Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tổ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 32)

1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu đề tài và bảo đảm tính khoa học của kết quả nghiên cứu, Luận án dự kiến sử dụng một số lý thuyết nghiên cứu sau:

- Lý thuyết về kinh tế thị trường: Để hoạt động công chứng lành mạnh, ổn định, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của cư dân theo các nguyên tắc cơ bản của

pháp luật dân sự trong các giao dịch (quyền tự do, tự nguyện giao kết, thỏa thuận, quyền sở hữu của các chủ thể độc lập, được bảo vệ..), hệ thống các TCHNCC cần tuân theo quy luật và nhu cầu của thị trường, có định hướng và có sự kiểm sốt của Nhà nước theo sự phát triển của kinh tế xã hội.

- Lý thuyết về dịch vụ công và dịch vụ thương mại: Khi cung cấp dịch vụ công chứng, TCHNCC thực hiện việc thu phí nhưng tính chất của việc thu, sử dụng phí của PCC có sự khác biệt với VPCC. Nếu như thu phí của PCC là việc thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí thì dường như bản chất của việc thu phí của VPCC là việc thu tiền của bên cung cấp dịch vụ theo mức giá được thỏa thuận theo quy định của pháp luật về giá. Pháp luật thương mại xem dịch vụ thương mại là việc bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho khách hàng và nhận tiền thanh toán của khách hàng khi khách hàng sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

- Lý thuyết về xã hội học pháp luật: Xem xét tổ chức và hoạt động của TCHNCC theo pháp luật Việt Nam không chỉ về các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành mà còn là việc áp dụng và thực hiện trong thực tiễn. Quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC phải được áp dụng và được đưa vào trong thực tiễn sống động của đời sống xã hội.

- Lý thuyết về luật học so sánh: Việc xây dựng pháp luật về mơ hình của tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam cũng như đề ra các giải pháp pháp lý cho việc thực thi hoạt động công chứng ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Việt Nam và kinh nghiệm của các quốc gia khác, nhất là những quốc gia trong Liên minh Công chứng Quốc tế (UINL, viết tắt của Union Internationale du Notariat Latinh) và những quốc gia có hệ thống pháp luật hiện đại.

- Các nguyên tắc cơ bản và cốt lõi về mơ hình cơng chứng của Liên minh Công chứng Quốc tế mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ những nội dung chủ yếu về: (i) CCV và chức năng của CCV; (ii) Văn bản công chứng; (iii) Tổ chức hành nghề công chứng; (iv) Đạo đức hành nghề công chứng.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Luận án được triển khai với những câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu sau:

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Về mặt lý luận, nghề công chứng, hoạt động

công chứng, tổ chức và hoạt động của TCHNCC được hiểu như thế nào? Tổ chức và hoạt động của TCHNCC theo pháp luật bao gồm những nội dung gì?

Giả thuyết nghiên cứu: Để nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của

TCHNCC ở Việt Nam hiện nay, trước hết, cần làm rõ những vấn đề lý luận về nghề công chứng, hoạt động công chứng; khái niệm, đặc điểm của tổ chức và hoạt động của TCHNCC; nội dung điều chỉnh pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của TCHNCC. Trên thế giới, cho đến nay, mơ hình cơng chứng tồn tại ở hầu hết các quốc gia và hình thành nên ba hệ thống công chứng: (i) Hệ thống công chứng Latinh (chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống luật La mã, còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự - Civil Law), tồn tại ở hầu hết các nước thuộc cộng đồng châu Âu (trừ Đan Mạch và Anh); châu Phi (các nước thuộc địa cũ của Pháp); các nước châu Mỹ - La tinh, bang Quebec của Canada, bang Luisane của Hoa Kỳ, một số nước châu Á (Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ...). (ii) Hệ thống công chứng Anglo-saxon, gắn liền với hệ thống pháp luật Anglo-Saxon (Common Law), tồn tại ở các quốc gia: Vương quốc Anh, Mỹ (trừ bang Luisane), Canada (trừ bang Quebec), Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan... (iii) Hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) tồn tại ở các nước XHCN, bao gồm: Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Bungari, Hungari, Rumani, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam [74]. Ở Việt Nam trước khi có Luật Cơng chứng, mơ hình cơng chứng Việt Nam là mơ hình cơng chứng nhà nước. Hiện nay, mơ hình cơng chứng ở Việt Nam hiện nay có sự pha trộn giữa mơ hình cơng chứng nhà nước với loại hình PCC do Nhà nước duy trì và mơ hình cơng chứng tự do do tư nhân tổ chức dưới loại hình VPCC.

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn

thực thi pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Có những hạn chế, bất cập gì?

Giả thuyết nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam tuy

đã được định hình nhưng cách tổ chức, mơ hình tổ chức và cách thức thực hiện chưa thống nhất trên cơ sở khoa học và thực tiễn, vẫn còn những hạn chế, bất cập. Trước những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, tổ

chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế, bất cập trên cả phương diện lý luận và tổ chức thực hiện.

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Cần có những định hướng và giải pháp nào để

hoàn thiện pháp luật và bảo đảm cho sự phát triển bền vững, ổn định về tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam?

Giả thuyết nghiên cứu: Yêu cầu hoàn thiện về lý luận cũng như giải pháp

thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của TCHNCC đang được đặt ra cấp bách và cần những định hướng thích hợp, giải pháp phù hợp góp phần hồn thiện pháp luật và tổ chức thực thi hiệu quả việc tổ chức và hoạt động của TCHNCC ở Việt Nam.

1.2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu

Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế, vì vậy, tác giả tiếp cận nghiên cứu nội dung đề tài luận án với những hướng chính như sau:

- Luận án tiếp cận nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của TCHNCC theo pháp luật Việt Nam hiện nay dưới giác độ nghiên cứu về TCHNCC thực hiện cung cấp dịch vụ công thiết yếu được tổ chức và hoạt động theo những quy luật quan trọng của thị trường về thương mại dịch vụ.

- Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ phương diện của chuyên ngành Luật Kinh tế, tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng nghiên cứu nên cách thức tiếp cận liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội và nghiên cứu ứng dụng được Luận án khai thác và kết hợp ở mức độ cao.

- Luận án tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trên cơ sở kinh nghiệm về mơ hình cơng chứng, thể thức công chứng của một số quốc gia trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua việc thu thập tài liệu, phân tích và đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy:

1. Đã có bốn luận án tiến sĩ nghiên cứu liên quan đến hoạt động của

TCHNCC ở phương diện luật học [42], [43], [48], [78] và một số cơng trình nghiên cứu ở phạm vi luận văn thạc sĩ [74], [82], [84], tuy nhiên hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều có trước Luật Cơng chứng năm 2014.

2. Trên cơ sở đánh giá những kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước,

tác giả xác định rõ những nội dung nghiên cứu của Luận án như: Mơ hình tổ chức và hoạt động của TCHNCC; điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, giải thể, chuyển nhượng TCHNCC; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TCHNCC; những bảo đảm pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TCHNCC theo pháp luật Việt Nam.

3. Luận án được triển khai dựa trên những lý thuyết, giả thuyết và câu hỏi

nghiên cứu cụ thể, đồng thời dựa trên quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc “hồn thiện chế định cơng chứng, xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng, xây dựng mô hình quản lý nhà nước về cơng chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan cơng chứng thích hợp, có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa cơng việc này” theo tinh thần của Chiến lược Cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng u cầu của cơng cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn tới, kết hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng chương của Luận án.

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Luận án tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tổ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)