Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh (Nhóm 7)

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 43 - 47)

1. Mục đích phân tích

Thứ nhất, đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng lĩnh vực

dựa trên các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh như bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, các hoạt động khác. Thơng thường, các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tuy nhiên cũng có những thời kỳ doanh nghiệp sẽ ưu tiên đẩy mạnh hoạt động tài chính dựa trên sự biến động của thị trường chứng khốn. Trong khi đó, các hoạt động khác tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và thường khơng có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét và có các biện pháp quản trị phù hợp đối với những khoản thu nhập và chi phí khác này. Thơng qua việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế của doanh nghiệp đối với từng mảng kinh doanh.

Thứ hai, thơng qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm

xác định được các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến kết quả trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Từ đó xác định được nguồn gốc của vấn đề phát sinh và có thể phát hiện, khai thác được nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp để giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn

gặp phải và tìm ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên khai thác các điểm mạnh và tận dụng thời cơ để giúp gia tăng được kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

2. Chỉ tiêu phân tích

- Sử dụng tồn bộ các chỉ tiêu phản ánh tồn bộ quy mơ về DT, LN, CP trên B02

- Các Hệ số CP:

+ Hcp: cho biết để thu về 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Hcp càng nhỏ hơn 1 thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và đó chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạt động. Quy mơ và trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh

trong mỗi thời kỳ, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.

+ HS Giá vốn hàng bán : Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại

𝑯𝑺 𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 =𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏

+ HS chi phí bán hàng: Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại

𝐇𝐒 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐛á𝐧 𝐡à𝐧𝐠 = 𝐂𝐏 𝐁á𝐧 𝐡à𝐧𝐠

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧

+ HS chi phí QLDN: Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh nghiệp càng cao và ngược lại

𝐇𝐒 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐐𝐋𝐃𝐍 = 𝐂𝐏𝐐𝐋𝐃𝐍

𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧

Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu hệ số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũng như toàn lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quy trình hoạt động cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp

- Các hệ số sinh lời

+ HS sinh lời ròng (ROS): Cho biết trong mỗi 1 đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế⇒ Phản ánh khả năng sinh lời từ tất cả các hoạt động

Hệ số sinh lời ròng = Lợi nhuận sau thuế Tổng luân chuyển thuần

+ HS sinh lời HĐ trước thuế (BEP): Cho biết trong mỗi 1 đồng luân chuyển thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế⇒ Phản ánh khả năng sinh lời từ tất cả các hoạt động nhưng chưa tính đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

HS sinh lời HĐ trước thuế = Lợi nhuận trước thuế Tổng luân chuyển thuần

+ HS sinh lời HĐKD: Cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp (hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính) có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

HS sinh lời HĐKD = Lợi nhuận thuần HĐKD DT + DTC

+ HS sinh lời HĐ bán hàng: Cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động bán hàng có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

HS sinh lời HĐ bán hàng = Lợi nhuận HĐ bán hàng DTT

Trong đó: LN từ HĐ bán hàng = LN gộp – CPBH – CPQLDN

+ Ngoài ra các DN có thể tính riêng 𝐻𝑆 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ờ𝑖 𝐻Đ 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ = 𝐿𝑁 𝑡ừ 𝐻Đ𝑇𝐶

𝐷𝑇𝑇𝐶

Trong đó: LN từ HĐTC = DTTC - CPTC

⇒ Các chỉ tiêu trên có điểm chung: Đều so sánh tốc độ tăng của các loại lợi nhuận với tốc độ

tăng của doanh thu tương ứng với nó.

⇒ Chỉ tiêu càng lớn và có xu hướng tăng => Thể hiện sự gia tăng về KNSL, chứng tỏ trong kỳ

LN tăng nhiều hơn DT => CP được quản lý hiệu quả.

3. Phương pháp phân tích

- So sánh tồn bộ các chỉ tiêu trên B02 giữa kỳ này với kì gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối ở cả mức độ và tốc độ biến động.

- So sánh các hệ số chi phí và hệ số sinh lời để xác định mức độ biến động

- Căn cứ vào nội dung kinh tế của các chỉ tiêu, tình hình thực tế của DN để có những đánh giá cụ thể, phù hợp về KQKD

*Phân tích khái quát

- Chỉ ra những thông tin cơ bản và dễ thấy nhất nhằm mục đích định hướng cho người đọc

- Đánh giá quy mô sản xuất kinh doanh của DN cũng như vốn, doanh thu thu nhập và LNST, tốc độ tăng để từ đó đánh giá được kết quả cuối cùng tạo ra trong kỳ

- So sánh với chỉ tiêu LNST BQ ngành (có thể lựa chọn các DN cùng quy mô về vốn, so sánh về tốc độ tăng)

=> Đánh giá được tiềm lực tài chính và vị thế của DN rồi đưa ra các dự báo

*Phân tích chi tiết

- HĐ bán hàng: Chỉ tiêu trên B02: DT, DTT, GVHB, LNG, CPBH, CP quản lý => Đánh giá cả về sự biến động và tốc độ thay đổi về tương đối, tuyệt đối

- HĐTC: B02: DTTC, CPTC (Chi tiết CP lãi vay), LN từ HĐTC

- HĐ khác

*Kết luận

- Chỉ ra đc đâu là hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận nhất => đó chính là thế mạnh của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố chủ quan, khách quan

- Dự báo về các chính sách vĩ mơ, triển vọng của DN

- Tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng tới KQHĐKD, rút ra nhận xét và đưa ra giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận: tập trung và hoạt động nào, khai thác thế mạnh, tận dụng cơ hội... => tạo ra nhiều kết quả nhất, gia tăng tiềm lực tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)