Vai trò của chứng thực của Ủy ban nhân xã

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng thực tại UBND xã Đắk Nên, huyện Kon Plông thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 .MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC

2.1.5. Vai trò của chứng thực của Ủy ban nhân xã

- Bảo đảm cho cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền được pháp luật quy định:

Hiến pháp của tất cả các quốc gia, trong đó có Hiến pháp của Việt Nam cũng đều ghi nhận những quyền cơ bản đó của con người, đó là: quyền có nơi ở hợp pháp; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền tham gia quản lý nhà nước; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp; quyền thừa kế; quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; quyền làm việc; quyền kết hôn, ly hôn; quyền học tập, quyền được nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên, để thực hiện được những quyền này, con người cần thực hiện các thủ tục nhất định. Pháp luật chứng thực chính là phương tiện để con người thực hiện các quyền này hoặc tạo ra phương tiện để con người thực hiện các thủ tục này. Chứng thực của UBND xã bảo đảm cho cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền được pháp luật quy định, thể hiện:

- Chứng thực của UBND xã cung cấp dịch vụ trực tiếp để các chủ thể thực hiện quyền được pháp luật quy định qua việc chứng thực hợp đồng, giao dịch. Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch, người thực hiện chứng thực đã khiến cho hợp đồng, giao dịch đó trở nên có hiệu lực pháp luật được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, sau khi hợp đồng, giao dịch được chứng thực hợp lệ, các chủ thể phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng, giao dịch đó.

- Hoạt động chứng thực của UBND xã cung cấp dịch vụ gián tiếp để các chủ thể thực hiện quyền của mình: đó là các hoạt động chứng thực bản sao, chữ ký, chứng thực hợp đồng/giấy ủy quyền... Thông qua kết quả của hoạt động chứng thực là bản sao có chứng thực, văn bản có chữ ký được chứng thực hoặc hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền... các chủ thể có thể tiếp tục tiến hành thực hiện các thủ tục hành chính tiếp theo để thực hiện quyền của mình như: xin học, xin việc, chuyển giao quyền sở hữu tài sản...

Chứng thực của UBND xã đã đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức trong các quan hệ, giao dịch; đảm bảo được sự công bằng trật tự trong xã hội.

Góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương:

Văn bản được chứng thực có giá trị pháp lý, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại… bởi khi cá nhân,

19

tổ chức xuất trình văn bản chứng thực thì các cá nhân, tổ chức khác khơng có quyền được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc phủ nhận tính xác thực của văn bản: Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản; Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch [18, Điều 3]. Đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại…Đồng thời, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia các giao dịch, hợp đồng, các thủ tục hành chính 21 theo đúng quy định của pháp luật qua đó thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của đất nước phát triển, tăng cường hội nhập quốc tế.

Góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ:

Theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, xét về mục đích chung, thì thơng qua hoạt động chứng thực, Nhà nước cung cấp dịch vụ công nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch, tạo lập giá trị pháp lý cho các giấy tờ, văn bản được chứng thực phục vụ nhu cầu sử dụng, tạo sự tin tưởng vững chắc cho các tổ chức, cá nhân khi sử dụng và thực hiện thủ tục hành chính nói chung. Qua đó, giúp cho người thực hiện giao dịch của mình được thuận lợi hơn. Thực tế cũng cho thấy, việc sử dụng bản sao có chứng thực một cách hợp lý đã góp phần giảm chi phí đi lại, giảm rủi ro thất lạc bản chính giấy tờ, văn bản của người dân, giảmnhững thủ tục có liên quan đến các loại giấy tờ cần thiết.

Có thể nói, hoạt động chứng thực chứng thực nói chung, chứng thực của UBND xã nói riêng khơng chỉ mang tính chất dịch vụ cơng, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân, mà cịn góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại.

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng thực tại UBND xã Đắk Nên, huyện Kon Plông thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)