1.3. Giao kết hợp đồngmua bán hàng hoá
1.3.2. Trình tự giao kết hợp đồngmua bán hàng hoá
- Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mỗi bên.
- Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại gồm 2 thủ tục chính là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
+ Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện.
+ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, tác giả phân tích trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thành hai hình thức chính.
1.3.2.1. Đối với các giao kết hợp đồng không phải thực hiện đấu thầu Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng
Khái niệm “ĐNGKHĐ là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”. 6
Những nội dung chủ yếu trong ĐNGKHĐ có thể là: đối tượng ĐNGKHĐ, giá cả, chất lượng…Trong trường hợp muốn thay đổi nội dung trong ĐNGKHĐ, bên đưa ra đề nghị phải đưa ra trước khi bên được đề nghị chấp thuận ĐNGKHĐ.
Lời ĐNGKHĐ là thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng đến từ một phía. Lời ĐNGKHĐ được chấp thuận tồn bộ nội dung của người được đề nghị mới có hiệu lực. Trường hợp người được đề nghị chỉ chấp thuận một phần của lời ĐNGKHĐ thì sẽ hình thành một lời ĐNGKHĐ mới và cần sự đồng thuận của cả hai bên để có hiệu lực.
Tương tự với hợp đồng, một lời ĐNGKHĐ phải tuân theo hình thức pháp luật quy định, phải hướng đến một số chủ thể nhất định. Ngoài ra ĐNGKHĐ cũng phải thể hiện rõ đối tượng của hợp đồng, mà cụ thể là hàng hóa, các điều kiện về phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng.
So sánh ĐNGKHĐ và quảng cáo. ĐNGKHĐ được gửi đến một chủ thể xác định, thể hiện ý chí muốn giao kết hợp đồng với mục tiêu đã xác định. Chương trình quảng cáo được nhiều người xem và khơng có tính ràng buộc.
Thời gian hiệu lực của ĐNGKHĐ thường được người ĐNGKHĐ nêu ra trong lời ĐNGKHĐ. Trong trường hợp thời gian hiệu lực của ĐNGKHĐ khơng được nêu ra, thì người đưa ra lời ĐNGKHĐ phải chịu trách nhiệm với lời ĐNGKHĐ cho đến khi lời ĐNGKHĐ chấm dứt.
Theo điều 391 Bộ luật Dân sự 2015 ĐNGKHĐ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
- Bên được đề nghị không chấp nhận; - Hết thời gian hiệu lực của ĐNGKHĐ; - Khi có thơng báo thay đổi, hủy bỏ.
- Theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện hủy bỏ.
Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận ĐNGKHĐ khi bên được đề nghị chấp thuận toàn bộ lời ĐNGKHĐ trong thời gian hiệu lực của lời ĐNGKHĐ. Khi đó sẽ hình thành thỏa thuận ràng buộc giữa hai bên và là căn cứ để thực hiện hợp đồng như trong lời đề nghị giao kết đã được chấp thuận trước đó.
Bước 3: Giao kết hợp đồng * Thời điểm giao kết HĐMBHH
Theo quy định tại điều 400 Bộ luật dân sự 2015, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết từ các bên còn lại. Để xác định đúng thời điểm giao kết hợp đồng, ta cần phụ thuộc vào phương thức và hình thức giao kết hợp đồng. Trong đó:
-Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm hợp đồng được giao kết sẽ là thời điểm các bên thỏa thuận, thống nhất về nội dung của hợp đồng.
- Nếu giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên cuối cùng ký bằng văn bản. Nếu các bên sử dụng hình thức chấp nhận khá như điểm chỉ, đóng dấu… thì thời điểm điểm chỉ/ đóng dấu của bên cuối cùng là thời điểm giao kết hợp đồng.
- Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói, sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết được xác định tương tự như khi giao kết hợp đồng bằng lời nói. Tức là thời điểm các bên thống nhất các thỏa thuận về nội dung hợp đồng. Bởi đây là lúc hợp đồng đã thỏa thuận xong và đã hình thành, các bên đã có các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện.
- Nếu hai bên thỏa thuận im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng thì thời điểm giao kết hợp đồng được tính là thời điểm cuối cùng của thời gian hiệu lực của
ĐNGKHĐ.
* Quy trình giao kết hợp đồng gồm các giai đoạn: - Tìm và chọn đối tác.
- Đàm phán, thương thảo về các điều kiện chủ yếu của hợp đồng. - Soạn thảo và đàm phán hợp đồng.
- Ký kết chính thức hợp đồng.
1.3.2.2. Đối với giao kết hợp đồng mua bán hàng hố thơng qua đấu thầu
Ngày nay hoạt động ĐT đã trở lên rất phổ biến nó được áp dụng và thực hiện trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội như thương mại, công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, du lịch, y tế... Có thể hiểu đấu thầu là một q trình LCNT đáp ứng được các yêu cầu do bên mua (bên mời thầu) đề ra nhằm thực hiện một nội dung cơng việc cụ thể nào đó. Hay nói cách khác, đấu thầu chính là q trình tìm hiểu và lựa chọn bên bán trong HĐMBHH.
ĐT được phân chia thành các loại tương ứng như: ĐT thi công xây lắp. dầu thầu mua sắm hàng hóa, ĐT thực hiện dịch vụ,...
ĐT mua sắm hàng hóa là một trong những loại dầu thẩu mà có đối tượng ĐT cụ thể là hàng hóa, ĐT mua sắm hàng hóa khác với ĐT khác chính ở đối tượng ĐT.
Ngày nay, ĐT hàng hóa ngày càng phổ biến và được áp dụng nhiều trong thực tiễn thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa. Vấn đề trình tự, thủ tục ĐT mua sắm hàng hóa cơ bản được quy định trong Luật ĐT năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ- CP. Các yếu tố đã được quy định bao gồm: Chủ thể tham gia trình tự thủ tục ĐT, các hình thức LCNT, phương thức LCNT, trình tự thủ tục ĐT, các yếu tố ảnh hưởng đến trình tự thủ tục ĐT.
A) Chủ thể tham gia trình tự thủ tục đấu thầu
Chủ thể tham gia trình tự thủ tục ĐT mua sắm hàng hóa
Trình tự thủ tục ĐT mua sắm hàng hóa là trình tự các bước cụ thể cho việc tiến hành cuộc ĐT cho một gói thầu mua sắm hàng hóa cụ thể nào đó, thơng qua trình tự
thủ tục đó mà bên mua hàng hóa (bên mời thầu) thể hiện được ý muốn chủ quan, nội dung mua sắm của bên mình cụ thể ra sao, thơng qua trình tự thủ tục đó BMT sẽ chọn lựa được các đối tác đáp ứng được các yêu cầu cua gói thầu. Chủ thể tham gia vào trình tự thủ tục ĐT mua sắm hàng hóa cũng gồm hai nhóm chủ thể chính là BMT và BDT. Trong quá quá trình diễn ra trình tự thủ tục ĐT hàng hóa cịn xuất hiện nhóm chủ thể khác tham gia là chủ sở hữu nguồn vốn, đơn vị tài trợ, đơn vị cho vay, tổ xét thầu...
Bên mời thầu:
BMT là bên có nhu cầu mua sắm hàng hóa, là đơn vị trực tiếp đứng ra tổ chức thực hiện các bước cụ thể của trình tự thủ ĐT mua sắm hàng hóa, BMT thể hiện được sự chủ động thể hiện ý chí, nội dung cơng việc cũng như kết quả mong muốn đạt được của bên mình trong việc lập ra HSMT đây chính là loại giấy tờ thủ tục quan trọng quyết định đến chất lượng hiệu quả cho suốt cuộc ĐT, tài liệu này sẽ là nội dung định hướng cho các vấn đề tiếp theo cần thực hiện, là điều kiện gốc và cơ bản cho quá trình xem xét.
BMT ở đây được hiểu là chính chủ sở hữu vốn hoặc người được giao quyền sử dụng nguồn vốn để mua sắm hàng hóa.
Bên dự thầu:
BDT là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa muốn thơng qua việc tham gia ĐT để giành quyền cung cấp hàng hóa và được BMT mời tham dự. Bên dự thầu phải có đủ các điều kiện liên về tư cách quan pháp nhân cũng như các tiêu chuẩn được quy định theo pháp luât.
BDT cũng là một chủ thể trực tiếp tham gia vào trình tự thủ tục ĐT mua sắm hàng hóa ở các giai đoạn của trình tự này, là một chủ thể quan trọng, việc thực hiện đúng các quy định, trình tự thủ tục của chủ thể này góp phần lớn vào sự thành cơng của cuộc ĐT.
Các chủ thể khác
trung gian như các công ty tư vấn, tổ xét thầu... vào các giai đoạn của trình tự thủ tục ĐT mua sắm hàng hóa... đóng vai trị giám sát, đảm bảo quá trình ĐT được minh bạch, rõ ràng.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
+ ĐT rộng rãi:
ĐT rộng rãi không giới hạn số lượng NT tham dự. Đây là hình thức lựa chọn được NT có ưu điểm mang tính cạnh tranh cao. ĐT rộng rãi đem lại sự cạnh tranh lớn nhất giữa các NT, nên nó là hình thức chủ yếu được áp dụng trong ĐT hàng hóa.
+ ĐT hạn chế:
ĐT hạn chế là hình thức áp dụng với một số gói thầu có u cầu đặc thù, thường có ít NT có khả năng đáp ứng, hoặc những gói thầu liên quan đến chủ quyền biển đảo, bí mật quốc gia hoặc những gói thầu có tính độc quyền về sản phẩm,… Áp dụng phương thức này sẽ giúp giảm thời gian, chi phí lựa chọn nhà thầu và đảm bảo tính bảo mật thơng tin. Tuy nhiên do có ít NT, nên trong một số trường hợp chưa thật sự đáp ứng được các yêu cầu về tính cạnh tranh.
+ Chỉ định thầu:
Hình thức LCNT cụ thể đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo và ký kết hợp đồng. NT được lựa chọn có những điều kiện nhất định mà những NT khác có thể khơng đáp ứng được. Các trường hợp được áp dụng phương thức này theo luật ĐT:
+ Chào hàng cạnh tranh:
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp: - Gói thầu dịch vụ đơn giản, phổ thơng;
- Gói thầu dễ dàng xác định các chỉ tiêu kỹ thuật, thông dụng, phổ biến. - Gói thầu xây lắp đơn giản đã được phê duyệt bản vẽ thi công.
+ Mua sắm trực tiếp:
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với trong trường hợp hàng hóa mua sắm tương đồng với một dự án đã thực hiện khác. Khi áp dụng hình thức này, NT đã thực
hiện các gói thầu có nội dung tương tự sẽ được mời đến bàn bạc, thương thảo. Trường hợp NT trúng thầu phải đảm bảo điều kiện giá chào thầu không được vượt giá chào thầu các nội dung tương ứng với gói thầu đã thực hiện.
+ LCNT trong trường hợp đặc biệt:
Trong một gói thầu đặc thù, khơng thể áp dụng các hình thức khác hoặc có quy định về việc áp dụng hình thức này thì sẽ được áp dụng.
+ LCNT trong thực hiện gói thầu cộng đồng:
Áp dụng trong trường hợp các dói thầu địa phương, cộng đồng sẽ tham gia một phần hoặc tồn bộ vào cơng tác thực hiện gói thầu.
B) Các phương thức lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại mục 2, chương II, Luật ĐT 2013, phương thức LCNT bao gồm các phương thức sau:
+ Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:
Với phương thức này, đề xuất tài chính, đề xuất kỹ thuật được cho vào cùng một túi hồ sơ, toàn bộ hồ sơ được BMT mở ra một lần ngay sau thời điểm đóng thầu.
+ Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:
HSĐX về chỉ tiêu kỹ thuật và giá dự thầu được nạp cùng lúc vào hai túi hồ sơ riêng biệt. HSĐX về kỹ thuật sẽ được mở trước. NT nào đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuẩn đã xác định sẽ được mở HSĐX về tài chính để đánh giá.
+ Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ:
Phương thức này được áp dụng với các gói thầu có khối lượng lớn, thực hiện phức tạp.
Giai đoạn 1: NT nạp HSĐX bao gồm HSĐX kỹ thuật, phương án tài chính chưa bao gồm giá chào thầu.
Trên cơ sở hồ sơ dự thầu của các NT, BMT sẽ tiến hành lập HSMT giai đoạn 2. Giai đoạn 2: Các NT ở giai đoạn 1 nạp HSDT đã bao gồm giá dự thầu và bảo
đảm dự thầu.
+ Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ:
Được áp dụng với các gói thầu có khối lượng lớn, thực hiện phức tạp, cần điều chỉnh về yêu cầu kỹ thuật.
Giai đoạn 1: NT sẽ nạp HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính vào 2 túi hồ sơ riêng biệt. Việc mở HSĐX kỹ thuật diễn ra ngay sau thời điểm đóng thầu, BMT sẽ căn cứ vào các HSĐX kỹ thuật của các NT, điều chỉnh về yêu cầu kỹ thuật, các NT đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sẽ được xem xét đánh giá ở giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: NT sẽ căn cứ vào HSMT giai đoạn 2 để nộp HSDT bao gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Ở giai đoạn này, HSĐX tài chính ở đợt 1 sẽ được mở cùng lúc với hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 để đánh giá.
C) Trình tự thủ tục đấu thầu
* Đấu thầu rộng rãi, hạn chế với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương
thức một giai đoạn
Bước 1: Chuẩn bị:
- Tạo lập danh sách ngắn về các NT trong trường hợp cần thiết
Lựa chọn danh sách ngắn áp dụng với phương thức một giai đoạn 2 túi hồ sơ. Đối với đầu thầu rộng rãi:
HSMT bao gồm: Thơng tin chi tiết về dự án, gói thầu, yêu cầu cho các NT về hồ sơ năng lực, các chỉ dẫn liên quan đến việc nạp HSMT.
HSMT được phát hành hoặc đăng tải trên các phương tiện thuận tiện cho các NT tới trước thời điểm đóng thầu.
Kết quả sơ tuyển các NT vượt qua vòng hồ sơ được xác nhận bằng văn bản và gửi đến các NT.
Đối với ĐT hạn chế:
gia dự thầu.
- Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu phải nêu rõ các yêu cầu về gói thầu và chỉ dẫn dễ hiểu tạo điều kiện cho các NT nộ hồ sơ dự thầu.
Việc lập HSMT hiện đã được quy định chi tiết tại Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 06 năm 2015.
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Việc thẩm định hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt.
Bước 2: Tổ chức LCNT - Mời thầu
BMT đăng tải thông báo mời thầu, các thơng tin liên quan đến gói thầu cơng khai và theo đúng quy định.
Trường hợp ĐT có danh sách ngắn, cần gửi thư mời thầu đến các NT có tên trong danh sách.
- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu
NT gửi văn bản đề nghị sửa đổi HSDT tối thiểu trước 3 ngày ( đối với gói thầu trong nước ) và 5 ngày ( đối với gói thầu quốc tế ) trước thời điểm đóng thầu.
- Bảo mật thông tin
Trong mọi trường hợp, BMT không được tiết lộ thơng tin trong gói thầu, làm ảnh hưởng đến kết quả gói thầu.