Số lượng hướng dẫn viên du lịch qua các năm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Mice tại Huế (Trang 38 - 44)

Đơn vị tính: Người

Năm Số lượng của năm 2021

HDV Quốc tế 1535

HDV Nội địa 346

Tổng cộng 1800

(Nguồn: Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2021)

2.1.4. Các dự án du lịch

Trong năm 2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đơng Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 – 2025 đã tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương về phát triển du lịch thơng qua các cơ chế, chính sách,quy hoạch, kế hoạch cụ thể, Tập trung chuyển đổi số trong ngành du lịch, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh, Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch, Xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng, Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp để mở rộng thị trường, Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với

hoạt động du lịch, dịch vụ; hồn thiện mơi trường du lịch và liên kết, hợp tác phát triển du lịch, Phát triển nguồn nhân lực du lịch

2.2. Các điều kiện phát triển du lịch Mice tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Loại hình du lịch MICE là một trong những loại hình du lịch đang được rất nhiều các thành phố lớn chú trọng đầu tư để phát triển, hiệu quả nhất.

Thừa Thiên Huế Mảnh đất được biết đến là nơi được mẹ thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch. Chính vì sự ưu đãi đấy, ngành du lịch của tỉnh cũng từng ngày được chú trọng phát triển, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến mỗi năm và tăng dần đều.

2.2.1. Vị trí địa lý

Thành phố Huế nằm ở tọa độ địa lý 16 - 16, 80 vĩ Bắc và 107,8 – 108,20 kinh Đơng, phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy, phía Đơng giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sơng Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách cảng nước sâu Chân Mây 50km.

Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sơng Hương, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương xảy ra mưa vừa và mưa lớn. Khu vực đồng bằng tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh…

Huế có một vị trí hết sức thuận tiện cho việc phát triển du lịch. Nằm ở vị trí giao lưu Bắc – Nam, lại trên hành lang kinh tế xuyên Á (Đông – Tây), điều này tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, liên kết với nhiều tỉnh, thành phố trong nước, nước bạn Lào và thế giới qua đường biển và với hệ thống giao thông khá đa dạng cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Là nơi giao thoa giữa cả hai vùng miền Nam Bắc, Huế nằm trên “con đường di sản miền Trung” vừa là nơi giàu thắng cảnh, vừa là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, cơng trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn khơng ít giá trị văn hóa phi vật thể khác nhau

→ Tỉnh Thừa Thiên Huế được được đánh giá là có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch MICE.

2.2.2. Khí hậu

Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa theo mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với hướng địa hình và hồn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các yếu tố khí hậu khác.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 25oC. Tổng lượng bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao động trong khoảng từ 110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng lượng bức xạ có hai cực đại: lần thứ nhất vào tháng V và lần thứ hai vào tháng VII, lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 12. Cán cân bức xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85 kcal/cm2, ngay cả tháng lạnh nhất vẫn mang trị số dương. Do tác động của vị trí, địa hình và hình dạng lãnh thổ, nhiệt độ có sự thay đổi theo khơng gian và thời gian:

+ Phân bố theo không gian: theo chiều Đông - Tây nhiệt độ vùng núi (Nam Đơng và A Lưới) trung bình năm thường chênh lệch với vùng đồng bằng từ 0o5C đến 3oC. Riêng trong mùa lạnh, sự phân hoá nhiệt sâu sắc hơn.

+ Phân bố theo thời gian: do sự tác động của gió mùa nên đã hình thành hai mùa với sự khác biệt về chế độ nhiệt rõ rệt.

Mùa lạnh: là khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn định dưới 20oC. Thời gian lạnh của Thừa Thiên Huế tuỳ theo vùng có thể kéo dài từ 30 đến 60 ngày.

Mùa nóng: là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV đền hết tháng IX. Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng khá đều trên các vùng, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và giảm dần cho đến tháng I năm sau. Từ tháng V đến tháng IX, hiệu ứng phơn Tây Nam đã làm nhiệt độ tăng cao, độ ẩm giảm thấp gây ra những đợt nóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Biên độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có biên độ nhiệt trung bình hàng năm gần 10oC. Đây là một điểm rất đặc biệt vì tính cách khắc nghiệt của khí hậu gần giống với những vùng lãnh thổ có vĩ độ cao hay của những lãnh thổ nằm sâu trong lục địa.

