Hoàn thiện khung pháp lý về vàng

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 75)

Chương 3 : Giải pháp kiểm soát giá vàng tại Việt Nam

3.3. Tăng cường công tác quản lý giám sát trên thị trường vàng

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về vàng

Theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ thì hoạt động kinh doanh vàng cần được kiểm soát chặt chẽ theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Việc điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh vàng hiện nay là hoàn toàn hợp lý để thị trường hoạt động lành mạnh hơn, tránh các cơn sốt giá do đầu cơ và tâm lý bất ổn do những thông tin thiếu minh bạch. Hơn nữa việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng cần đặt ra mục tiêu điều tiết ngắn hạn và dài hạn phù hợp để tránh cho thị trường vàng, vàng miếng bị chấn động mạnh dẫn đến các phản ứng thái quá; đồng thời bảo đảm việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Nhà nước cần nhìn nhận rõ vấn đề nguồn gốc của giá vàng tăng và tích trữ vàng trong dân có chiều hướng phát triển là một biểu hiện của tình trạng kinh tế không ổn định. Kinh tế Việt Nam cũng như nhiều nước đang phải đối mặt với khó khăn và lạm phát. Nguyên nhân này mới là nguồn gốc khiến dịng vốn quay lại tìm đến vàng như tài sản đảm bảo giá trị vững chắc. Biến động của thị trường vàng sẽ có ảnh hưởng ngược trở lại nền kinh tế khiến việc lạm phát trở nên khó kiểm sốt hơn nhưng lạm phát mới là nguồn gốc của vấn đề. Điều chỉnh chặt chẽ thị trường vàng sẽ hỗ trợ cho Nhà nước quản lý nền

kinh tế nhưng việc điều chỉnh vĩ mô kinh tế là giải pháp nền tảng, lâu dài và luôn cần được xác định rõ ràng.

Hiện nay, giá vàng đang trong xu hướng leo thang và nhu cầu tích trữ vàng miếng trong dân có dấu hiệu tăng trở lại. Điều đáng lo ngại nhất là giá vàng trong nước biến chuyển thất thường trong thời gian vừa qua có thể là hậu quả của việc thao túng giá vàng của giới đầu cơ, bởi việc mua vào và bán ra vàng của những đầu mối kinh doanh vàng chưa từng được khảo sát, trong khi khả năng tạo giá vàng của người dân cho đến thời điểm này vẫn là đáp án không phù hợp để lý giải biến động của thị trường vàng trong nước. Do đó, mục tiêu của việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, vàng miếng nên được xác định trong giai đoạn hiện nay là bảo đảm giá vàng trong nƣớc ổn định

khơng có những biến động đột ngột, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nắm giữ vàng – theo tinh thần của Nghị quyết 01 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013.

3.3.2.Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng.

Việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng có vai trị quan trọng trong việc hạn chế các hành vi tiêu cực trên thị trường đặc biệt là tình trạng đầu cơ làm ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Nhìn chung từ khi Chính phủ bắt tay chấn chỉnh hoạt động của thị trường vàng với sự ra đời của Nghị định 24, Thông tư 38 thị trường đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên khơng vì thế mà chúng ta lơ là việc quản lý. Cần phải thường xuyên thanh kiểm tra hoạt động của các đơn vị được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng để đảm bảo các đơn vị này thực hiện đúng theo giấy phép, đồng thời phát hiện kịp thời các địa điểm khơng có giấy phép vẫn hoạt động kinh doanh vàng để xử lý kịp thời. Có một hiện tượng mới được phát hiện gần đây đó là các đơn vị được cấp phép kinh doanh vàng miếng ở các thành phố lớn đang rao bán quyền đại lý mua bán vàng miếng ở các khu vực ở xa với nhiều điều kiện có lợi cho các đơn vị này. Điều này hồn tồn bị pháp luật cấm cần phải được xử lý kịp thời nhằm tránh các biến tướng có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh vàng.

