So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 62 - 98)

Biến độc lập Nghiên cứu

của tác giả Quốc tế Việt Nam Mơ hình ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Tỷ số khả năng thanh toán – – + Tỷ số khả năng hoạt động – +

Tỷ số khả năng sinh lời + + + Tỷ số địn bẩy tài chính K +/K – Tỷ số tăng trưởng + + K Tỷ số dòng tiền từ hoạt động – –

Ghi chú: K - khơng có ý nghĩa thống kê, (+) có quan hệ thuận chiều, (–) có quan hệ nghịch chiều. Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Từ phân tích thực nghiệm về ảnh hưởng các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2008-2016 cho thấy:

Các tỷ số tài chính của cơng ty như khả năng thanh tốn hiện hành (LIQ_C), vòng quay tổng tài sản (TAU), dòng tiền từ hoạt động (CFO) có tác động ngược chiều tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận (DA). Trong khi, khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), và tốc độ tăng trưởng tài sản (AG) có tác động thuận chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận (DA) của công ty. Riêng mối quan hệ giữa tỷ số địn bẩy tài chính và hành vi điều chỉnh lợi nhuận (DA) của cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của tác giả trong nghiên cứu này phù hợp một số các nghiên cứu trước đây trên Quốc tế và Việt Nam. Cụ thể:

+ Khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành LIQ_C) có tác động ngược chiều tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sadeghi và Zareie (2015) vì có phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian tương đương nhau, trong khi nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Thương (2015) có kết quả tác động

thuận chiều là do Đào Thị Ngọc Thương chỉ nghiên cứu trên 100 mẫu quan sát trong 1 năm duy nhất là 2013.

+ Khả năng hoạt động (vịng quay tổng tài sản TAU) có tác động ngược chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, khác biệt với giả thuyết ban đầu của tác giả và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Sadeghi và Zareie (2015). Nguyên nhân có thể là do sự khác biệt phạm vi nghiên cứu về mặt không gian giữa Việt Nam và Tehran.

+ Khả năng sinh lời (khả năng sinh lời trên tài sản ROA) có tác động thuận chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, đồng thuận với kết quả của các nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngoài.

+ Tỷ số tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng tài sản AG) có tác động thuận chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pranesh Debnath (2017) và giả thuyết nghiên cứu ban đầu của tác giả.

+ Dòng tiền từ hoạt động (CFO) có tác động ngược chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jang và các cộng sự (2017) và giả thuyết nghiên cứu ban đầu của tác giả.

+ Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam khơng có ý nghĩa thống kê, khác biệt với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nga (2016) và giả thuyết nghiên cứu ban đầu của tác giả. Ngun nhân có thể là vì sự khác nhau về phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian đã làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan và hồi quy mơ hình ảnh hưởng của các tỷ số tài chính tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam giai đoạn 2008-2016 theo mô hình tác động cố định (FEM) bằng phần mềm STATA 14 để xác định ảnh hưởng của các tỷ số tài chính tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Kết quả đã chứng minh được giả thuyết về ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm

yết tại Việt Nam. Nếu các công ty có khả năng sinh lời trên tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản và tuổi cơng ty tăng thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của cơng ty tăng lên. Trong khi đó, nếu các cơng ty khả năng thanh tốn hiện hành, vịng quay tổng tài sản, dòng tiền từ hoạt động và quy mơ cơng ty giảm thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam tăng lên. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Với kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh toán hiện hành (LIQ_C), khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), vòng quay tổng tài sản (TAU), tốc độ tăng trưởng tài sản (AG), dòng tiền từ hoạt động (CFO), quy mô công ty (SIZE) và tuổi cơng ty (AGE) có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận (DA) của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Với mục tiêu nghiên cứu là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính của 320 cơng ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ các lý thuyết nền tảng, động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận, mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận Modified Jones (1995) của Dechow và cộng sự, mơ hình nghiên cứu được đề xuất có 8 nhân tố với 8 giả thuyết. Trong đó các biến độc lập bao gồm: khả năng thanh toán hiện hành (LIQ_C), khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), vòng quay tổng tài sản (TAU), tỷ số nợ dài hạn (LDTA), tốc độ tăng trưởng tài sản (AG), dòng tiền từ hoạt động (CFO) và hai biến kiểm soát gồm quy mô công ty (SIZE), tuổi công ty (AGE). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 7 biến có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận với 3 biến tác động thuận chiều là khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), tốc độ tăng trưởng tài sản (AG), tuổi công ty (AGE) và 4 biến tác động ngược chiều là khả năng thanh tốn hiện hành (LIQ_C), vịng quay tổng tài sản (TAU), dòng tiền từ hoạt động (CFO) và quy mô công ty (SIZE). Riêng biến tỷ số nợ dài hạn (LDTA) không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Như vậy, thông qua kiểm định có thể khẳng định ảnh hưởng của các tỷ số tài chính gồm khả năng thanh tốn hiện hành (LIQ_C), khả năng sinh lời trên tài sản (ROA), vòng quay tổng tài sản (TAU), tốc độ tăng trưởng tài sản (AG) và dòng tiền

