1.2. Khái quát chung về thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai
1.2.4. Vai trò của thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai
Việc thế chấp bất động sản HTTTL là một trong những biện pháp bảo đảm quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra một số vai trò, giá trị sau:
Thứ nhất, biện pháp thế chấp nói chung và thế chấp bất động sản HTTTL nói
riêng nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng, là một trong những cơ sở pháp lý để giúp các tổ chức tín dụng thu hồi các khoản nợ của khách hàng trong q trình các tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng và khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, quá hạn.
Thứ hai, thế chấp bất động sản HTTTL là biện pháp hạn chế các tranh chấp xảy
ra giữa các bên trong giao hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, cam kết trả nợ của bên được cấp tín dụng.
Thứ ba, biện pháp này cũng là một trong những biện pháp thiết thực giúp các tổ
chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn của các tổ chức tín dụng bằng cách thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai đó, ngay cả khi chưa có tài sản bằng việc gọi vốn để tạo lập tài sản (bất động sản).
Thứ tư, thơng qua việc cấp tín dụng cho khách hàng có biện pháp bảo đảm là thế
chấp bất động sản HTTTL cũng như giúp các tổ chức tín dụng giải ngân nguồn tiền huy động vốn ra thị trường, mở rộng được các mối quan hệ với các chủ đầu tư
và với khách hàng, từ đó nâng cao được tính cạnh tranh. Đồng thời, cũng giúp các tổ chức tín dụng có nhiều sự lựa chọn hơn đối với tài sản bảo đảm khi cấp tín dụng, từ đó đa dạng hóa sản phẩm tín dụng.
Thứ năm, thế chấp bất động sản HTTTL cũng kích thích nhu cầu về bất động
sản, nhu cầu về kinh doanh trong xã hội, góp phần thúc đẩy thị trường kinh doanh bất động sản, thị trường mua bán, phát triển, các doanh nghiệp có thể quay vịng vốn nhanh, tăng tính thanh khoản của tài sản.