1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc phòng ngừa rủi ro
1.3.2.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan
Mặc dù có bề dầy hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.
• Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok bank và Siam comercial bank (SCB). Cịn quy trình cho vay của Kasikorn bank lại được tổng kết như sau: tiếp xúc khách hàng/phân tích tín dụng/thẩm định tín dụng/đánh giá rủi ro/quyết định cho vay/thủ tục giấy tờ hợp đồng/đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.
• Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, khơng quan tâm đến dịng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997 - 1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã khơng tn thủ nghiêm ngặt các ngun tắc tín dụng trong q trình cho vay. Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng khơng chỉ triệt để chấp hành ngun tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách/hiệu quả kinh doanh/ mục đích vay/dịng tiền và khả năng trả nợ/khả năng kiểm soát vay/năng lực quản trị và điều hành/thực trạng tài chính...
• Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay. Điển hình cho hình thức này là Siam City Bank hay Kasikorn Bank.
• Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ: >10 triệu Baht: một người chịu trách nhiệm; = 100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; = 3 tỷ Baht phải do HĐQT quyết định.
• Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro".
(" Nguồn : Báo cáo của Ủy Ban Basel - tháng 08/2006") 1.3.2.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997 1998) nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh, trung bình tăng khoảng 9%/năm. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ xấu trong giai đoạn này cũng tăng cao. Từ một số nguyên nhân chính gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.
* Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.
* Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng gần đây đã làm cho trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.
* Thông tin khách hàng: Không thu thập đầy đủ thông tin KH vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay.
* Khơng văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
* Giám sát sau giải ngân kém: không giám sát các khoản cho vay xây dựng như kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
® Mua bán nợ xấu:
Từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Trung Quốc quan niệm rằng, nếu chỉ để cho các thành phần quốc doanh mua bán trên thị trường này, quá trình định giá sẽ khơng thực sự cạnh tranh. Vì thế, Chính phủ nước này cho phép Morgan Stanley và sau này là các ngân hàng đầu tư khác của Mỹ khơng chỉ tham gia mua cổ phần mà cịn được phép mua bán nợ xấu các ngân hàng.
1.3.2.3.Kinh nghiệm của Nhật Bản:
Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp.
Hiện nay các NH Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trị quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện cơng tác dự phịng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các NH.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam
Từ bài học kinh nghiệm quốc tế cho thấy các NHTM Việt Nam cần phải học hỏi để phịng ngừa rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:
Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận (thẩm định và xét duyệt cho vay) và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay
Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng; tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay.
Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng
Giám sát chặt chẽ càc khoản giải ngân.
Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai trước khi tiến hành cho vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác của ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Việc xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro” sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vụ cụ thể là tất yếu, tuy nhiên việc loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ mơi trường kinh doanh.
Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản lý rủi ro riêng biệt. Mục đích nhằm xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.
Kinh nghiệm phịng ngừa rủi ro tín dụng của quốc tế cho thấy:
Về mặt tổ chức quản trị rủi ro, Ủy ban Basel tập trung vào quản trị các khâu và q trình như: thiết lập mơi trường quản trị rủi ro tín dụng tốt, điều hành một quy trình cấp phát tín dụng đúng và chuẩn xác, duy trì một qui trình đo lường và giám sát tín dụng tốt, đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng, nâng cao vai trị của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng.
Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong việc phịng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng quốc tế nêu trên, chương hai sẽ tập trung vào việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng đang áp dụng tại Eximbank và chương ba sẽ vận dụng những lý luận thực tiễn các giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng đút kết từ các NHTM trong và ngoài nước, các kinh nghiệm từ Ủy ban Basel để đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Eximbank.
Ch
ươ ng 2:
THỰC TRẠNG PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1.Giới thiệu sơ lược về Eximbank và tình hình kinh doanh tại Eximbank
2.1.1.iới thiệu sơ lược về Eximbank.
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam là NH TMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank). Eximbank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VNĐ tương đương 12,5 triệu USD và có tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Sau hơn 21 năm hoạt động và phát triển, đến ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của Eximbank là 12.355.229.000.000 đồng (Mười hai nghìn ba trăm năm mươi lăm tỷ hai trăm hai mươi chín triệu đồng), tương đương với 1.235.522.900 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần).
Trong quá trình hơn 21 năm hoạt động, Eximbank ln nằm trong nhóm các NHTMCP có quy mơ lớn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
Năm 1991 và 1992:
Được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ khơng hồn lại của Thụy Điển dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.
Đến năm 2012:
200,000,000 180,000,000 160,000,000 140,000,000 120,000,000 100,000,000 80,000,000 60,000,000 40,000,000 20,000,000 0
Tổng Vốn huy động Tổng Dư nợ cho vay Tổng Tài sản Lợi nhuận trước thuế
2009 2010 2011 2012
Eximbank được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất 2010.