Do sự tác động phối hợp giữa địa hình và hướng dịch chuyển của các khối khí theo mùa, Thừa Thiên Huế có thời kỳ khơ và ẩm bị lệch pha so với cả nước.

+ Từ tháng IX đến tháng III độ ẩm khơng khí cao trên 90% trùng với mùa mưa và thời gian hoạt động của khối khơng khí lạnh biến tính từ biển Đơng tràn vào lãnh thổ.

+ Từ tháng IV đến tháng VIII: độ ẩm dưới 90%. Tuỳ theo cường độ hoạt động của gió mùa Tây Nam mà độ ẩm có thể giảm xuống có khi dưới 45%. Sự hạ thấp độ ẩm cùng với nhiệt độ tăng cao kéo dài ngày làm cho hoạt động của sinh vật bị ức chế, đất kiệt nước, bốc phèn và nhiễm mặn gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nơng nghiệp.

Gió mùa:

+ Gió mùa Đơng Bắc: từ tháng X đến tháng IV, thổi từ cao áp lục địa châu Á, mang theo khơng khí lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn địa hình làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào mùa đông. Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phía nam.

+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng V đến tháng IX, gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm tại Thừa Thiên Huế.

Mưa:

+ Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được một lượng mưa lớn, trung bình trên 3000mm, song phân bố không đều. Mưa phần lớn tập trung vào tháng X và XI, trong khoảng thời gian này bão thường xuất hiện gây nên những cơn lũ lớn. Năm 1953 (4937 mm); năm 1975 (3278mm) lụt vượt mức báo động 3 với đỉnh lũ là 5,08m; năm 1999 mưa lớn dài ngày đã gây lụt lớn với đỉnh lũ là 6m (Kim Long).

→ Khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự thuận lợi nhất định cho việc phát triển

du lịch Mice. Tuy nhiên, khí hậu có nhiều biến động khá phức tạp, hiện tượng lệch pha so với khí hậu cả nước địi hỏi Thừa Thiên Huế phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động du lịch phù hợp. Thời gian mưa kéo dài khiến du lịch theo thời vụ ở Huế là rất rõ nét. Bên cạnh đó, theo thống kê mỗi năm có ít nhất một cơn bão đổ bộ trực tiếp vào lãnh thổ gây thiệt hại và khó khăn rất lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

2.2.3. Tình hình chính trị xã hội

Thừa Thiên Huế được biết đến là một thành phố rất năng động, giàu sức sống, dễ tiếp nhận cái mới và cái khác biệt, thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch. Người dân nơi đây cũng rất thân thiện, cởi mở và hiếu khách, dễ hòa nhập và bắt kịp cái mới. Tỉnh TTH cũng như Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực là có nền chính trị ổn định, mơi trường sống an ninh, an toàn. Du khách khi đến du lịch tại Tỉnh, sẽ có cảm giác thoải mái, gần gũi và dễ chịu. Với sự ra đời kịp thời của đội ngũ cảnh sát trật tự du lịch, Thành phố Huế đã bớt tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch, taxi dù… Đây là những điều kiện quan trọng tỉnh TTH phát triển du lịch MICE hiệu quả hơn.

2.3.4. Tài nguyên du lịch

2.3.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch khơng cịn chỉ là thú vui của những người thích đam mê khám phá. Du lịch còn là một cơ hội để mỗi người có thể rời xa cơng việc, bận rộn, dành thời gian cho bản thân. Thấu hiểu nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, hình thức du lịch nghỉ dưỡng đã ra đời, càng ngày càng nhận được sự đón nhận của du khách.