từ hoạt động (CFO) đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát đến biến phụ thuộc (DA) theo mức độ giảm dần như sau:

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Xếp hạng

Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) 1.08574 1

Dòng tiền từ hoạt động (CFO) 0.98140 2

Tốc độ tăng trưởng tài sản (AG) 0.03123 3

Vòng quay tổng tài sản (TAU) 0.02677 4

Quy mô công ty (SIZE) 0.01144 5

Tuổi công ty (AGE) 0.00099 6

Khả năng thanh toán hiện hành (LIQ_C) 0.00063 7

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với nghề nghiệp kiểm toán

Nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận là một trong các nhân tố quan trọng giúp đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp kiểm tốn viên đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch do hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện thủ tục phân tích cơ bản là một bước quan trọng giúp cho KTV phát hiện các gian lận sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thơng qua việc phân tích các thơng tin tài chính và thơng tin phi tài chính.

+ Đối với tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (LIQ_C): theo kết quả nghiên cứu, các cơng ty có khả năng thanh tốn hiện hành giảm thì hành vi điều chỉnh lợi

nhuận của cơng ty tăng lên. Do đó, các kiểm tốn viên cần lưu ý các cơng ty có tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (LIQ_C) giảm bất thường. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cơng ty có khả năng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các khoản mục có liên quan đến tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn nhằm cải thiện tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, cho người sử dụng báo cáo tài chính có cái nhìn tốt đẹp hơn về tính hình tài chính, khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của cơng ty.

+ Đối với tỷ số khả năng sinh lời trên tài sản (ROA): theo kết quả nghiên cứu, các cơng ty có khả năng sinh lời trên tài sản tăng thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của cơng ty tăng lên. Do đó, các kiểm tốn viên cần lưu ý các cơng ty có tỷ số khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) tăng bất thường. Đây chính là dấu hiệu cho thấy có khả năng cơng ty đã thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các khoản mục có liên quan đến việc tính tốn lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản nhằm làm cho người sử dụng báo cáo tài chính tin rằng cơng ty đang có hiệu quả hoạt động rất tốt.

+ Đối với tỷ số vòng quay tổng tài sản (TAU): theo kết quả nghiên cứu, các cơng ty có vịng quay tổng tài sản giảm thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của cơng ty tăng lên. Do đó, các kiểm tốn viên cần lưu ý các cơng ty có tỷ số vịng tổng tài sản (TAU) giảm bất thường. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cơng ty có khả năng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các khoản mục có liên quan đến doanh thu thuần và tổng tài sản nhằm làm cho người sử dụng báo cáo tài chính tin rằng việc đầu tư vào tài sản đã mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty.

+ Đối với tỷ số tốc độ tăng trưởng tài sản (AG): theo kết quả nghiên cứu, các cơng ty có tốc độ tăng trưởng tài sản tăng thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của cơng ty tăng lên. Do đó, các kiểm toán viên cần lưu ý các cơng ty có tỷ số tốc độ tăng trưởng tài sản (AG) tăng bất thường. Đây chính là dấu hiệu cho thấy có khả năng cơng ty đã thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các khoản mục có liên quan đến tổng tài sản nhằm làm cho người sử dụng báo cáo tài chính tin rằng cơng ty đang làm ăn tốt.

+ Đối với tỷ số dòng tiền từ hoạt động (CFO): theo kết quả nghiên cứu, các cơng ty có dịng tiền từ hoạt động giảm thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận của cơng ty

tăng lên. Do đó, các kiểm tốn viên cần lưu ý các cơng ty có dịng tiền từ hoạt động giảm bất thường. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cơng ty có khả năng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các khoản mục có liên quan đến lợi nhuận, thuế, lãi vay, khấu hao nhằm làm cho người sử dụng báo cáo tài chính có hiểu biết sai lệch về khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh chính của cơng ty.

