Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến
2.2. Khung pháp lý về trọng tài trực tuyến tại Việt Nam
2.2.1. Về thỏa thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc GQTC thương mại có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng trọng tài. Với những ưu điểm của trọng tài thương mại là tính bảo mật, giải quyết nhanh chóng và phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm thì GQTC thương mại bằng trọng tài là sự lựa chọn hữu hiệu của các bên. Việc thỏa thuận lựa chọn trọng tài GQTC thương mại là điều kiện tiên quyết để phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập bằng hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc bằng hình thức thỏa thuận riêng. Điều khoản trọng tài là loại thỏa thuận thông dụng nhất, thường được các bên thỏa thuận trong hợp đồng chính về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh trong tương lai. Còn thỏa thuận GQTC đã phát sinh là thỏa thuận đưa một tranh chấp đang tồn tại ra trọng tài.
Về nội dung, thỏa thuận trọng tài phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng của thỏa thuận trọng tài, nhằm dễ dàng xác định được thẩm quyền xét xử của hội đồng trọng tài cụ thể.
Về hình thức thoả thuận trọng tài theo quy quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định như sau:
Thứ hai, các hình thức thỏa thuận được coi là xác lập dưới dạng văn bản là thoả
thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu thỏa thuận được xác lập qua các hình thức trực tuyến như telegram, telex, thư điện tử thì cũng sẽ được cơng nhận là một thỏa thuận trọng tài hợp pháp. Điều này thể hiện rằng pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử có giá trị tương đương văn bản. Mặt khác hệ thống pháp luật về GDĐT cũng quy định cụ thể về chữ ký điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng cơ chế của giải quyết tranh chấp trực tuyến nói chung và cơ chế của trọng tài trực tuyến nói riêng. Khi mà việc nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ của phương thức này đều thông qua phương tiện điện tử, các bên không cần phải gặp mặt trực tiếp trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trọng tài thương mại là một phương thức GQTC phổ biến hiện nay. Để tiến hành hoạt động GQTC bằng trọng tài, các bên tranh chấp phải có thỏa thuận về việc đưa tranh chấp ra trọng tài. Tuy nhiên, ban đầu thỏa thuận này thường không được các bên coi trọng. Do đó, trong nhiều trường hợp, thỏa thuận trọng tài bị tuyên bố vô hiệu.
Căn cứ Điều 18 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về 06 trường hợp vơ hiệu của thỏa thuận trọng tài, trong đó có 02 trường hợp sau:
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài khơng có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không được xác lập dưới dạng văn bản hoặc được coi là xác lập dưới dạng văn bản quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Các trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài nêu trên là những cản trở đối với quá trình GQTC bằng trọng tài trực tuyến. Pháp luật về GDĐT và chữ ký điện tử của Việt Nam còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Trong nhiều trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hình thức browse-wrap hoặc click-wrap22 có thể bị tun vơ hiệu (do khơng phải được xác lập bằng các hình thức như telegram, fax, telex, thư điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Vì vậy, phán quyết trọng tài được tạo ra bởi ODR sẽ không thể thi hành. Mặt khác, giá trị của chứng cứ điện tử cũng thường xuyên bị đặt câu hỏi, đặc biệt khi có nghi vấn một trong các bên làm giả chứng cứ. Ngồi ra có sự quan ngại khi thỏa thuận trọng tài được lập bằng hình thức điện tử sẽ thiếu vắng tính chắc chắn và bền vững, ít đáng tin, dễ dàng bị đột nhập và thay đổi thỏa thuận trọng tài cũng sẽ vướng phải cản trở tương tự, dẫn đến nguy cơ không thể thi hành trên thực tế.