1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
1.2.2.1. Đặc điểm về chủ thể
Chủ thể của Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư là nhà đầu tư và cơ quan nhà nước chủ quyền Việt Nam. Chủ thể này đóng vai trị quan trọng và xun suốt trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đối với nhà đầu tư: “Theo Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi” (Luật Đầu tư 2020). Không giống như Luật Đầu tư 2005 khi liệt kê các chủ thể được coi là Nhà đầu tư, tại Luật Đầu tư 2020 nhà đầu tư đã được khái quát hoá thành các nhóm cụ thể. Có ba nhóm nhà đầu tư như sau: (i) Nhà đầu tư trong nước,
(ii) Nhà đầu tư nước ngoài, (iii) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân loại nhà đầu tư thành các nhóm rõ ràng giúp áp dụng thủ tục đầu tư một cách đúng và đủ. Nhà đầu tư trong nước khi tham gia vào q trình đầu tư sẽ khơng phải tiến hành đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong khi đó Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện việc đăng ký và xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong mọi trường hợp tham gia đầu tư. Với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, Nhà nước sẽ căn cứ theo tỷ lệ góp vốn của những tổ chức này để từ đó quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho họ.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư: Như chúng ta được biết việc đầu tư có tính chất liên quan, liên ngành giữa nhiều tổ chức, cơ quan chức năng thuộc quản lý của Nhà nước và những cơ quan này sẽ có sự đóng góp vai trị nhất định và với mức độ phù hợp. Do đó, Nhà nước cần khéo léo tổ chức và quản lý để tránh sự chồng chéo, lạm quyền hay phớt lờ của bất kỳ cơ quan quản lý nào trong chuỗi quản lý nhà nước về đầu tư. Việc quản lý đầu tư theo cơ quan quản lý nhà nước phải nhất định tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý nhất định, theo đó việc quản lý hoạt động về đầu tư sẽ được phân cấp như sau:
- Chính phủ Việt Nam sẽ quản lý nhà nước về các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và bất kỳ hoạt động đầu tư nào từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư trong các lĩnh vực được phân công;
- Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCN, KCX, KKT, khu công nghệ cao, quản lý hoạt động đầu tư theo địa bàn và khu vực được phân cấp.
- Các cơ quan đại diện hợp pháp của Việt Nam ở nước ngồi có nhiệm vụ theo sát, hỗ trợ các hoạt động đầu tư và đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư.
1.2.2.2. Đặc điểm về chế tài
Chế tài được hiểu là các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về đầu tư nói chung và pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nói riêng. Trong đó, các chế tài sẽ gồm có chế tài về hành chính, chế tài về kinh tế hay còn gọi là chế tài dân sự và các chế tài về hình sự.
Chế tài về hành chính: được nhà nước quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính do các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân có hành động đầu tư tại Việt Nam. Chế tài này áp dụng cho các trường hợp đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Theo đó, các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật ưu đãi, hỗ trợ đầu tư sẽ bị nhận các hình thức xử phạt như phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tuỳ theo các mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị áp đặt các chế tài khác nhau cùng một lúc và yêu cầu phải khắc phục hậu quả ngay lập tức. Đối với các trường hợp vi phạm về ưu đãi đầu tư liên quan đến thuế hoặc thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của lĩnh vực thuế và hoặc các pháp luật có liên quan. Về thẩm quyền thực hiện xử phạt hành chính, sẽ giao cho Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý Thuế và cơ quan quản lý thị trường nếu cần.
Chế tài về kinh tế (hay chế tài dân sự) là những chế tài để xử lý những hậu quả pháp lý không tốt hay gây bất lợi một cách ngoài mong muốn, và những chế tài này được áp dụng với những người có hành vi vi phạm về mặt dân sự trong quá trình họ thực hiện các hoạt động ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và không thực hiện đúng các cam kết về nghĩa vụ dân sự của họ trước pháp luật về đầu tư nói chung và về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nói riêng. Hình thức chế tài dân sự hay bồi thường về kinh tế thường được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến tài sản ví dụ như yêu cầu bên vi phạm phải sửa chữa, phải bồi thường hoặc khôi phục tài sản về tình trạng cũ, như ban đầu, hoàn trả lại tài sản như ban đầu khi họ nhận. Trong một số trường hợp khác, chế tài dân sự có thế là các biện pháp bắt buộc phải chấm dứt ngay lập tức các hành vi vi phạm, bắt buộc phải công khải sửa đổi, cải cảnh hoặc phải xin lỗi….
