Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị ( tỷ đồng) 72 64 4.751 5.666 5.259 7.981
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Trong 2 năm 2007-2008, Vietbank chỉ hoạt động tại Sở giao dịch Sóc Trăng nên kết quả huy động cũng như cho vay còn thấp. Sang năm 2009 ngân hàng bắt đầu khai trương chi nhánh Hồ Chí Minh và các PGD trên địa bàn thành phố nên kết quả huy động tăng đột biến. Đây cũng là thị trường chính của Vietbank. Năm 2009 Vietbank huy động được 4.751 tỷ đồng từ khách hàng, tăng gấp 74 lần so với năm trước. Năm 2010, huy động tăng thêm 19% so với năm 2009. Năm 2011, nguồn huy động của VIetBank giảm 8%so với năm 2011. Đến năm 2012 mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động xấu, nhưng nhờ chính sách linh hoạt và đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn nên Vietbank đã huy động được gần 8.000 tỷ đồng từ các tổ chức và cá nhân trong nước.
Như vậy, nếu ko tính hai năm chuẩn bị 2007 và 2008, từ năm 2009 đến năm 2012, nguồn vốn huy động của Vietbank đã tăng 167%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, Vietbank đã chú trọng nhiều đến công tác tiếp thị, tăng cường thêm dịch vụ ngân hàng điện tử, và các chính sách ưu đãi thích hợp như ưu đãi cho các đối tượng:
giáo viên, bác sĩ, đồng hành cùng mùa khai trường, chương trình “Chăm sóc nụ cười”, “Chăm sóc khách hàng 2 trong 1”, “Qùa tặng tháng ba, cả nhà yêu thích”, “Ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp có nguồn thu USD”…Những hoạt động gắn bó thiết thực với cuộc sống, gắn liền với các mốc thời gian như vậy đã góp phần thu hút các doanh nghiệp và dân chúng gửi tiền tại Vietbank.
Biểu đồ huy động vốn (xem phụ lục 2)
Cho vay: Chính sách tín dụng của Vietbank được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ về
khách hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với các nguồn lực hiện có của Vietbank Bảng 2.4 Hoạt động cho vay
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị ( tỷ đồng) 106 218 3.821 7.248 8.272 8.728
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Năm 2010, sau 1 năm hoạt động rầm rộ, Vietbank đã tăng trường tín dụng khá mạnh. Nếu năm 2009 dư nợ đạt 3.821 tỷ đồng thì sang năm 2010 dư nợ Vietbank đã tăng thêm 90%, đạt 7.248. Sang năm 2011 dư nợ tiếp tục gia tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm trước, tăng 14% và con số này còn 6% vào năm 2012. Những mức tăng trưởng trong 2 năm trên tuy thấp nhưng phù hợp với tình hình chung của Việt Nam. Cụ thể năm 2011 ngân hàng nhà nước đặt ra giới hạn tăng trưởng tín dụng là 15 - 18%, tăng tổng phương tiện thanh toán 15 - 16%,như vậy mức tăng 14% của Vietbank là tương đối khả quan. Đến năm 2012 tăng trưởng tín dụng Vietbank thấp như vậy là do ngân hàng nhà nước đưa ra các giải pháp kiểm sốt chính sách tiền tê, theo đó điều hành linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm sốt lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiểm soát tổng phương tiện thanh tốn 14-16% và tín dụng tăng trưởng 15-17% đặc biệt giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm nhóm tổ chức tín dụng, trên cơ sở xếp loại tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra, giám
sát ngân hàng. Bên cạnh đó tình hình kinh tế khó khăn, nợ xấu ngày càng nhiều nên Ban lãnh đạo ngân hàng rất cẩn trọng trong việc đưa đồng vốn ra thị trường.
Biểu đồ cho vay (xem phụ lục 2)
Lợi nhuận sau thuế: Mặc dù nền kinh tế cịn nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao nhưng Vietbank ln nỗ lực không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành mang lại hiệu quả kinh doanh tốt. Đạt được những bước tiến vượt bậc này là nhờ ngân hàng đã tận dụng và phát huy các ưu thế trên thị trường, việc mở rộng mạng lưới CN, PGD đã góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng, thực hiện các giao dịch có giá trị và hiệu quả cao hơn.
