Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo loại tiền tệ của VIETBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 52 - 55)

2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngânhàng TMCP Việt Nam Thƣơng

2.2.2.1 Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo loại tiền tệ của VIETBANK

Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo loại tiền bao gồm: VNĐ và ngoại tệ. Tỷ trọng và xu hƣớng phát triển của các loại tiền tệ đƣợc phản ánh trong bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo loại tiền của VIETBANK

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Vốn huy động tiền

gửi bằng VNĐ 3.608 74,4% 3.733 71% 5.572 69,8% Vốn huy động tiền

gửi bằng ngoại tệ 1.243 25,6% 1.525 29% 2.410 30,2%

Tổng 4.851 100% 5.258 100% 7.982 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VIETBANK) Thứ nhất, huy động vốn tiền gửi bằng nội tệ: chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi

Năm 2010 khi dƣ âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn cịn thì số vốn huy động tiền gửi bằng VNĐ của VIETBANK là 3.608 tỷ đồng tƣơng ứng với 74,4% tổng số vốn huy động tiền gửi. Nhƣng đến năm 2011 với tình trạng các NHTM tập trung đua nhau huy động vốn tiền gửi với lãi suất cao thì số vốn huy động tiền gửi bằng VNĐ của VIETBANK đã tăng lên khá chậm đạt 3.733 tỷ đồng, chiếm 71% trong tổng nguồn tiền gửi. Đến năm 2012 trải qua nhiều khó khăn cũng nhƣ cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn thì lƣợng vốn huy động tiền gửi bằng VNĐ vẫn chiếm ƣu thế, đã tăng lên tới 5.572 tỷ đồng, chiếm 69,8% tổng nguồn vốn huy động tiền gửi. Nhìn chung qua 3 năm lƣợng vốn huy động tiền gửi bằng VNĐ có xu hƣớng ngày càng tăng mặc dù tăng chậm nhƣng vẫn tiếp tục tăng trƣởng, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này có xu hƣớng ngày càng giảm trong tổng vốn huy động tiền gửi.

Thứ hai, huy động vốn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng có sự chuyển biến tích cực

Năm 2010 số vốn huy động tiền gửi đƣợc bằng ngoại tệ (quy ra VNĐ) là 1.243 tỷ đồng chiếm 25,6% trong tổng số vốn tiền gửi huy động đƣợc. Đến năm 2011 số vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tăng chậm đạt 1.525 tỷ đồng, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ

cũng tăng lên chiếm 29% trong tổng nguồn tiền gửi. Năm 2012 số vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ tiếp tục tăng lên đạt 2.410 tỷ đồng và kéo theo tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ cũng tăng lên chiếm 30,2% trong tổng nguồn tiền gửi. Nhƣ vậy khả năng huy động tiền gửi ngoại tệ của VIETBANK có xu hƣớng ngày càng tăng.

Qua đây cho thấy huy động vốn tiền gửi bằng VNĐ vẫn là một ƣu thế lớn của VIETBANK. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, huy động vốn tiền gửi bằng VNĐ ln có tỷ trọng lớn hơn huy động vốn tiền gửi bằng ngoại tệ. Điều đó phản ánh tâm lý của ngƣời dân và các tổ chức kinh tế vẫn quen với việc giao dịch bằng nội tệ, thói quen sử dụng ngoại tệ chƣa phổ biến nhiều bằng nội tệ. Mặc dù VIETBANK luôn đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn tiền gửi để có thể có nhiều nguồn vốn huy động, nhƣng VIETBANK cũng đã có sự lựa chọn nguồn ngoại tệ mạnh, ổn định trên thị trƣờng để tập trung nguồn huy động, đó là vẫn lựa chọn và tập trung vào ngoại tệ mạnh USD. Theo mức độ tăng giảm của nguồn tiền gửi theo loại tiền tệ, năm 2011 tiền gửi nội tệ và ngoại tệ đều tăng lên, cả hai nguồn này đều có xu hƣớng tăng , tuy nhiên sự gia tăng của đồng ngoại tệ có xu hƣớng mạnh mẽ hơn, nhƣ vậy có thể nhận thấy rằng việc giao dịch bằng nội tệ vẫn chiếm ƣu thế, song bên cạnh đó tâm lý của dân cƣ đã dần dần quen với việc sử dụng ngoại tệ.

Trong năm 2011, khi chƣa áp dụng trần lãi suất huy động, VIETBANK cũng nhƣ các NHTM khác đã cạnh tranh đua nhau huy động với lãi suất thỏa thuận khá cao. Trong thời gian này việc tranh giành khách hàng của nhau là hình ảnh khá quen thuộc ở các NHTM, việc lôi kéo khách hàng, điều nhân viên và xe chuyên chở tiền của ngân hàng này qua ngân hàng khác là hình ảnh khá thƣờng xuyên. Một trong những tác động mạnh mẽ đến khả năng huy động vốn tiền gửi của VIETBANK là NHNN áp dụng chính sách trần lãi suất huy động làm cho các NHTM cũng gặp khơng ít khó khăn, khơng chỉ riêng VIETBANK. Cho thấy đƣợc việc huy động vốn tiền gửi trong năm 2011 là rất gay gắt và khắc nghiệt. Mặc dù trong tình hình khó khăn nhƣng VIETBANK vẫn huy động đƣợc với những chƣơng trình riêng của VIETBANK để đạt đƣợc kế hoạch đặt ra trong công tác huy động vốn tiền gửi. Bên cạnh đó VIETBANK

cũng đƣa ra những chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng và thƣởng cho nhân viên đạt thành tích cao trong huy động vốn tiền gửi.

Tuy nhiên trong năm 2012, do nhiều yếu tố tác động trong đó có cả chủ quan và khách quan, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của VIETBANK có xu hƣớng tăng lên rõ rệt. Tính đến cuối năm 2012 số dƣ huy động tiền gửi bằng VNĐ là 5.572 tỷ đồng, ngoại tệ tính theo VNĐ là 2.410 tỷ đồng, nhƣ vậy nguồn vốn tiền gửi đã tăng lên với tốc độ tăng tới 49,3% về nội tệ và với tốc độ tăng là 58% đồng ngoại tệ huy động đƣợc từ nguồn tiền gửi của dân cƣ. Phải nói giai đoạn 2010 – 2012 là khoảng thời gian khó khăn của ngành ngân hàng, rất nhiều sự kiện đã xảy ra, ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động của các NHTM, các NHTM khơng cịn đƣợc thỏa thuận lãi suất với khách hàng, một khi lãi suất – giá của tiền gửi bị giảm thì việc lơi kéo khách hàng càng trở nên khó khăn, khơng giữ chân khách hàng đƣợc nữa, khách hàng sẽ rút tiền để đầu tƣ qua lĩnh vực khác sinh lợi hơn.

Nhƣ vậy qua các năm, có thể nhận thấy VIETBANK vẫn thực hiện huy động tiền gửi tốt, vẫn có thị phần khách hàng của riêng mình, vẫn thực hiện tốt cơng tác và chính sách huy động tiền gửi cũng nhƣ chính sách chăm sóc khách hàng hiện hữu và thân thiết của VIETBANK, tuy tình hình huy động rất là khó khăn do sự ảnh hƣởng chung của ngành ngân hàng, nhƣng VIETBANK cho thấy đƣợc việc huy động tiền gửi về nội tệ cũng nhƣ ngoại tệ vẫn tiếp tục tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w