Chế tài hình sự là loại chế tài nghiêm khắc nhất được quy định trong pháp luật hình sự và áp dụng đối với những người vi phạm, phạm tội. Việc áp dụng chế tài theo nguyên tắc vừa phải tạo điều kiện cho người áp dụng những chế tài đó có thể thực hiện các hình phạt chế tài hình sự nhưng đồng thời cũng phải hạn chế được việc lạm dụng, sử dụng một cách tuỳ tiện, sai mục đích.
1.2.2.3. Đặc điểm về lĩnh vực, ngành nghề đầu tư
Theo Luật Đầu tư 2020, có đến 32 ngành nghề đặc biệt được ưu đãi đầu tư, trong đó có lĩnh vực cơng nghệ cao, cơng nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; lĩnh vực về nông nghiệp; lĩnh vực về bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng; lĩnh vực về văn hoá, xã hội, y tế và thể thao.
Một số ví dụ tiêu biểu về ngành nghề, lĩnh vực cơng nghệ cao có thể kể đến như: sản xuất phần mềm, sản xuất công nghệ thông tin thiết yếu, sản xuất các sản phẩm về an toàn an ninh mạng hay cung cấp các dịch vụ về an toàn an ninh mạng. Sản xuất các năng lượng sạch, năng lượng tái tạo….sản xuất các loại vật liệu xây dựng quý hiếm, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu composite…..
Đối với ngành nghề nông nghiệp, ưu đãi đầu tư cho nuôi trồng, chế biến, bảo quản thuỷ sản, chế biến lâm sản ngoài gỗ, sản xuất, khai thác va tinh chế muối, dịch vụ cứu hộ trên biển, sản xuất sản phẩm đồ gỗ, sản xuất ván nhân tạo…..
Đối với ngành nghề, lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dụng kết cấu hạ tầng, ưu đãi đầu tư cho thu gom, tái chế, xử lý, tái sử dụng chất thải tập trung, xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế, đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện…..
Đối với lĩnh vực văn hoá, xã hội thể thao, y tế, ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà tái định cư, nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới, thuốc thu y mới, sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu…..đầu tư kinh doanh trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhiễm chất độc màu da cam, trung tâm chăm sóc người già…..
1.2.2.4. Đặc điểm về nguồn luật
Nguồn của Luật Đầu tư bao gồm những phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật hay là nơi chứa đựng các văn bản quy phạm pháp luật hoặc tập quán. Nguồn cơ bản điều chỉnh pháp luật về đầu tư của Luật Đầu tư là các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và các tập quán về đầu tư.
- Các văn bản pháp luật quốc gia
Các văn bản pháp luật về đầu tư là các văn bản chứa các quy định pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nguồn luật cơ bản của Luật Đầu tư 2020 là các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Đối với các hoạt động đầu tư nước ngồi ngồi có thể áp dụng luật nước ngồi bên cạnh các quy định pháp luật về đầu tư ở Việt Nam.
- Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là một trong các nguồn của Luật Đầu tư 2020. Trong thời gian qua với việc tích cực mở cửa nên kinh tế của Việt Nam thì việc sử dụng điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ thương mại có yếu tố nước ngồi là hết sức cần thiết đặc biệt là các điều ước quốc tế về lĩnh vực đầu tư được các nước sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tư góp phần tạo điều kiện để phát triển môi trường đầu tư trong nước.
- Tập quán về đầu tư
Bên cạnh các văn bản pháp luật và điều ước quốc tế về đầu tư trong thực tiễn áp dụng tập quán về đầu tư đươc coi là một trong các nguồn của Luật Đầu tư. Tập quán về đầu tư được áp dụng và điều chỉnh bởi các bên trong trường hợp các mối quan hệ về đầu tư không được điều chỉnh bởi giao kết hợp đồng, điều ước quốc tế hay các văn bản pháp luật của quốc gia. Trong Luật Đầu tư 2020 có quy định về việc áp dụng tập quán đầu tư quốc tế trong việc điều chỉnh các mối quan hệ về đầu tư có chủ thể liên quan đến nước ngoài.
Từ ngày 01/01/2021, khi Luật Đầu tư 2020 bắt đầu có hiệu lực, các hình thức ưu đãi đầu tư sẽ được điều chỉnh tăng thêm và mở rộng đối tượng được hưởng ưu
đãi đầu tư, cùng với Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư chính là nguồn chủ yếu của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Các quy định về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư sẽ được căn cứ áp dụng trên các nguồn sau:
+ Luật Đầu tư 2020
+ Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn Luật Đầu tư;
+ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
+ Các văn bản pháp luật khác có liên quan, ví dụ như Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các loại hình doanh nghiệp…..