Bảng 2.5 Lợi nhuận sau thuế
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị (tỷ đồng) 10 22 42 60 112 21
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Từ ngày thành lập đến năm 2011, lợi nhuận của Vietbank liên tục tăng cao. Trong 2 năm đầu tiên, Vietbank chỉ hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhưng đã đạt được 10 tỷ đồng lợi nhuận năm 2007 và tăng thành 22 tỷ đồng năm 2008. Điều đó cho thấy một triển vọng phát triển ở một ngân hàng mới như Vietbank. Đặc biệt năm 2011 với sự ra đời của nhiều PGD, quỹ tiết kiệm, VIETBANK hoạt động càng hiệu quả hơn, lợi nhuận đạt 112 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm trước. Tuy nhiên do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào thời điểm cuối 2011 – 2012, kết quả kinh doanh của Vietbank cũng bị ảnh hưởng. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận chỉ còn 21 tỷ đồng năm 2012. Đây cũng là kết quả chung của toàn ngành ngân hàng.
Vietbank chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Với chiến lược tăng trưởng bền vững, Vietbank hy vọng sẽ đạt được mục tiêu trước mắt là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần trung bình và thu
hẹp khoảng cách về quy mô so với các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu khác như ACB, Sacombank...
Biểu đồ lợi nhuận sau thuế (xem phụ lục 2)
Khả năng sinh lời: Từ năm 2007 đến nay, thị trường tài chính có sự biến động phức tạp. Vietbank ra đời khá muộn so với các ngân hàng TMCP khác, lại rơi vào giai đoạn khó khăn của thị trường nên khả năng sử dụng vốn và tài sản khá thấp và có sự biến động qua từng thời kỳ.
Bảng 2.6 Khả năng sinh lời
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
ROA 1.1 1.7 0.6 0.4 0.6 0.1
ROE 2.0 2.2 4.2 2.0 3.7 0.7
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Về ROA (khả năng sinh lời của tài sản): giai đoạn 2007-2008, Vietbank thành lập và đi vào hoạt động, tổng tài sản vào khoảng 1.000 tỷ đồng, mức sinh lời của tài sản vào khoảng 1,1%. Năm 2009, khi Vietbank bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động, tổng tài sản có sự tăng trưởng mạnh. Từ năm 2009 – 2011, tổng tài sản tăng trưởng từ 7.000 tỷ đồng lên đến 18.000 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận tăng trưởng chưa tương xứng với sự tăng trưởng của tài sản, một phần do Vietbank chú trọng mở rộng địa bàn, gây dựng thương hiệu, một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nên lợi nhuận cịn thấp. ROA trong giai đoạn này vào khoảng 0,6%, trong khi đó tồn ngành là 1,02%. Đến năm 2012, cuộc khủng hoảng vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính Việt Nam, ngân hàng nhà nước thắt chặt hoạt động tín dụng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của ngân hàng. Vietbank sau giai đoạn phát triển nóng 2009 -2011 thì chững lại, tỷ lệ nợ xấu cao, trích lập dự phịng từ đó cũng tăng lên làm lợi nhuận giảm sút. ROA năm này chỉ còn 0,1%. Với sự giảm sút rõ rệt khả năng sinh lời của tài sản, Ban lãnh đạo Vietbank đã và đang từng bước điều chỉnh lại hoạt động nhằm đưa Vietbank thốt khỏi khó khăn và phát triển theo đúng cam kết ban đầu.
Còn xét về ROE (khả năng sinh lời của vốn chủ): trong giai đoạn từ 2007-2011, ROE của Vietbank có sự tăng trưởng, dao động trong khoảng từ 2%-4%. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung của ngành ngân hàng thì ROE của Vietbank chưa tốt. Vietbank chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Năm 2011, ROE toàn ngành là 10,4% trong khi VIETBANK chỉ 3,7%. Tiếp theo, đến năm 2012, khi mà ngân hàng nhà nước thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng một cách mạnh mẽ thì các ngân hàng nói chung và Vietbank nói riêng đã cho thấy những thiếu sót, yếu kém trong hoạt động. Sự đẩy mạnh tín dụng trong giai đoạn trước, sự tăng trưởng nóng về quy mơ nhưng nguồn nhân lực chưa tốt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Vietbank. Việc trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu làm lợi nhuận của Vietbank giảm sút, ROE năm 2012 chỉ còn 0,7%. Vietbank hiện đang từng bước cơ cấu lại hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, và năng lực của cán bộ cơng nhân viên để thốt khỏi khủng hoảng, đưa Vietbank ngày càng phát triển, cải thiện tỷ lệ ROE, ROA.