Đồng thời các quy định hiện hành nên điều chỉnh lại một số mục theo như góp ý ở phần những bất cập của thị trường vàng nhằm làm cho khung pháp lý hoàn thiện và theo sát với thực tế thị trường hơn.

3.3.3. Quản lý hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng, kinh doanh vàng tài khoản.

Việc huy động và cho vay vốn bằng vàng cũng nên được cho phép trở lại khi thị trường vàng đã ổn định hơn để tạo thêm một hướng khai thông cho thị trường vàng, vàng miếng, tận dụng nguồn vốn vàng tích trữ trong dân; có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng có nguồn cung đáp ứng kịp thời khi nguồn nhập khẩu hạn chế. Tuy nhiên, hoạt động này cũng khơng nên được khuyến khích phát triển q mức. Lãi suất huy động vàng nên ở mức thấp 0,5%-1% và việc cho vay vàng trước mắt chỉ nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh chế tác vàng trang sức. Bên cạnh đó, giao dịch ký quỹ trong tín dụng vàng cũng cần được hạn chế bởi điều này sẽ càng khuyến khích hoạt động kinh doanh chênh lệch giá vàng, làm giảm nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán, sản xuất kinh doanh. Các TCTD cần đảm bảo số vàng thực tế mà mình có khi tiến hành cho vay.

Nhìn chung, hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng khơng đem lại lợi ích thiết yếu cho nền kinh tế cũng như thị trường vàng. Tuy nhiên, khi thị trường có nhu cầu và nhất là khi các sàn giao dịch vàng được phép hoạt động trở lại thì việc cho phép hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng sẽ là điều cần thiết.

Bên cạnh đó khi thị trường vàng ổn định và cơng tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đi vào trật tự thì NHNN có thể để các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối và số doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Hoạt động này nếu tiến hành tốt sẽ là một phương thức bảo hiểm rủi ro hiệu quả đối với việc kinh doanh vàng. Hoạt động này cũng giúp thị trường vàng trong nước và quốc tế liên thông với nhau.

Việc kinh doanh qua tài khoản trong nước cũng không nên quản lý theo hướng cấm tuyệt đối. Đây là hoạt động kinh doanh đầu tư tài chính chuyên nghiệp và được tiến

hành theo các điều kiện, quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động giao dịch vàng trên tài khoản, cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể giám sát được luồng vốn đầu tư và lượng vàng giao dịch để điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Mặt khác, cần phải nhìn nhận rằng có rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường vàng, vàng miếng với mục đích hưởng chênh lệch giá là chủ yếu thay vì mục đích tích lũy giá trị. Sự tác động của nhóm các nhà đầu tư này cũng có thể gây ảnh hưởng đến nhu cầu vàng, vàng miếng trong nước và tình hình xuất, nhập khẩu vàng. Do đó, nếu việc kinh doanh vàng qua tài khoản được cho phép thì áp lực lên việc nhập khẩu vàng của Việt Nam có thể được giảm bớt, đồng thời góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng, như các chi phí nhập khẩu, sản xuất, gia công, kho bãi, vận chuyển, bảo hiểm…

3.4 Sở Giao dịch vàng là giải pháp lâu dài giúp kiểm soát tốt giávàng trong nƣớc. vàng trong nƣớc.

Các giải pháp nêu trên tuy có vai trị to lớn trong việc kiểm soát giá vàng trong nước nhưng thị trường giờ đây đòi hỏi một giải pháp dài hơi hơn nữa để quản lý sự biến động của giá vàng - đó chính là thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia (SGDV). Trong giai đoạn hiện nay nguồn cung ra ngoài thị trường chủ yếu đến từ các phiên đấu thầu từ NHNN và điều nay đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giá vàng trong nước sau mỗi phiên đấu thầu. Tuy nhiên việc này khơng thể kéo dài được vì NHNN phải trở lại vai trị của chính mình đó là chỉ quản lý điều hành thị trường chứ không thể tham gia cung ứng vàng cho thị trường được, vừa rủi ro vừa tốn dự trữ ngoại tệ của đất nước. Cách tốt nhất là để thị trường tự điều tiết cung cầu tại Sở giao dịch vàng. NHNN chỉ là người quản lý theo dõi điều chỉnh giá vàng thị trường thông qua Sở giao dịch vàng bằng các công cụ như các loại thuế, phí giao dịch, phí lưu kho... Qua đó giúp giá vàng trong nước tiến sát với giá vàng thế giới, vừa phát huy nguồn lực vàng trong dân vừa tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.

