Kết luận các giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 73 - 95)

Giả

thuyết Diễn giải

Kết quả Prob.

Kết luận (độ tin cậy

95%) H1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu làngược chiều nhau . Khi nền kinh tế tăng trưởng

chậm thì nợ xấu tăng nhanh và ngược lại .

0.3073 Bác bỏ

H2 Tỷ lệ lạm phát cùng chiều với nợ xấu. Lạm phát cao sẽ dẫn tới nợ xấu gia tăng . 0.0112 Chấp thuận

H3 Có mối liên hệ cùng chiều giữa nợ xấu và tỷ lệ nợxấu trên tổng tài sản có 0.0000 Chấp thuận

H4 Sự tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ với nợ

xấu 0.0938 Bác bỏ

H5 Mức độ nợ xấu có liên hệ với qui mơ ngân hàng. 0.0000 Chấp thuận

H6 Có mối liên hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. 0.1559 Bác bỏ Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eview

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý nợ xấu tại NHNo& PTNT Chi nhánh TPHCM

2.3.1Những kết quả đạt được

Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng mấy năm vừa qua, NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng chung và cơng tác hạn chế nợ xấu nói riêng, cụ thể như sau:

- Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng áp dụng theo mơ hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện đại, được thực hiện trên hệ thống quản lý phần mềm đồng thời các chỉ tiêu chấm điểm có xem xét đến các tác động của doanh nghiệp như trình độ quản lý, ảnh hưởng ngành, chính sách nhà nước, các thay đổi từ nền kinh tế…. giúp cho việc đánh giá đầy đủ và chính xác.

- Cơng tác xử lý nợ xấu được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, thống nhất xuyên suốt từ Hội sở chính của Chi nhánh đến từng PGD. Việc tổ chức thực hiện luôn luôn bám sát nội dung các văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, đặc biệt là chú trọng tới yếu tố thời gian hồn thành cơng tác giải quyết các vướng mắc từ cơ sở cũng được đáp ứng kịp thời thông qua kênh chỉ đạo theo ngành dọc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ xấu được xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Quy trình cấp tín dụng rõ ràng, chi tiết và khá minh bạch, cụ thể hóa từng bước công việc thực hiện và thống nhất đến các phòng ban.

- Áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế của khách hàng, tùy từng trường hợp mà chi nhánh linh động quyết định áp dụng biện pháp đạt kết quả thu hồi nợ tốt nhất. Chi nhánh thành lập Tổ thu hồi nợ xấu trực thuộc Phịng Tín Dụng, hàng tháng tổ chức phân tích và đánh giá lại kết quả thu hồi nợ xấu.

- Chi nhánh đã chủ động làm việc với khách hàng rà soát, đánh giá khả năng trả nợ để có nhiều biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất- kinh doanh, giảm lãi suất theo chủ trương của NHNN. Bên cạnh đó chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN và NHNo Việt Nam trong việc cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780, trích dự phịng rủi ro, xử lý rủi ro theo chỉ thị 06/CT-

NHNN và công văn số 7789/NHNN-TTGS của NHNN, đẩy mạnh công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, phản ánh đúng thực trạng nợ xấu tại chi nhánh để giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu.

Mặc dù NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM đã tích cực áp dụng các biện pháp quản trị nợ xấu, song trong công tác quản trị nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời.

2.3.2Những mặt cịn tồn tại

Nợ xấu vẫn tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng:

Kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493 của NHNN cho thấy tổng số nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012, chiếm 4.83% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, nợ nhóm 2 bao gồm cả các khoản nợ đã quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã được gia hạn nợ nhiều lần. Vì vậy, trong số nợ nhóm 2 vẫn tồn tại các khoản nợ xấu, hay nói cách khác, nợ xấu thực chất của NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM vẫn chưa được phản ánh một cách chính xác. Nợ nhóm 2 ở mức cao tiềm ẩn khả năng chuyển nhóm nợ cao hơn do đến hạn không thu được nợ. Trong trường hợp thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 có hiệu lực, nợ xấu của Chi nhánh sẽ ở mức đáng quan tâm.

Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn chưa hiệu quả

Hệ thống còn chưa được thống nhất trong các phịng ban, chưa tạo được sự nhất trí cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm sốt. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, ở NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM, hệ thống kiểm tra, kiểm soát vẫn chừa phát huy được tối đa vai trị của mình. Vì vậy, kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

Hạn chế trong việc thu hồi nợ

Thu hồi nợ trực tiếp, bán và khai thác tài sản cùng một số biện pháp khác có hiệu quả chưa cao. Tại NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM các khách hàng vay có nhiều loại khác nhau, để thu được nợ thì phải phân loại và có các chính sách hợp lý, song kết quả thu nợ không cao. Hơn nữa, khi sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận được vốn tín dụng từ Ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

2.3.3. Nguyên nhân Nguyên nhân từ phía ngân hàng

 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay cịn nhiều bất cập. Quy trình cho vay hiện nay chưa có sự phân cấp kiểm sốt tín dụng, bộ phận quản trị xử lý rủi ro. Cán bộ tín dụng hiện nay thực hiện nay thực hiện tất cả các giai đoạn trong quy trình cho vay; từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, đề xuất cho vay, giải ngân, thu nợ, kiểm tra giám sát cho vay. Như vậy khơng có sự kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau, dẫn đến có nhiều hồ sơ không được đánh giá một cách khách quan dễ phát sinh tiêu cực giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn. Đồng thời cán bộ tín dụng phải ơm đồm nhiều việc, thiếu chun mơn hóa trong cơng việc.

 Cơ cấu cho vay không hợp lý

Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực DNNN và các công ty bất động sản, điều này tiềm ẩn nợ xấu phát sinh. Thực tế cho thấy các khoản nợ chuyển quá hạn trong thời gian qua là: (i) Hầu hết rơi vào các DNNN, (ii) Tập trung tại các doanh nghiệp bất động sản là phần nhiều.

 Chưa gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan với chất lượng tín dụng

Việc triển khai xử lý nợ xấu chưa gắn với việc quy trách nhiệm đến cán bộ tín dụng và người có trách nhiệm liên quan. Thực tế xem xét từng trường hợp đề

nghị xử lý rủi ro cụ thể thấy rằng nguyên nhân của một số khoản nợ xấu là do chưa theo dõi, kiểm soát trước và sau khi cho vay.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Sử dụng địn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận khi kinh doanh thuận lợi tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế khó khăn lại là mối đe dọa khơng những làm giảm lợi nhuận mà cịn có khả năng làm cho doanh nghiệp phá sản. Ở Việt Nam doanh nghiệp vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hàng, chính vì vậy sự biến động nền kinh tế làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Kỹ thuật, trình độ sản xuất của doanh nghiệp chưa cao, tính tốn chọn phương án kinh doanh thiếu thơng tin, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lợi nhuận thấp có khi cịn thua lỗ gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp còn non yếu nên chỉ một rủi ro nhỏ cũng làm mất khả năng thanh tốn khơng trả nợ được Ngân hàng.

Sử dụng vốn sai mục đích như dùng vốn của Ngân hàng để kinh doanh những ngành nghề không hợp pháp.

Nguyên nhân khách quan

Khó khăn về phía thị trường:

Trong thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung tuy có dấu hiệu phục hồi song cũng gây khơng ít khó khăn lớn cho các Ngân hàng và công ty khi xử lý tài sản đảm bảo. Nguyên nhân chính do Nhà nước ban hành một loạt các quy chế liên quan đến quản lý đất đai, các chế tài liên quan đến chuyển nhượng nhà đất…điều này đã khiến cho các Ngân hàng và các công ty khi xử lý tài sản đảm bảo gặp phải các vướng mắc đáng kể.

Thiếu sự phối hợp, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu liên quan đến nhiều đối tượng khách hàng ( cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân….), nhiều thủ tục hành chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM, cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý nợ xấu. Nợ xấu tại Chi Nhánh hiện nay là dấu hiệu đáng lo ngoại, nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Luận văn đã đánh giá thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu tại chi nhánh từ năm 2008-2012, phân tích chi tiết nguyên nhân phát sinh nợ xấu phát sinh trong thời gian. Từ đó đánh giá những mặt đạt được, tồn tại, nguyên nhân nợ xấu tăng cao trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó chương 2 đã trình bày mơ hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho phép hình thành mơ hình như sau: NPL_LOAN = 0.0587109500903 - 0.0105311772229*LOG(GDP) + 0.150816127589*LOG(CPI) + 0.0380788873442*LOG(NPL) - 0.00986077356181*LOANS

- 0.0262924349984*LOG(SIZE) - 0.0179456670656*LNL_AT

Những vấn đề được nêu lên ở chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giả đưa ra đánh giá và đề xuất những giải pháp để quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Chi Nhánh TP.HCM

7 0

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TPHCM.

