Bảng 5 .1 Tóm tắt 15 hành động của Dự án BEPS do OECD đề xuất
2.5 Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, sau khi lược khảo các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuế và FDI tại các quốc gia đang phát triển, tác giả nhận định khoảng trống nghiên cứu (research gap) cho luận án như sau:
✓ Các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích một chiều tác động của thuế TNDN đến FDI, hoặc ảnh hưởng của FDI đến thuế TNDN trong cùng một mẫu nghiên cứu và thời gian nghiên cứu. Theo lược khảo của tác giả, trong giai đoạn đầu thu hút FDI mạnh mẽ (trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008) các tác giả phần lớn chỉ tập trung đánh giá tác động một chiều của thuế TNDN đến FDI. Giai đoạn sau khi q trình thu hút FDI bảo hịa (từ năm 2000 đến nay) bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến xói mịn thuế TNDN. Do đó, tác giả nhận thấy trong cùng một mẫu nghiên cứu, các tác giả chưa làm rõ mối quan hệ hai chiều giữa thuế và FDI bởi vì việc phân tích đồng thời mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng một mẫu nghiên cứu và trong cùng một giai đoạn, sẽ cho kết quả và nhận định ý nghĩa hơn về mối quan hệ này.
✓ Các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI chỉ tập trung sử dụng biến thuế suất thuế TNDN (mặc dù một số tác giả phân tích cụ thể các loại thuế suất khác nhau như thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả…), hoặc chỉ sử dụng biến tỷ trọng số thu thuế TNDN trên GDP. Do vậy, kết quả nghiên cứu chưa phản ảnh hết tính tổng quát về tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI một cách rõ ràng.
73
Trong khi đó, hàm ý chính sách thuế là bao gồm nhiều yếu tố cấu thành của loại thuế đó, nên việc đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI nên sử dụng đồng thời các biến đại diện về thuế gồm: suất thuế TNDN (gồm thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả), và tỷ trọng số thu thuế TNDN để kết quả đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI mang tính tổng quát, từ đó các hàm ý chính sách thuế TNDN đến sẽ đầy đủ và toàn diện hơn.
✓ Về chính sách thuế TNDN thu hút FDI theo chủ trương cuộc đua “cạnh tranh về đáy” của thuế suất luật định tại các nước, theo lược khảo của tác giả, có nhiều ý kiến khơng ủng hộ giảm thuế suất thuế TNDN về đáy như Azémar & Delios (2008), Bénassy- Quéré & ctg (2003)... Tuy nhiên, các tác giả lại không chứng minh bằng thực nghiêm, cũng như rất ít đề cập đến mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển (đặc biệt giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế) do chủ trương cuộc đua “cạnh tranh về đáy” của thuế suất luật định tại các nước. Do đó, rất cần thiết để xem xét đến việc phát hiện giá trị của điểm ngưỡng (điểm chuyển) của thuế suất luật định đến FDI vì ý nghĩa thực tiễn về hàm ý chính sách thuế TNDN trong thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển. Để giải quyết khoảng trống nghiên cứu này, luận án đánh giá tác động của thuế suất TNDN luật định đến FDI, đồng thời luận án xem xét đến giá trị của điểm ngưỡng (điểm chuyển) của thuế suất thuế TNDN nhằm có kết luận về nhận định: không ủng hộ cuộc cạnh tranh về đáy của thuế suất thuế TNDN để thu hút FDI.
✓ Nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến xói mịn thuế TNDN, được khởi xướng từ nghiên cứu của tổ chức UNCTAD (2012), sau đó được các tác giả khác tiếp tục mở rộng nghiên cứu về dữ liệu và thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, theo lược khảo của tác giả, vấn đề xói mịn thuế TNDN của các nghiên cứu chưa đặt trong mối quan hệ giữa thuế và FDI mà chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng một chiều về phân tích vai trị FDI từ các thiên đường thuế đến xói mịn cơ sở thuế TNDN (BEPS). Theo nhận định của tác giả, cần đánh giá ảnh hưởng của FDI đến xói mịn thuế TNDN trong mối quan hệ quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển. Như vậy, luận án giải quyết khoảng trống nghiên cứu này qua việc tiếp tục xác định mức độ ảnh hưởng của FDI đến xói mịn thuế TNDN, đồng thời xác định số thuế TNDN tổn thất do FDI gây ra, điều này góp phần gợi ý cho các quốc gia đang phát triển trong việc hạn chế thất thu thuế TNDN trong quá trinh thu hút FDI.