SGDV cần là một pháp nhân độc lập, có chức năng tổ chức và giám sát các giao dịch diễn ra trên SGDV. SGDV cũng không nên được thành lập nhỏ lẻ bởi các nhà đầu tư mà nên được thành lập với qui mô lớn, tập trung và chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước. NHNN là chủ thể thích hợp nhất để quản lý SGDV. Điều này xuất phát từ vai trò của NHNN đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng như vai trò của chủ thể này trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Về cơ cấu tổ chức, SGDV nên được quản lý bởi một Hội đồng quản trị hoặc một Hội đồng thành viên, Giám đốc, và có Ban kiểm sốt. Chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc sẽ do NHNN bổ nhiệm hoặc phê chuẩn. SGDV cần có trung tâm lưu ký độc lập cũng như hệ thống kho bãi đảm bảo việc giao nhận hàng hóa. Hoạt động của SGDV phải có sự tách bạch giữa chức năng cung cấp dịch vụ và chức năng kinh doanh với tư cách một nhà đầu tư trên sàn: SGDV không trực tiếp tham gia giao dịch mà chỉ có chức năng trung gian tổ chức giao dịch. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu, thành viên được phép tham gia SGDV chỉ nên giới hạn đối với tổ chức, dần dần mở rộng sự cho phép tham gia của các cá nhân với tỉ lệ ký quỹ cao, sau đó sẽ giảm thấp mức ký quỹ để khuyến khích đầu tư.

Nếu được phép hoạt động trở lại, SGDV nên hướng đến mục đích phục vụ thị trường vàng nguyên liệu và vàng trang sức – tức là hướng đến nhu cầu sản xuất kinh doanh chứ không phải tạo điều kiện cho kinh doanh chênh lệch giá kiếm lời vì nền kinh tế Việt Nam chưa thật sự vững mạnh, cần tránh các tổn thương không cần thiết cũng như cần thêm thời gian và kinh nghiệm để tự do hóa hơn trong cơng tác điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh vàng. SGDV hoạt động hiệu quả và minh bạch sẽ làm giảm chi phí lưu thơng vàng vật chất, tạo mơi trường kinh doanh thơng thống cho hoạt động kinh doanh vàng.

3.5 Các giải pháp hỗ trợ khác

3.5.1. Đối với các công ty kinh doanh vàng

Theo danh sách mới nhất NHNN cơng bố hiện nay có khoảng 16 doanh nghiệp kinh doanh vàng được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng. Đây là các doanh nghiệp có năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động, cơ cấu tổ chức thỏa mãn quy định của NHNN. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp này là:

- Kinh doanh vàng miếng tại quầy với khách hàng vãng lai

- Sản xuất kinh doanh các loại vàng trang sức mang thương hiệu của doanh nghiệp Một số doanh nghiệp còn được tham gia đấu thầu vàng miếng tại NHNN để kinh doanh kiếm lợi nhuận. Mức lợi nhuận thu được còn tùy thuộc vào chênh lệch giữa giá trúng thầu của đơn vị và giá mua bán của thị trường lúc đó. Mức chênh lệch trung bình thường vào khoảng 50-100 nghìn đồng/lượng.