3.1.Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM đến năm

2015

3.1.1 Định hướng chung của NHNo & PTNT VN

NHNo & PTNT VN xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nơng”. Tập trung tồn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nơng”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/ tổng dư nợ. Năm 2014, NHNo & PTNT VN phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: nguồn vốn mỗi năm tăng từ 11%- 13%; dư nợ tăng hàng năm 9%- 11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngồi tín dụng tăng 10%; hệ số an tồn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.

3.1.2 Định hướng riêng của NHNo & PTNT Chi nhánh TPHCM

Trải qua nhiều năm hoạt động, NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. Mục tiêu của ngân hàng đặt ra là phát triển phải đi đôi với ổn định, bền vững và hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh cần đặt trên cơ sở giữ vững các thiết chế an toàn làm mục tiêu xuyên suốt, đề cao vai trò kiểm tra, giám sát tất cả các nghiệp vụ kinh doanh, mọi hoạt động kinh doanh tác nghiệp đều gắn với hoạt động phịng chống rủi ro, thường xun duy trì tính thanh khoản cao. Tuyệt đối giữ vững chữ tín ngân hàng trong lòng khách hàng, từng bước xây dựng NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM thành một ngân hàng đại chúng đa năng, ngày càng gắn kết các dịch vụ ngân hàng trong dân cư và mọi thành phần kinh tế.

71

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Chi

nhánh TPHCM

3.2.1 Giải pháp quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM 3.2.1.1 Hạch tốn một cách minh bạch, chính xác các khoản nợ xấu

Việc hạch tốn một cách minh bạch, chính xác sẽ giúp cho Chi nhánh có giải pháp xử lý, thu hồi nợ xấu được. Bên cạnh đó việc trích lập dự phịng với tỷ lệ thích hợp mới thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập phải phù hợp với lợi ích của ngân hàng, với lợi ích của tăng trưởng nguồn vốn sẽ hình thành từ lợi nhuận. Trong điều kiện hiện nay, việc trích lập dự phịng để xử lý nợ xấu là rất cần thiết.

3.2.1.2.Áp dụng cơ chế giao khoán thưởng phạt trong quản lý điều hành

Chỉ tiêu hiệu quả sẽ trở thành thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh của mỗi cơ sở bộ phận. Muốn vậy, cơ chế giao khốn cơng việc phải được từng bước áp dụng, đi kèm cùng cơ chế thưởng phạt cán bộ nhằm phát huy tối đa khả năng của từng cán bộ cũng như tạo mơi trường kinh doanh cơng bằng, kích thích hoạt động tín dụng phát triển.

Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng và lãnh đạo trong việc cho vay, gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của những người liên quan đến cho vay với chất lượng tín dụng.

Cần phải lượng hóa trách nhiệm của cán bộ thẩm định và quyết định cho vay trong quan hệ với chất lượng tín dụng theo nguyên tắc: Giao chỉ tiêu nợ xấu cho từng chi nhánh. Đơn vị nào để nợ xấu vượt quy định thì phải xem xét đánh giá lại lãnh đạo của đơn vị đó. Trong những trường hợp cần thiết cần phải thuyên chuyển công tác, hạ cấp, hạ bậc lương, bồi thường thiệt hại.

3.2.1.3. Tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực làm cơng tác tín dụng

Chính sách tuyển dụng cán bộ mới: Để đáp ứng nhu cầu thay đổi mô hình tổ chức và khối lượng cơng việc ngày càng tăng, NHNo&PTNT Chi nhánh TPHCM

tiếp tục có kế hoạch tuyển dụng mới hàng trăm cán bộ. Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng cán bộ mới, có kết quả học tập tốt, có khả năng nắm bắt nhanh cơng việc.

Chính sách giữ chân cán bộ cũ có năng lực, có kinh nghiệm: Tình trạng thiếu các cán bộ quản lý có năng lực có kinh nghiệm đang diễn ra khá phổ biến tại hầu hết các chi nhánh. Trong khi đó vẫn có một số lượng cán bộ đã công tác lâu năm tại NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM lại chuyển sang làm việc tại các NHTMCP khác. Do thời gian đào tạo để có được một cán bộ tín dụng làm việc tốt thường lâu dài, vì vậy trên góc độ tiết kiệm chi phí, Chi nhánh cần có chính sách thích hợp để giữ chân các cán bộ có khả năng làm việc và có kinh nghiệm nghề nghiệp.

Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại: Nghiệp vụ tín dụng địi hỏi cán

bộ không ngừng nâng cao và cập nhật kiến thức mới. Vì vậy, cơng tác đào tạo và đào tạo lại cần được chú trọng thực hiện, vừa đảm bảo trang bị các kiến thức cần

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 73 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w