Lý thuyết cạnh tranh thuế

Một phần của tài liệu Luận án THUẾ và đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại các QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 46 - 48)

Bảng 5 .1 Tóm tắt 15 hành động của Dự án BEPS do OECD đề xuất

2.2 Khung lý thuyết về thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.2 Lý thuyết cạnh tranh thuế

Lý thuyết cạnh tranh thuế xuất phát từ lý thuyết liên bang của Tiebout (1956) và cũng được gọi là “Lý thuyết về cạnh tranh thuế hiệu quả”. Lý thuyết cho rằng bắt nguồn từ sự cạnh tranh cung cấp hàng hóa cơng cộng hiệu quả giữa các khu vực pháp lý đối với các hộ gia đình, dẫn đến các cá nhân có thể “bỏ phiếu bằng chân” (Voting by their feet) thông qua việc di chuyển đến địa phương khác mà khơng có cản trở nào. Mơ hình Tiebout (1956) xác định thực tế rằng với các hộ gia đình bỏ phiếu bằng chân và định vị nơi có sự đánh đổi hiệu quả giữa cung cấp hàng hóa cơng cộng và các khoản thuế phải nộp, do đó các khu vực pháp lý sẽ nỗ lực thu hút nhiều hộ gia đình hơn về địa phương mình bằng việc đánh thuế khơng hiệu quả. Điều này dẫn đến ngun tắc tài khóa đối với chính quyền địa phương và tạo ra một sở thích mới của dân chúng là: sự di chuyển. Tiebout cho rằng: sự đe dọa về “ra đi” có thể dẫn đến sự gia tăng hiệu quả trong việc cung cấp hàng hóa cơng địa phương. Trong những điều kiện nhất định, cung cấp hàng hóa cơng sẽ hiệu quả ở cấp địa phương và một số lượng lớn cá nhân sẽ di chuyển sang các thành phố khác có cung cấp mức độ hàng hóa cơng tốt hơn. Mơ hình Tiebout (1956) mở rộng cho các đối tượng là các cơng ty, các quyết định về vị trí đầu tư của họ cũng được xây dựng theo cách tương tự như đối với cư dân di động. Mơ hình giả định rằng các công ty đang cung cấp vô hạn cho mỗi quốc gia và mỗi quốc gia cung cấp cho các cơng ty các hàng hóa cơng cộng ở đầu vào trong chức năng sản xuất của họ. Mỗi công ty bị đánh thuế theo nguyên tắc cận biên trong đó thuế biên phải bằng chi phí cận biên của việc cung cấp hàng hóa cơng cộng cho cơng ty (Wilson, 1986).

Oates (1972) mở rộng mơ hình Tiebout (1956) nhưng kết luận rằng việc sử dụng cạnh tranh thuế có thể dẫn đến việc cung cấp hàng hóa cơng khơng hiệu quả. Điều này xuất phát từ thực tế là trong nỗ lực thu hút các cơ quan đầu tư sẽ giữ mức thuế ở mức thấp. Thuế thấp này có thể dẫn đến các cơ quan chức năng cung cấp mức độ dịch vụ công không hiệu quả do hạn chế về ngân sách. Oates (1972) tiếp tục lập luận rằng nếu doanh nghiệp được cung cấp một mức thuế suất thấp sẽ khơng đem lại lợi ích xã hội. Bởi vì các khoản ưu đãi thuế lớn là do cạnh tranh thuế, gây hạn chế về quỹ công sẽ dẫn đến mức lương công chức thấp và chất lượng việc làm thấp, chính phủ cũng mất chi phí

40

vào nhà cửa và trụ sở cho việc thu thuế và cơ sở thuế giảm. Kết luận về tổn thất phúc lợi do thuế trong lý thuyết của Oates (1972) xuất phát từ thực tế là, khi tất cả các chính phủ giảm thuế suất để thu hút vốn di động quốc tế, không ai được hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh và do đó phân bổ nguồn lực kết quả sẽ không tối ưu (Wilson, 1999).

Tuy nhiên, mơ hình của Oates (1972) sau đó được White (1975), Fischel (1975) và Wellisch (2000) mở rộng cho việc lựa chọn vị trí đầu tư của các công ty, với kết luận tương tự ban đầu, đó là các cơng ty ưu tiên định vị ở nơi có mức thuế suất thấp hơn.

Từ lý thuyết cạnh tranh thuế như trên, có thể thấy trong nhiều năm qua, các nước đã sử dụng thuế như một công cụ để cạnh tranh thu hút đầu tư và thúc đẩy nền kinh tế nội địa. Một cách cạnh tranh được quan tâm đáng kể đó là sự ưu đãi về thuế. Miễn thuế tạm thời, giảm thuế suất, cho phép đầu tư và miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa vốn là những dạng thơng thường nhất của ưu đãi thuế. Thực tế việc sử dụng ưu đãi thuế ở các nước cho thấy:

- Ưu đãi thuế với hình thức nghèo nàn như là miễn thuế tạm thời và giảm thuế suất khơng hiệu quả trong việc khuyến khích đầu tư và có thể làm tổn thất số thu thuế của đất nước.

- Miễn thuế tạm thời khơng có lợi cho khuyến khích cả đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Những ưu đãi tập trung vào đầu tư vốn mới về máy móc và thiết bị có thể là cách làm đắt đỏ để thu hút vốn và những hình thức đầu tư mới.

- Việc kinh doanh chắc chắn phải được đảm bảo rằng chính sách thuế và quản lý thuế là đáng tin cậy và chính sách khơng thay đổi sau khi ưu đãi thuế được đưa ra.

- Những đặc điểm khác về phát triển kinh tế như cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật hợp lý và những cơ quan hành chính hoạt động tốt là quan trọng hơn so với ưu đãi thuế.

Xu hướng cạnh tranh thuế ngày nay phản ánh thực tế qua việc giảm thuế suất theo luật định, giảm tỷ lệ đánh thuế trên một đơn vị đầu tư nhưng cũng cho phép các quốc gia thu hút cơ sở thuế doanh nghiệp lớn (Lassen và Sørensen, 2002). Tuy nhiên, cuộc đua trong cạnh tranh thuế suất xuống đáy trong hiện đại đã mang lại những tổn thất trước mắt đó là làm giảm chi tiêu của Chính phủ và các khoản thu thuế xuống mức không hiệu quả (Rendon-Garza, 2006).

41

Bên cạnh đó, một hình thức cạnh tranh thuế mang tính tích cực hơn được các nước ngày càng quan tâm đó là giảm thiểu những chi phí về thủ tục hành chính thuế. Đây có thể là cách cạnh tranh thuế lành mạnh qua việc hiện đại hóa hệ thống thuế, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thời gian doanh nghiệp làm các thủ tục về thuế và các nghĩa vụ với ngân. Từ đó thứ hạng cạnh tranh về thuế của quốc gia sẽ được cải thiện, uy tín của Chính phủ được nâng cao, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều được lợi với cách cạnh tranh này. Vì vậy, đây là hình thức cạnh tranh cần được khuyến khích (WorldBank, 2005).

Một phần của tài liệu Luận án THUẾ và đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI tại các QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)