Huy động vàng trong dân để tiến hành đầu tư sản xuất: đây là một kênh huy động vốn để sản xuất kinh doanh tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro cịn tồn tại mà các đơn vị không thể xem nhẹ. Hình thức huy động vàng từ người dân của các doanh nghiệp kinh doanh vàng thì đã có từ lâu nhưng thật sự bùng phát mạnh kể từ khi NHNN yêu cầu hệ thống NHTM chấm dứt các hình thức huy động, giữ hộ vàng. Do các doanh nghiệp kinh doanh vàng không nằm trong diện quản lý của NHNN và mục đích kinh doanh vàng của họ cũng khác của NHTM nên điều này là hồn tồn hợp pháp. NHNN khơng quản lý các hoạt động huy động phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà chỉ quản lý các hoạt động mang tính chất tín dụng gồm có huy động vàng để cho vay, huy động vàng để bán vàng lấy tiền đồng để cho vay- đó là hoạt động của NHTM. Việc các công ty kinh doanh vàng huy động vàng là 1 thỏa thuận dân sự tùy theo niềm tin của người gửi vào doanh nghiệp.

Tuy nhiên hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lý do là do NHTM được quản lý về các chỉ tiêu an toàn, an ninh rất chặt chẽ trong khi đó các cơng ty kinh doanh vàng thường đối mặt với nhiều rủi ro hơn do không được kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu an toàn hơn các định chế Ngân hàng. Điều này đặt ra một vấn đề quản lý dòng tiền cho các doanh nghiệp trước việc giá vàng biến động khó lường trong giai đoạn hiện nay mà trường hợp phá sản của Doanh Nghiệp kinh doanh Vàng Tuấn Tài trước đây là một ví dụ điển hình.

3.5.2. Đối với nhà đầu tư vàng

Nắm vững các nhân tố tác động đến giá vàng và phương thức tác động của nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư khi tham gia mua bán trên thị trường vàng. Trước mắt trong giai đoạn hiện nay do NHNN chưa cho phép cá nhân kinh doanh vàng tài khoản nên hoạt động kinh doanh vàng chủ yếu là mua bán vàng miếng vật chất. Tuy nhiên hoạt động này hiện nay cũng có nhiều hạn chế vì NHNN khơng cho phép các tổ chức tín dụng huy động vàng và gần đây nhất là tạm dừng dịch vụ giữ hộ vàng phát sinh mới cho khách hàng. Điều này làm hạn chế nhu cầu của người dân muốn nắm giữ vàng. Mặt khác do tình hình chung giá thế giới và giá trong nước đang ở mức thấp dưới 40 triệu/lượng nên đối với các khách hàng có nhu cầu đầu tư dài hạn thì có thể mua ở vùng giá này với kỳ vọng giá vàng sẽ tăng mạnh trong tương lai.

3.5.3. Đối với các Ngân hàng được cấp phép hoạt động kinh doanh vàng

Hiện nay các NHTM được phép kinh doanh vàng đã ngừng hoạt động huy động và cho vay vàng, cũng như mở mới các tài khoản giữ hộ vàng cho khách hàng. Điều này đã tạo nên nhiều hạn chế cho hoạt động kinh doanh vàng cho các NHTM bởi vì khi khách hàng có nhu cầu mua thì Ngân hàng phải có vàng tại quỹ mới bán được tức là phải có nguồn vàng mua từ một khách hàng khác trước đó. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc kinh doanh vì chi nhánh mua được vàng thì chưa chắc bán được cịn chi nhánh có khách có nhu cầu mua thì khơng có nguồn để bán. Việc để vàng tồn quỹ tại mỗi chi nhánh bao nhiêu là tùy thuộc vào chính sách của từng đơn vị. Tuy nhiên việc

này phát sinh nhiều rủi ro vì khơng phải đơn vị nào cũng có khả năng phân tích tốt biến động của giá vàng. Hơn thế nữa nếu nắm giữ vàng mà khơng có các biện pháp bảo hiểm rủi ro giá vàng thì sẽ dễ dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng. Chính vì vậy NHNN nên sớm ban hành Thơng tư hướng dẫn về hoạt động giữ hộ vàng cũng như cấp phép cho các đơn vị đủ điều kiện tổ chức giữ hộ vàng cho khách hàng. Vấn đề ở đây đó là NHNN muốn quản lý việc các ngân hàng khơng được tự tiện sử dụng vàng giữ hộ của khách hàng để

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w