2.1.2. Tình hình kinh doanh tại Eximbank
2.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh tại Eximbank
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh tại EIB qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng Vốn huy động 38,766,465 58,150,665 53,652,639 70,458,310
Tổng Dư nợ cho vay 38,381,855 62,345,714 74,663,330 74,922,289
Tổng Tài sản 65,448,356 131,110,882 183,567,032 170,156,010
Lợi nhuận trước thuế 1,532,751 2,377,648 4,056,293 2,850,997
Lãi cơ bản/Cổ phiếu (Đồng) 1,072 1,718 2,460 1,731
Biểu đồ 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh tại EIB qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2009, 2010, 2011, 2012
Tổng vốn huy động năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 #19.384 tỷ đồng; tương tự, dư nợ cho vay và Tổng tài sản năm 2010 cũng tăng mạnh so năm 2009, lần lượt là: #24.000 tỷ đồng và #65.670 tỷ đồng. Sang năm 2011 tình hình huy động gặp khó khăn (do lạm phát tăng cao, lãi suất huy động tăng nhanh) nên bị giảm so năm 2010 #4.498 tỷ đồng; trong khi dư nợ và tổng tài sản vẫn tăng khá mạnh lần lượt là #12.317 tỷ đồng và #52.456 tỷ đồng. Năm 2012 Eximbank tiếp tục gặp nhiều khó
khăn do lãi suất tăng cao, kinh tế suy thoái, Tổng tài sản giảm #13.411 tỷ đồng, dư nợ tăng rất ít #258 tỷ đồng so năm 2011. Tuy nhiên vốn huy động lại tăng 16.805 tỷ đồng so năm 2011. Tình hình lợi nhuận cũng tăng khá ấn tượng qua các năm, trong đó nổi bật nhất là năm 2011 đạt #4.056 tỷ đồng.
Năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm mạnh do lãi suất cho vay giảm mạnh (do quy định lãi suất trần của NHNN) #1.205 tỷ đồng so năm 2011. Dự kiến năm 2013, tình hình kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn do lãi suất cho vay giảm mạnh, kinh tế suy thoái.
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh của Eximbank.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh năm 2011 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Tăng/giảm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Số tuyệt đối %
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 17,549,942 16,931,873 -618,069 -3.52
Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 12,246,316 12,030,414 -215,902 -1.76
Thu nhập lãi thuần 5,303,626 4,901,459 -402,167 -7.58
Lãi từ HĐ dịch vụ 565,743 242,775 -322,968 -57.09 Lỗ từ HĐKD ngoại hối -88,156 -297,374 -209,218 237.33 Lỗ từ hoạt động KDCK -2,014 -2,659 -645 32.03 Lãi từ hoạt động khác 398,386 558,576 160,190 40.21 Lãi/Lỗ từ góp vốn mua CP 59,522 -15,516 -75,038 -126.07 Tổng thu nhập 6,237,107 5,387,261 -849,846 -13.63 Chi phí hoạt động 1,909,935 2,296,957 387,022 20.26 LN thuần từ HĐKD trước dự phòng 4,327,172 3,090,304 -1,236,868 -28.58 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 270,879 239,307 -31,572 -11.66
Tổng lợi nhuận trước thuế 4,056,293 2,850,997 -1,205,296 -29.71
Thuế TNDN hiện hành 1,017,429 712,342 -305,087 -29.99
Lợi nhuận sau thuế TNDN 3,038,864 2,138,655 -900,209 -29.62
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2011, 2012
Năm 2012 do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu và lãi suất cho vay trong nước giảm mạnh nên tình hình kinh doanh của các NHTM nói chung giảm mạnh so với năm trước. Tại Eximbank các chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 đều giảm so năm
2011. Trong đó, lợi nhuận trước thuế giảm #29% , số tuyệt đối: #1.205 tỷ đồng. Các chỉ tiêu giảm mạnh như: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự giảm #618 tỷ đồng, trong khi Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự chỉ giảm #215 tỷ đồng làm cho Thu nhập lãi thuần giảm #402 tỷ đồng. Lãi từ HĐ dịch vụ, Lãi từ hoạt động khác cũng giảm nhiều, trong khi đó Lỗ từ HĐKD ngoại hối và Lỗ từ hoạt động KDCK lại tăng mạnh. Chi phí dự phịng tuy có giảm nhẹ so năm 2011 nhưng dự đoán năm 2013 sẽ tăng mạnh do các khoản nợ quá hạn đang tăng.
2.2. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Eximbank. 2.2.1. Hoạt động tín dụng tại Eximbank.
Cơ cấu tín dụng của Eximbank có một số nét chính như sau:
® Theo loại tiền vay: Nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, loại tiền tệ chủ yếu cho vay của Eximbank là Việt Nam Đồng, tỷ lệ này luôn chiếm trên 65% trong tổng dư nợ cho vay quy đổi qua các năm.
® Theo kỳ hạn vay: Trong giai đoạn 2010 – 2012, các khoản cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của Eximbank, tỷ trọng này cho thấy Eximbank chủ yếu tập trung cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động đối với doanh ngiệp, cá nhân kinh doanh là rất lớn; bên cạnh đó tỷ trọng các khoản cho vay dài hạn cũng có xu hướng tăng lên, kéo theo những rủi ro trong q trình cấp các khoản tín dụng này.
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của Eximbank giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu/năm Năm 2010 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Năm 2012 Tỷ lệ (%) Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Năm 2011 41,493,029 66.55 50,626,950 67.81 51,036,141 68.12 7,172,977 11.51 6,892,923 9.23 7,873,283 10.51 13,679,708 21.94 17,143,457 22.96 16,012,865 21.37
Ngắn hạn
Trung hạn Dài hạn
Doanh nghiệp Nhà nước
Tổng 62,345,714 100 74,663,330 100 74,922,289 100
Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank năm 2010, 2011, 2012
60,000,000 50,000,000 40,000,000 30,000,000 20,000,000 10,000,000 0
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo kỳ hạn từ năm 2010 - 2012
® Theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp:
Bảng 2.4: Dư nợ theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp.