, Bộ Tài chính có vai trị quan trọng là người tư vấn cho Chính phủ về mảng chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước vì vậy Bộ Tài Chính cần tư vấn sửa đổi

quy định về lãi suất tín dụng xuất khẩu của Nhà nước nhằm đảm bảo NHPT Việt Nam chủ động hơn trong việc điều tiết hoạt động TDXK.

Thứ ba, Tổng Cục Thuế cần thực hiện công tác thanh tra thuế tại các DN thường xuyên, liên tục. Cần quyết liệt áp dụng chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm nguyên tắc hạch toán kế toán, cố ý làm sai lệch số liệu tài chính nhằm trốn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và

kiểm sốt nội bộ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hoàn thiện mơ hình tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Thứ năm, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ quan Bộ, ngành liên quan nên có cơ chế ưu đãi về mặt bằng, cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, điện nước và chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp trong việc tạo điều kiện cho đơn vị để có thể mở rộng sản xuất nhanh chóng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường... cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung của Chương 3 tác giả chủ yếu đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển nghiệp vụ TDXK của VDB đến năm 2030. Đầu tiên là các giải pháp đề xuất với NHPT Việt Nam và các khách hàng vay vốn TDXK. Cuối cùng kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan.

KẾT LUẬN

Với những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ TDXK của Nhà nước, NHPT Việt Nam đã góp phần phát triển ổn định kinh tế. NHPT Việt Nam cũng đã có những đóng góp trong thực hiện chủ trương, chính sách lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước trong tiến trình đổi mới thể chế kinh tế, công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, trước tình hình khó khăn của nền kinh tế hiện nay, NHPT Việt nam cần có lộ trình cụ thể và hướng đi đúng đắn để có thể thúc đẩy hoạt động TDXK phát triển.

Qua quá trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tế tại NHPT Việt Nam tác giả đã trình bày trong bản luận văn những nội dung cơ bản sau:

1. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về TDXK của Nhà nước đồng thời phân tích sự cần thiết của TDXK đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Từ đó đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDXK của Nhà nước.

2. Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động của Ngân hàng phát triển, ngân hàng xuất

nhập khẩu ở Trung Quốc và Hàn Quốc luận văn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho hoạt động TDXK của NHPT Việt Nam.

3. Phân tích thực trạng hoạt động TDXK của toàn hệ thống NHPT Việt Nam và một số Chi nhánh NHPT từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam.

4. Bằng phương pháp thống kê mơ tả, phân tích nhân tố tác giả đã mơ tả được phần nào mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến hoạt động TDXK tại NHPT Việt Nam.

5. Luận văn đã đưa ra những kiến nghị và các giải pháp đề xuất đối với Chính phủ, các Sở, ban, ngành và chủ đầu tư nhằm mở rộng hoạt động TDXK tại hệ thống NHPT Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài Liệu Tiếng Việt

1. Chính phủ, 1999, Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999"Về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước".

2. Chính phủ, 1999, Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 "Về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển".

3. Chính phủ, 2004, Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 "Về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước".

4. Chính phủ, 2006, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 “Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”.

5. Chính phủ , 2008, Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 "Về việc sửa đổi một số điều tại Nghị định số 151".

6. Chính phủ , 2011, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 “Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”.

7. Chính phủ , 2013,Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 "Về việc sửa đổi một số điều tại Nghị định số75"

8. Đinh Thị Hương , 2008, Mở rộng TDXK tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân.

9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1-2, NXB Hồng Đức

10. Lê Ngọc Châu, 2013, “Làm gì để đẩy mạnh cho vay vốn Tín dụng xuất khẩu”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 86, tr15.

11. Ngân hàng Phát triển Việt Nam , Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007,2008,2009,2010,2011,2012, 6 tháng đầu năm 2013.

Nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê.

13. Ngân hàng Phát triển Việt Nam , 2008, Tài liệu đào tạo về TDXK phối hợp giữa KEXIM,VDB và KDB

14. Phan Thị Thu Hà , 2005, Giáo trình Ngân hàng Phát triển, Nhà xuất bản lao động xã hội.

15. Sử Đình Thành- Vũ Thị Minh Hằng , 2008, Nhập mơn Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản lao động xã hội.