74
nghiệm về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và FDI được quan tâm trong thời gian gần đây, dù số lượng nghiên cứu còn hạn chế. Aslam (2015) đã khám phá mối quan hệ đồng liên kết giữa số thu thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Sri Lanka từ năm 1990 đến năm 2013. Kết quả cho thấy cả hai biến thuế và FDI đều bao hàm mối quan hệ lâu dài giữa chúng. Bayar & ctg (2018) phân tích mối quan hệ giữa dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, tăng trưởng kinh tế và tổng thu thuế ở 33 quốc gia OECD trong giai đoạn 1995-2014 bằng cách sử dụng thử nghiệm đồng liên kết của dữ liệu bảng Westerlund Durbin-Hausmann (2008) và quan hệ nhân quả của Dumitrescu & Hurlin (2012). Kết quả cho thấy mối quan hệ gắn kết giữa dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, tăng trưởng kinh tế và tổng thu thuế. Wong & ctg (2019) xem xét mối quan hệ dài hạn giữa chính sách kinh tế vĩ mơ, tỷ giá hối đối và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia ASEAN+4 được chọn từ năm 1995 đến năm 2015. Phân tích dựa trên thử nghiệm gốc đơn vị bảng, và kiểm tra đồng liên kết cho dữ liệu bảng. Kết quả chứng minh rằng mối quan hệ nhân quả dài hạn giữa số thu thuế, biến động tỷ giá hối đối và FDI là tích cực và có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các nghiên cứu này nhìn chung đã chứng minh mối quan hệ dài hạn giữa thuế và FDI, và mối quan hệ nhân quả hai chiều của thuế và FDI. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã sử dụng biến tổng số thu thuế đại diện cho chính sách thuế, và phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khám phá mối quan hệ đồng liên kết giữa số thu thuế và đầu tư trực tiếp nước ngồi. Vì vậy, để giải quyết khoảng trống nghiên cứu này, luận án tập trung phân tích mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2019.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như vậy Chương 2 đã tổng hợp một cách có hệ thống tổng quan lý thuyết về thuế TNDN, FDI cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thuế và FDI, gồm các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI, và ảnh hưởng của FDI đến sự xói mịn cơ sở thuế TNDN. Từ đó, tác giả đã xác định khoảng trống nghiên cứu về sự cần thiết phân tích đồng thời mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng một mẫu nghiên cứu, và việc sử dụng các biến về thuế TNDN trong mơ hình nghiên cứu. Vì vậy, nội dung chương 2 là nền tảng quan trọng để tác giả thực hiện các nội dung tiếp theo khi xây dựng giả thuyết
75
nghiên cứu, lựa chọn các biến trong mơ hình nghiên cứu, cũng như thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách... trong các chương tiếp theo của luận án.
76
CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3
Để có thể phân tích một cách tổng hợp và đầy đủ tác động của thuế TNDN đến FDI, luận án sử dụng kết hợp các biến đại diện về thuế TNDN gồm: thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả, và tỷ lệ số thu thuế TNDN trên GDP để xây dựng mơ hình thực nghiệm. Mơ hình đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Mooij & Ederveen (2008), Djankov &ctg (2010), và Sato (2012), luận án sử dụng kết hợp các biến đại diện về thuế TNDN gồm: thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả, và tỷ lệ số thu thuế TNDN trên GDP để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. Sau đó, luận án tiếp tục tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của FDI từ các thiên đường thuế đến thuế TNDN của các quốc gia đang phát triển, sau khi chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thuế TNDN và FDI bằng phương pháp định lượng. Mơ hình dùng cho ước lượng ảnh hưởng của FDI từ các thiên đường thuế đến thuế TNDN được mở rộng từ nghiên cứu của Bolwijn & ctg (2018) và Cobham & Janský (2019).