Một trong những điểm đến không thể khơng nhắc đến nếu du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng là suối khống nóng Thanh Tân-Alba Hot Spring Resort. Suối nước nóng Alba với nhiệt độ cao nhất lên đến 68oC. Ngâm mình trong dịng khống nóng sẽ giúp bạn cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể nhằm tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần góp phần hỗ trợ làm trẻ hóa cơ Nước khống thiên nhiên Alba nằm cách Huế khoảng 30km về phía Tây Bắc. Nguồn nước vốn đã nổi tiếng với người dân địa phương hàng trăm năm nay. Đây là điểm du lịch được thiên nhiên vô cùng ưu ái khi nằm giữa rừng ngun sinh xanh bạt ngàn, khơng gian thống mát và dịng nước nóng trào dâng từ lịng đất;

Bên cạnh đó, du khách cịn được trải nghiệm dịch vụ tắm bùn khoáng tự nhiên với độ sệt vừa phải giúp dưỡng da, thải độc tố, thanh lọc cơ thể và tuần hoàn máu tốt nhất. Tại khu du lịch có cung cấp thêm các dịch vụ xơng hơi, xoa bóp, tắm thuốc Bắc, luộc trứng gà dưới giếng trời với nhiệt độ nước khoảng 820C, và các khu vui chơi cho trẻ em...

Tài nguyên du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái hay còn gọi là “Du lịch Xanh”, “Du lịch có trách nhiệm”, “Du lịch bền vững” là loại hình khá mới mẻ nhưng hiện nay nó đang phát triển khá mạnh, được nhiều quốc gia và cả thế giới quan tâm và có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh trong nhu cầu của khách du lịch.

Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, Huế có một vị trí hết sức thuận tiện cho việc phát triển du lịch. Nằm ở vị trí giao lưu Bắc – Nam, lại trên hành lang kinh tế xuyên Á (Đông – Tây), Là nơi giao thoa giữa cả hai vùng miền Nam Bắc, Huế nằm trên “con đường di sản miền Trung” vừa là nơi giàu thắng cảnh, vừa là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, cơng trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn khơng ít giá trị văn hóa phi vật thể khác nhau. Tất cả đều có thể khai thác cho các hoạt động du lịch đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái.

Trước những tiềm năng, thế mạnh của loại hình Du lịch sinh thái nơi đây TTH đã khai thác và hình thành nên một số khu du lịch sinh thái mới, hấp dẫn du khách như Phá Tam Giang, khu du lịch sinh thái Thủy Biều, YesHue Eco. Tất cả đều được bài trí mang đậm nét thơn q, bình dị, và gần gũi với thiên nhiên phù hợp với nhu cầu chung của du khách hiện nay, bởi khơng gian thống đãng, đến đây du khách được thưởng thức những đặc sản vườn nhà, được chơi những trò chơi thú vị như tắm suối, cắm trại bên suối, leo núi…

Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của Thừa Thiên Huế có nhiều loại hình phong phú và đa dạng rất khác nhau. Hệ thống kiến trúc thành quách, cung điện, chùa, di sản văn hóa (được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới). Tài nguyên phi vật thể: lễ hội, ẩm thực, làng nghề, nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa phi vật thể) ...Các tài nguyên đó đã tạo cho Thừa Thiên Huế có tiềm năng to lớn để trở thành trung tâm du lịch của cả nước.

Nét đặc sắc là sự kết hợp hài hồ giữa văn hố dân gian và văn hóa cung đình. Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm du lịch văn hố của Việt Nam, là nơi duy nhất cịn giữ lại được một kho tàng sử liệu vật chất đồ sộ, một di sản văn hố vơ cùng phong phú với hàng trăm cơng trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Huế là "một kiệt tác về thơ - kiến trúc đơ thị”. Vì lẽ đó mà

Các di tích Lịch sử - Văn hóa

Xứ Huế vốn nổi tiếng bởi những cơng trình lăng tẩm, đền đài, cung điện nổi tiếng và là kinh đô xưa của triều đại Nguyễn kéo dài gần hai thế kỷ. Trải qua thời gian Huế vẫn phần nào giữ được những nét cổ kính và trầm mặc. Và chính cái vẻ trầm mặc ấy đã tạo cho Huế một dấu ấn riêng rất dễ nhận ra, đó là dáng vẻ trầm lắng và vơ cùng quyến rũ. Các khu di tích rất đặc sắc tại đây có thể kể đến như: khu lưu niệm Bác Hồ, Quần thể Cố đô Huế…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Mice tại Huế (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)