Về chứng cứ điện tử

Một phần của tài liệu NguyenManhHung_LKT_820324_8.2022 (Trang 56 - 58)

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hòa giải, trọng tài trực tuyến

2.2. Khung pháp lý về trọng tài trực tuyến tại Việt Nam

2.2.5. Về chứng cứ điện tử

- Về thu thập, giao nộp, truyền tải chứng cứ điện tử: Theo quy định tại Điều 46 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp. Ngồi ra, Hội đồng trọng tài có quyền thu thập tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp. Như vậy, pháp luật trọng tài đã có quy định về thu thập chứng cứ nhưng chưa có quy định cụ thể rõ ràng về quy trình thu thập đối với chứng cứ điện tử.

- Về xác thực chứng cứ điện tử được thực hiện theo quy định tại Điều 95 của BLTTDS năm 2015 quy định về xác định chứng cứ, Điều 97 quy định về xác minh thu thập chứng cứ và các Điều 13, 14 của Luật GDĐT năm 2005 quy định về thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc và thơng điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã xây dựng tiêu chí xác định tính xác thực của dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về xác định từng loại chứng cứ điện tử, các cơng nghệ mới như blockchain có giá trị như thế nào đối với việc xác định chứng cứ điện tử.

- Về vấn đề đánh giá chứng cứ:

Đánh giá chứng cứ là việc đánh giá tính xác thực của chứng cứ để từ đó chấp nhận hay bác bỏ chứng cứ. Chứng cứ muốn được chấp nhận trước hết phải thỏa mãn ba thuộc tính của chứng cứ đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Để đánh giá chứng cứ điện tử, có thể áp dụng quy định tại Điều 95 và 97 của BLTTDS năm 2015. Theo đó, giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử, cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của dữ liệu điện tử, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

- Về bảo quản chứng cứ điện tử:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 110 của BLTTDS năm 2015 quy định về bảo vệ chứng cứ thơng qua các biện pháp ghi âm, ghi hình, niêm phong đối với trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu

thập được. Mặc dù có quy định về việc bảo vệ chứng cứ nhưng pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quy trình bảo quản chứng cứ điện tử phù hợp với thuộc tính dễ bị phá hủy của chứng cứ điện tử. Vì vậy, cần bổ sung quy định về bảo quản chứng cứ điện tử.

- Về chữ ký điện tử:

Theo Luật GDĐT năm 2005, chữ ký điện tử được định nghĩa là được tạo ra dưới dạng từ, chữ viết, chữ số, ký hiệu, âm thanh hoặc dưới dạng khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thơng điệp dữ liệu và có khả năng xác nhận người ký thơng điệp dữ liệu và xác nhận sự đồng ý của người đó với nội dung thơng điệp dữ liệu được ký. Cũng theo Luật GDĐT năm 2005, chữ ký điện tử của một cá nhân được gắn vào thơng điệp dữ liệu sẽ có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký của cá nhân đó được gắn với một tài liệu bằng văn bản nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 24 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Như vậy, ví dụ nếu người dùng là cá nhân của trang web TMĐT có thể được xác định bằng tên người dùng, mật khẩu và các phương tiện xác minh khác (ví dụ mã One Time Password – OTP), nhấp vào nút xác nhận đơn hàng trực tuyến thì hành động đó có thể được coi là tạo và gắn chữ ký điện tử vào đơn đặt hàng trực tuyến của người dùng cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề về chữ ký điện tử là hiện nay Việt Nam đang thiếu các quy định hướng dẫn về loại chữ ký này, khi mà các quy định hướng dẫn chỉ tập trung vào một loại chữ ký điện tử đó là chữ ký số. Trong khi đó, các u cầu và chi phí cho chữ ký số không phù hợp với người dùng là cá nhân.

Tóm lại, pháp luật Việt Nam hiện hành đã bước đầu có các quy định về chứng cứ điện tử, nhưng chưa đầy đủ và chi tiết, chưa cập nhật các thực tiễn mới về chứng cứ điện tử trên thế giới. Do đó, BLTTDS cần bổ sung các quy định về khái niệm chứng cứ điện tử, trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ điện tử và lưu giữ, bảo quản chứng cứ điện tử làm căn cứ đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp để chứng minh cho các yêu cầu của các đương sự trong quá trình GQTC bằng hình thức trực tuyến.

Một phần của tài liệu NguyenManhHung_LKT_820324_8.2022 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)