Bên cạnh các tỷ số tài chính, KTV cũng nên lưu ý đến quy mơ công ty và tuổi công ty. Theo kết quả nghiên cứu, các cơng ty có quy mơ càng nhỏ và thời gian hoạt động càng lâu thì càng có xu hướng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

5.2.2. Đối với người sử dụng báo cáo tài chính

Kết quả nghiên cứu còn giúp người sử dụng báo cáo tài chính trong việc ra quyết định phù hợp. Một số lưu ý đối với những người sử dụng báo cáo tài chính như là:

+ Đối với nhà đầu tư: thơng tin trình bày trong báo cáo tài chính là một trong những cơ sở rất quan trọng với nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. Thông tin trên báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý sẽ là căn cứ tính tốn các tỷ số tài chính chính xác, giúp nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính hiện tại của cơng ty và tiềm năng phát triển trong tương lai. Các nhà đầu tư cần xem xét, tính tốn các tỷ số tài chính như khả năng thanh tốn hiện hành, khả năng sinh lời trên tài sản, vòng quay tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản và dòng tiền từ hoạt động và phân tích kỹ sự biến động của các tỷ số này qua các năm để phát hiện các biến động bất thường, từ đó nhận diện khả năng các công ty đã thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

+ Đối với cơ quan quản lý: cần chú ý tới các cơng ty có sự biến động bất thường đối với các tỷ số tài chính như khả năng thanh tốn hiện hành, khả năng sinh lời trên tài sản, vòng quay tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản và dòng tiền từ hoạt động nhằm đảm bảo báo cáo tài chính của các cơng ty được trình bày trung thực và hợp lý, để tăng cường giám sát, giúp thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và bền vững.

5.3. Hạn chế của đề tài

Luận văn tập trung phân tích các tỷ số tài chính ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2008-2016 mà bỏ qua các thơng tin phi tài chính như phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, chính sách kế tốn… cũng được cơng bố trong báo cáo tài chính của các cơng ty mà kiểm tốn viên cần sử dụng trong quá trình kiểm tốn.

Luận văn phân tích tổng qt tất cả 320 cơng ty nghiên cứu từ năm 2008 đến 2016 mà chưa đi vào phân tích tác động của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các cơng ty theo từng nhóm ngành hoạt động, từng năm, từng giai đoạn để tìm điểm khác biệt về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty theo từng nhóm ngành và từng năm.

Mẫu nghiên cứu được chọn là các công ty niêm yết có báo cáo tài chính được cơng bố hàng năm từ năm 2008 đến năm 2016 nên các công ty hủy niêm yết trước năm 2016 hoặc bắt đầu niêm yết sau năm 2008 chưa được nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Về phương pháp phân tích, tác giả khơng thực hiện kiểm định hiện tượng nội sinh trong mơ hình và chỉ khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi bằng tham số Robust.

5.4. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ những hạn chế của đề tài, một số hướng nghiên cứu trong tương lai là: + Nghiên cứu ảnh hưởng của các thơng tin phi tài chính trong báo cáo tài chính được cơng bố của các cơng ty niêm yết như phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, chính sách kế tốn… đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty.

+ Nghiên cứu sự khác biệt trong hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các cơng ty thuộc các nhóm ngành kinh doanh khác nhau, qua các năm khác nhau.

+ Thực hiện kiểm định hiện hượng nội sinh trong mơ hình để khám phá và giải quyết các hiện tượng nội sinh có thể xảy ra.

+ Ngồi tham số Robust, sử dụng các phương pháp khác để khắc phục hiện tương phương sai thay đổi hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chuẩn mực kế toán số 29.

2. Đào Thị Ngọc Thương, 2015. Mối quan hệ quản trị công ty với hành vi điều

chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ

Chí Minh.

3. Đinh Phi Hổ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Đại học Kinh tế - Luật,

Tp.Hồ Chí Minh.

4. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS.

5. Huỳnh Thị Vân, 2012. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty

cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Doctoral dissertation).

6. Lê Thị Nga, 2016. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của

các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đắc Tấn, 2016. Ảnh hưởng đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 62 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)