Biểu đồ khả năng sinh lời (xem phụ lục 2)
2.2 Thực trạng thương hiệu Vietbank2.2.1 Thương hiệu Vietbank 2.2.1 Thương hiệu Vietbank
Tên thương hiệu:
Sau một thời gian xuất hiện trên thị trường, đến nay cái tên “Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín” hay gọi tắt là Vietbank đã dần đi vào tâm trí của khách hàng và từng bước khẳng định mình trên thị trường tài chính tiền tệ.
Tên thương hiệu “Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín” được xây dựng vào năm 2006 sau khi được NHNN cho phép đổi tên từ “Ngân hàng TMCP Nông thôn Phú Tâm”.
Nhận thấy tên hiệu cũ mang tính chất địa phương, chưa phù hợp với quy mô, chưa xứng tầm và không phù hợp với sứ mệnh nên các cổ đông sáng lập đã quyết định đổi thành tên như hiện nay. Với tên gọi mới, Vietbank đã thể hiện được cam kết của mình đối với khách hàng, các cổ đông, đối tác cũng như CBNV: một ngân hàng hiện
đại mang đến cho bạn nhiều lợi ích, mang đậm bản sắc của người Việt Nam và ln xem trọng chữ “tín”.
Logo: Logo Vietbank được thiết kế với bố cục, hình ảnh và màu sắc tương đối hợp lý,
bao gồm: biểu tượng đồng tiền vàng hình lục giác, bên trong là chữ VB màu đỏ, bên cạnh là khối chữ gồm tên ngân hàng tiếng Anh và tên đầy đủ tiếng Việt trong tổng thể hình chữ nhật nằm ngang thê hiện sự cân đối, vững vàng.
Màu sắc chủ đạo là màu đỏ, vàng và xanh. Màu đỏ: theo quan điểm của người Á Đông, màu đỏ thể hiện sự may mắn, mang đến cho bạn niềm hạnh phúc. Bên cạnh đó nó cũng thể hiện lịng nhiệt huyết, sự nhiệt tình của tồn thể CBNV Vietbank.
Màu vàng liên tưởng đến sự sang trọng của bậc vua chúa ngày xưa, nó cũng tượng trưng cho sự giàu có, sung túc. Điều đó cho thấy khi bạn đến Vietbank bạn hồn toàn như một thượng đế thật sự, bạn thật sự được tơn trọng và phục vụ tận tình.
Màu xanh thể hiện cho hịa bình, sự năng động, tươi trẻ, có ý nghĩa giữa Vietbank và khách hàng là mối quan hệ thiện chí, hai bên đều có lợi, cùng đi lên, cùng phát triển.
Logo Vietbank thể hiện thông điệp: Vietbank là nơi quý khách hàng tin tưởng và gởi gắm niềm tin vào một tương lai thịnh vượng, phát triển.
2.2.2.Các hoạt động phát triển thương hiệu Vietbank
2.2.2.1 Chi phí cho hoạt động marketing của Vietbank thời gian qua
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quảng bá thương hiệu đến công chúng nên trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo Vietbank đã mạnh dạn hơn trong việc chi ngân sách cho hoạt động này. Trong năm 2012 Vietbank thực hiện quảng bá thương hiệu rầm rộ hơn, nên kinh phí được tăng gấp đơi so với năm trước. Trong đó, quảng cáo ngồi trời, quảng cáo trên taxi và tài trợ chương trình “Khoảnh khắc kỳ diệu” chiếm tỷ lệ lớn ngân sách marketing. Nếu như năm 2010 Vietbank dành 11 tỷ đồng cho hoạt động này, thì sang năm 2011 tăng thêm 5 tỷ và đến năm 2012 là 33 tỷ đồng. Tuy
nhiên, với con số khiêm tốn như vậy thì Vietbank khó lịng mà tạo dựng được một thương hiệu mạnh hơn nếu khơng có chiến lược đúng đắn
2.2.2.2Các hình thức quảng bá thương hiệu VietbankQuảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Cùng với các doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay nhiều ngân hàng đã lựa chọn đưa hình ảnh của mình đến với khách hàng thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhận thấy đây là hình thức quảng bá hữu hiệu, có thể thu hút một lượng lớn khách hàng nên trong những năm gần đây Vietbank đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo bằng hình thức này:
Vietbank thường xuyên đăng logo quảng cáo trên tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, thời báo Ngân hàng, tạp chí Đầu tư chứng khoán, Báo Sài Gịn Giải phóng....Chi phí này khoảng 500 triệu đồng năm 2012.
