5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
2.1.5. Quy định về quỹ bảo hiểm thất nghiệp
2.1.5.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
NLĐ và NSDLĐ đều cõ nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHTN theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm năm 2013. Quy định này bảo đảm thực hiện nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp, đó là quỹ BHTN được nhà nước bảo hộ, nhất là trong quá trình hình thành và duy trì quỹ của bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng BHTN và
trách nhiệm đóng BHTN cụ thể là: NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng. NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm. Tiền lương làm căn cứ đóng BHTN được Nghị định số 28/2015/NĐ- CP quy định cụ thể. Cụ thể, NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng 47 lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại Điều 57 Luật việc làm, quỹ BHTN được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Khoản đóng của người lao động, NSDLĐ và hỗ trợ từ Nhà nước, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ và nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHTN được sử dụng để chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp; đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2.1.5.2. Quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN được hạch toán vào quản lý độc lập, mặc dù là một bộ phận của chính sách ASXH và do BHXH Việt Nam thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng. Việc tập trung thống nhất các nhiệm vụ cho một cơ quan đảm nhiệm là cơ quan BHXH Việt Nam sẽ giúp các cấp, các bộ phận chức năng trong toàn hệ thống BHXH nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ và chất lượng phục vụ người lao động, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, cân đối quỹ trong dài hạn được chính xác, quản lý số tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời có hiệu quả. Việc lựa chọn mơ hình BHXH Việt Nam trực tiếp tổ chức và quản lý
BHTN là khá phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban của cơ quan BHXH tăng thêm nhiệm vụ: Ban thu phải có nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp; Ban chính sách phải làm thêm nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp... và ở cấp Trung ương phải lập thêm một Ban BHTN và tương ứng cấp Tỉnh, thành phố, cơ quan BHXH tỉnh phải thành lập thêm Phòng bảo hiểm thất nghiệp. Với quy định này, nhìn chung, là sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan BHXH Việt Nam đã có sẵn bộ máy tổ chức được xây dựng và hồn thiện, cơng tác quản lý đã đi vào nề nếp. Nếu thêm chế độ BHTN thì cơ quan BHXH cũng đã có sẵn kinh nghiệm quản lý nên bảo đảm thực thi BHTN hiệu quả.