16. Tạp chí Hỗ trợ phát triển (2007, 2008, 2009,2010,2011,2012,2013).

17. Thủ tướng Chính phủ, 1999, Quyết định điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển, số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999.

18. Thủ tướng Chính phủ, 2001, Quyết định ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001.

19. Thủ tướng Chính phủ, 2006, Quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006.

20. Thủ tướng Chính phủ , 2006, Quyết định phê duyệt điều lệ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006.

21. Thủ tướng Chính phủ , 2011, Quyết định phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, số 2471/QĐ-TTg, ngày 28/12/2011.

22. Thủ tướng Chính phủ , 2013, Quyết định Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, số 369/2013/QĐ-TTg ngày 28/2/2013.

23. Võ Cơng Dũ , 2008, Hồn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển Việt Nam,Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Trang Web

25. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2010 26. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2011 27. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2012 28. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/cac-yeu-to-anh-huong-den-tin-dung-tai-tro-xuat- nhap-khau.html 29. http://phamvuluaha.wordpress.com/2013/04/20/china_superbank 30. http://www.vdb.gov.vn/Trangchu.aspx?ID=GTHIEU&MACON=59

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh mục các mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu

Phụ lục 2:Quy định và quy trình cho vay nhà xuất khẩu Việt Nam tại NHPT Việt Nam Phụ lục 3: Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát

Phụ lục 01 : DANH MỤC MẶT HÀNG VAY VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo NĐ số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)

STT DANH MỤC MẶT HÀNG

I NHĨM HÀNG NƠNG, LÂM, THỦY SẢN

1 Chè

2 Hạt tiêu

3 Hạt điều đã qua chế biến

4 Rau quả (hộp, tươi, khô, sơ chế, nước quả)

5 Đường

6 Thịt gia súc, gia cầm

7 Cà phê

8 Thủy sản

II NHÓM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

1 Hàng mây, tre đan và sản phẩm đan lát, tết bện thủ công bằng các loại nguyên liệu

khác

2 Hàng gốm, sứ mỹ nghệ

3 Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu

III NHĨM SẢN PHẨM CƠNG NGHIỆP

1 Cấu kiện thiết bị toàn bộ và thiết bị toàn bộ

2 Động cơ điện, động cơ diezen

3 Máy biến thế điện các loại

4 Sản phẩm nhựa phục vụ công nghiệp và xây dựng

5 Sản phẩm dây điện, cáp điện sản xuất trong nước

6 Tàu biển

7 Bóng đèn

Phụ lục 02 : CÁC QUY ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH CHO VAY NHÀ XUẤT KHẨU TẠI NHPT VIỆT NAM

1. Phạm vi áp dụng:

NHPT cho vay đối với những Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước đảm bảo các điều kiện được quy định tại các Điều 8 và 9 Quy chế quản lý vốn TDXK của nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-HĐQL ngày 31/08/2007 của Hội đồng quản lý NHPT, thuộc các loại hình doanh nghiệp dưới đây:

- Công ty Nhà nước;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn; - Công ty cổ phần;

- Cơng ty hợp danh;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; - Doanh nghiệp tư nhân;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Hộ gia đình, tổ hợp tác khơng thuộc đối tượng hưởng chính sách TDXK của Nhà nước

2. Thẩm định cho vay

Các Chi nhánh NHPT chủ động tổ chức hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn TDXK từ Khách hàng vay vốn. Việc tiếp xúc và hướng dẫn Khách hàng về các điều kiện tín dụng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn do CBTD thực hiện.

CBTD kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trong trường hợp nhu cầu vay vốn của Khách hàng phù hợp với đối tượng và điều kiện vay vốn của NHPT, CBTD/Lãnh đạo phịng tín dụng thơng báo cho Khách hàng biết về các chính sách TDXK mà NHPT hiện đang áp dụng; thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà NHPT có thể đáp ứng (lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều kiện ràng buộc khác).

2.1. Đối với những khoản vay thuộc phân cấp của Chi nhánh:

CBTD của Chi nhánh có trách nhiệm lập tờ trình duyệt vay và có ý kiến riêng, rõ ràng về các nội dung sau:

+ Hồ sơ vay vốn có đầy đủ theo quy định?

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam giai đoạn 2019 2021 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)