Năm 2012 Vietbank chi 8 tỷ đồng quảng cáo logo trong khung giờ vàng chiếu phim Việt trên HTV7, phối hợp với công ty CP truyền thơng Sunrise phát sóng chương trình “Khoảnh khắc kỳ diệu” trên Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Đặt bảng quảng cáo tại các sân bay trong nước, quảng cáo ngoài trời và tài trợ các chương trình tuyên truyền địa phương…Hoạt động này chiếm 7 tỷ đồng năm 2012. Hợp tác với hãng taxi Mai Linh độc quyền đặt logo Vietbank trên tất cả các xe của cơng ty với chi phí gần 5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó Vietbank cũng rất chú trọng quảng cáo trên mạng, đặc biệt là trang web của Vietbank. Thời gian qua ngân hàng đã khơng ngừng nâng cấp trang web chính thức của ngân hàng www.vietbank.com.vn, thường xuyên cập nhật tin tức mới về thị
trường tài chính tiền tệ cũng như những sản phẩm mới của ngân hàng để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ Vietbank hơn.
Ngồi ra, ngân hàng cịn thiết lập quan hệ thân thiết với một số báo chí để có các bài phỏng vấn, giới thiệu về ngân hàng.
Tài trợ các chương trình hành động vì cộng đồng
Chung tay vì cộng đồng là một hành động thiết thực được xã hội đánh giá cao. Trong những năm qua, Vietbank đã có những đóng góp mang tính nhân đạo, cộng đồng. Ngồi mục đích chính là chia sẻ những khó khăn trong xã hội thì thơng qua những hoạt động này Vietbank cũng đã phần nào quảng bá thương hiệu đến với công chúng. Năm 2012 Vietbank dành gần 1 tỷ đồng thực hiện một số chương trình sau:
Nhiều năm tham gia chương trình đi bộ “Terry Fox Run” nhằm gây quỹ từ thiện ủng hộ bệnh nhân ung thư
Toàn thể cán bộ ngân hàng xuống đường dọn vệ sinh khi tham gia chiến dịch “Thành phố XANH, SẠCH, ĐẸP”
Tặng dù Vietbank đặt ở các chợ, các điểm bán hàng trên tồn quốc. Tặng các ấn phẩm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Thực hiện các chương trình khuyến mại
Khuyến mại có tác dụng khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng sản phẩm dịch vụ nhiều hơn và thu hút thêm các khách hàng mới, tăng cường nguồn tiền gửi từ dân cư. Đây cũng là dịp để ngân hàng tri ân những khách hàng trung thành với Vietbank trong suốt thời gian dài. Chương trình này góp phần tuyên truyền, quảng bá thương hiệu đến với người dân thông qua các băng rôn treo tại trụ sở giao dịch, tặng áo mưa, nón bảo hiểm, đồng hồ, balo, dù, bộ bình ly có in logo VIETBANK. Tổng chi phí cho chương trình khuyến mãi là 1,5 tỷ đồng năm 2012.
Một số chương trình Vietbank đã áp dụng trong thời gian qua: “hái lộc đầu xuân”, “thẻ cào may mắn”, chương trình “chăm sóc nụ cười Vietbank” bằng cách tặng phiếu khám chữa răng cho khách hàng, “8/3 cả nhà yêu thích”, “đồng hành cùng mùa khai trường”...
Thơng qua hình thức tiếp thị trực tiếp
Vietbank đã sử dụng các biện pháp marketing trực tiếp như gửi thư, tờ rơi hay gọi điện tiếp thị khách hàng. Tháng 5/2012 Vietbank tổ chức chương trình “Ngày hội
bán hàng”, trong đó nhân viên trực tiếp trao tặng các ấn phẩm của Vietbank đồng thời giới thiệu các sản phẩm.
Quảng bá qua đội ngũ cán bộ công nhân viên
Hoạt động của ngân hàng mang tính chất dịch vụ, nhân viên chính là người thể hiện rõ và hiệu quả nhất hình ảnh của Vietbank đến với khách hàng. Vì thế Vietbank rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực. Cán bộ Vietbank phần lớn có trình độ đại học, một số cán bộ là thạc sỹ, được đào tạo từ những trường đại học nổi tiếng trong nước hoặc từ nước ngồi trở về. Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ. Ngồi ra Vietbank còn mời các