THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Giao dịch dân sự được xem là một trong những chế định trung tâm của pháp luật dân sự hiện đại. Xuất phát từ sự phổ biến của giao dịch dân sự mà rất nhiều tranh chấp diễn ra trên thực tế - trong đó tranh chấp về hiệu lực của các giao dịch dân sự là một điển hình. Để làm sáng tỏ hơn những tranh chấp về tính hiệu lực của giao dịch dân sự, nhóm tác giả tiến hành phân tích một vụ việc sau.
Tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xảy ra một vụ việc hy hữu “chuyển nhượng chồng với giá 50 triệu đồng”. Theo đó, ơng Trần Văn Thương và bà Bùi Thị Nhị sống chung với nhau từ năm 1992 và có 3 đứa con. Sau đó ơng Thương có qua lại với một người phụ nữ khác tên Bùi Thị Hiền. Sau khi hịa giải khơng thành, bà Nhị đồng ý nhận 50 triệu đồng và để ông Thương đến sống với bà Hiền. Giấy thỏa thuận giữa ba người có nội dung: “Ngày 24-5-2010 âm lịch, tơi Bùi Thị Nhị đồng ý cho chồng tôi là Trần Văn Thương sống chung với chị Bùi Thị Hiền ngụ tại… Nay chúng tôi làm tờ thỏa thuận này để làm bằng chứng. Kể từ nay không ai xúc phạm tới ai”. Sau hai năm chung sống, ông Thương bỏ đi, bà Hiền tìm gặp bà Nhị để địi lại 50 triệu đồng. Ngày 28-6- 2013, tại Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn, bà Hiền cho rằng chỉ cho bà Nhị “mượn” chứ khơng phải “bỏ tiền ra để mua chồng”. Phía bà Nhị khai trước đây mình khơng hề hỏi mượn gì cả, việc bà Hiền đưa cho 50 triệu đồng là phụ tiếp mình ni con, ni mẹ chồng để mình chấp thuận… giao chồng cho bà này. TAND huyện Thoại Sơn căn cứ tờ thỏa thuận này và việc hai bên thừa nhận có đưa tiền, nhận tiền nên buộc bà Nhị và ông Thương có trách nhiệm trả 50 triệu đồng cùng tiền lãi phát sinh hơn 11 triệu đồng. Bà Nhị cho rằng tịa xử khơng đúng nên kháng cáo toàn bộ nội dung bản án. Trong đơn kháng cáo, bà Nhị cho rằng bà Hiền tự nguyện cho tiền mà tòa thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản là không đúng.
2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc và quan điểm của Toà án
2.1.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc 2.1.1.1 Thẩm qu yền của tòa án: 2.1.1.1 Thẩm qu yền của tịa án:
Dựa theo thơng tin trong vụ việc, thì đây là bản án xét xử của cấp huyện, cụ thể ở là TAND huyện Thoại Sơn theo hình thức là sơ thẩm.
2.1.1.2 Yêu cầu của nguyên đơn và các vấn đề pháp lý liên quan đến đề tài:
Theo yêu cầu của bà Hiền (nguyên đơn khởi kiện), cơ sở để tòa xem xét là tờ thỏa thuận giao chồng, do đó yêu cầu của nguyên đơn có liên quan đến chủ đề Bài tập lớn. Trong đó, tờ thỏa thuận đã ghi rằng bà Nhị đồng ý cho chồng bà là ơng Thương sống chung với bà Hiền thì bà Hiền đưa tiền, cho nên đây là một giao dịch dân sự của điều kiện.6
Nếu tờ thỏa thuận này khơng có chữ “mượn” thì bà Hiền là người tự nguyện đưa tiền cho ơng Thương thì đây chỉ là quan hệ trao đổi, đổi chác và ở đây người chồng là tài sản giao dịch. Ở trường hợp ngược lại, nếu trong tờ thỏa thuận có chữ “mượn” thì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng ở đây đó chính là bản hợp đồng vay tài sản và tài sản thế chấp ở đây là người chồng.
Dựa trên những thơng tin có được của vụ việc, nhóm tác giả chúng tơi đã tổng hợp lại được những vấn đề pháp lý phát sinh từ vụ việc:
Thứ nhất, theo trình tự pháp luật thì bà Nhị và ơng Thương phải giải quyết việc ly hôn với nhau, cấp dưỡng xong, rồi ơng Thương mới có thể sống chung với bà Hiền và bà Hiền có thể đưa tiền cho ơng Thương thanh toán tiền cấp dưỡng.
Thứ hai, theo thông tin của bà Nhị khai trước đây là bà khơng hề hỏi mượn gì cả, việc bà Hiền đưa cho 50 triệu đồng là phụ tiếp bà Nhị nuôi con, nuôi mẹ chồng để bà Nhị chấp thuận giao chồng cho bà Hiền. Nhưng sau đó theo bà Hiền cho rằng chỉ cho bà Nhị “mượn” chứ không phải “bỏ tiền ra để mua chồng”, nên trong tờ giấy thỏa thuận lại xảy ra mâu thuẫn, thêm vào đó là số tiền 50 triệu đồng lại phát sinh lãi 11 triệu đồng nên bà Nhị rất khó mà chấp nhận được nên mới kháng án.
Văn bản vi phạm pháp luật sẽ điều chỉnh trong vụ việc này là: Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật hơn nhân gia đình năm 2014
2.1.2. Quan điểm của Toà án xét xử vụ việc